Các tin tức tại MEDlatec
Mách bạn cách phân biệt triệu chứng dị ứng và cảm lạnh
- 19/04/2021 | Các triệu chứng cho thấy bạn bị dị ứng thức ăn và cách xử lý
- 30/03/2021 | Chuyên gia giải đáp: Bà bầu bị viêm mũi dị ứng có sao không?
- 19/04/2021 | Dị ứng với mỹ phẩm - những điều bạn cần biết và cách xử trí
- 06/04/2021 | Hướng dẫn mẹ cách xử lý khi trẻ bị dị ứng thời tiết
1. Tìm hiểu nguyên nhân gây dị ứng và nguyên nhân gây cảm lạnh
1.1. Nguyên nhân gây dị ứng
Dị ứng là một bệnh lý khá thường gặp. Nó có liên quan đến hệ thống miễn dịch của cơ thể. Bệnh xảy ra khi chúng ta tiếp xúc với những tác nhân gây dị ứng từ bên ngoài. Lúc này chúng ta sẽ có những phản xạ nhất định để bảo vệ cơ thể trước sự xâm hại của các tác nhân gây dị ứng.
Bất cứ ai cũng có thể gặp phải tình trạng dị ứng, đặc biệt là trẻ em vì hệ miễn dịch của trẻ chưa phát triển toàn diện nên rất dễ bị những tác nhân từ bên ngoài xâm nhập và tấn công.
Cảm lạnh có thể khiến người bệnh bị sốt
Những tác nhân gây dị ứng có thể tấn công cơ thể chúng ta bằng nhiều cách khác nhau, nhiều con đường khác nhau, có thể kể đến đường hô hấp, dị ứng do tiếp xúc qua da, dị ứng qua đường ăn uống, đường tiêm, bị côn trùng cắn,… Dưới đây là một số tác nhân gây dị ứng thường gặp:
Dị ứng với các loại phấn hoa, các loại cây, cỏ dại: Trên thực tế, rất nhiều người bị dị ứng bởi phấn hoa. Khi tiếp xúc với phấn hoa, hệ miễn dịch của người bệnh xem đây là một tác nhân lạ, có thể gây hại cho cơ thể và từ đó gây ra phản ứng. Nguyên nhân là do trong thành phần của phấn hoa có chứa nhiều chất dễ gây kích thích phản ứng miễn dịch, chẳng hạn như protein, pentose, cellulose, phosphore,….
Nhiều trường hợp bị dị ứng với phấn hoa
Dị ứng với ẩm mốc trong nhà và nấm mốc ngoài trời: Trong nấm mốc, thành phần chính có nguy cơ gây dị ứng là bào tử nấm mốc. Khi chúng xâm nhập vào cơ thể thì có thể gây ra những phản ứng dị ứng. Như chúng ta đã biết, nấm mốc có thể phát triển quanh năm và vì thế bất cứ khi nào, người bệnh cũng có thể gặp phải tình trạng dị ứng nếu tiếp xúc với bào tử nấm mốc.
Bụi nhà: Rất nhiều trường hợp bị dị ứng với bụi hay mạt bọ nhà có trong đệm, chăn ga, gối và một số đồ dùng bằng vải ở trong nhà.
Lông của các loại động vật hoặc da chết của chúng: Một số bệnh nhân gặp phải tình trạng dị ứng khi tiếp xúc với lông hay da chết của chó, mèo, thỏ hay ngựa,…
Người bệnh hắt hơi khi bị dị ứng
Dị ứng với một số loại thức ăn và thuốc: Đây cũng là một loại dị ứng khá phổ biến. Chẳng hạn, tôm, cua hay ốc đều là những loại thực phẩm rất ngon, nhưng nhiều người lại bị dị ứng với những loại thức ăn này. Bên cạnh đó, một số thành phần trong thuốc cũng có thể khiến người bệnh gặp phải tình trạng lưu ý. Đây là vấn đề bạn cần theo dõi và lưu ý với bác sĩ khi sử dụng thuốc trong quá trình điều trị bệnh.
Dị ứng với nọc độc từ vết đốt côn trùng: Những trường hợp này nên thận trọng và có phương pháp bảo vệ cơ thể, che chắn da khi đến những vùng có nhiều côn trùng.
Bên cạnh những nguyên nhân đã kể đến phía trên, dị ứng còn có tính di truyền. Nghĩa là nếu cha mẹ bị dị ứng với một tác nhân nào đó thì con cũng sẽ có khả năng bị dị ứng tương tự.
1.2. Những nguyên nhân gây ra cảm lạnh
Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh cảm lạnh là do cơ thể bị virus tấn công. Cảm lạnh có thể lây truyền từ người này sang người kia vì thế nó được xếp vào nhóm những bệnh truyền nhiễm.
Ở thời điểm giao mùa, cơ thể chúng ta chưa kịp thời thích nghi với sự thay đổi nhiệt độ, thêm vào đó đây lại là thời điểm virus phát triển mạnh. Chính vì thế, hễ miễn dịch rất dễ bị virus tấn công.
2. Hướng dẫn phân biệt triệu chứng dị ứng và cảm lạnh
2.1. Phân biệt triệu chứng dị ứng và cảm lạnh
Dị ứng và cảm lạnh là hai bệnh khác nhau nhưng lại có một số triệu chứng khá giống nhau khiến người bệnh dễ dàng nhầm lẫn. Để phân biệt triệu chứng của hai căn bệnh phổ biến này, bạn nên lưu ý những điều sau:
Một số triệu chứng như chảy nước mũi, hắt hơi và nghẹt mũi,… thường xảy ra ở cả dị ứng và cảm lạnh. Nhưng điều khác biệt là những trường hợp bị dị ứng, bệnh nhân có thể xuất hiện cả tình trạng ngứa mũi. Tình trạng này có thể dễ dàng nhận biết hoặc bị lặp lại nhiều lần khi người bệnh tiếp xúc với những tác nhân gây dị ứng như lông chó mèo, phấn hoa hay bụi bẩn trong nhà,…
Mặc ấm để phòng ngừa cảm lạnh
Để phân biệt triệu chứng dị ứng và cảm lạnh, bạn cần lưu ý: Những triệu chứng của bệnh cảm lạnh thường chỉ xảy ra khi thay đổi thời tiết, giao mùa. Tuy nhiên, những biểu hiện của dị ứng thì lại có thể xảy ra quanh năm và có thể kéo dài nếu không loại bỏ những tác nhân gây dị ứng.
Hơn nữa, ở những trường hợp dị ứng cũng có thể xảy ra tình trạng mệt mỏi, thiếu tập trung, thiếu ngủ. Phần lớn những bệnh nhân bị dị ứng không bị sốt và ít khi bị ho, trừ các trường hợp bệnh nhân đã mắc hen suyễn lại kèm theo tình trạng dị ứng.
2.2. Phòng ngừa cảm lạnh và dị ứng như thế nào?
Để phòng ngừa cảm lạnh, bạn cần: Uống đủ nước, ăn đủ dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, nếu cổ họng có hiện tượng bị kích thích thì cần nhanh chóng làm dịu, khi ra đường vào những ngày lạnh cần giữ ấm cho cơ thể, nên ăn những đồ ăn nóng như cháo hoặc uống trà ấm khi vừa đi ngoài trời lạnh, tăng cường tập thể dục để cải thiện sức khỏe,…
Để phòng ngừa dị ứng: Cần tìm ra nguyên nhân gây dị ứng và đồng thời hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng. Nên giữ gìn vệ sinh nhà cửa, tránh nuôi động vật trong nhà, đeo khẩu trang khi ra ngoài để tránh khói bụi và nên đóng kín cửa phòng trong những ngày thời tiết nhiều gió,…
Hãy gọi đến bệnh viện Đa khoa MEDLATEC theo số 1900 56 56 56 để được các bác sĩ hướng dẫn chi tiết hơn.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!