Các tin tức tại MEDlatec
Máy chụp CT 16 lát cắt được ứng dụng trong chẩn đoán bệnh lý gì?
- 25/07/2020 | Chụp CT não có thể giúp chẩn đoán các bệnh lý nào?
- 25/07/2020 | Chụp CT là gì và quy trình chụp diễn ra trong bao nhiêu lâu?
- 25/07/2020 | Chụp CT bao nhiêu tiền và địa điểm chụp uy tín, an toàn
1. Máy chụp CT 16 lát cắt là gì?
Chúng ta thường quen thuộc với kỹ thuật chụp X-quang trong chẩn đoán nhiều bệnh lý, đặc biệt là hệ xương khớp. Tuy nhiên chụp X-quang truyền thống có nhiều mặt hạn chế, đặc biệt là hình ảnh chụp không rõ nét, dễ bị chồng chéo và thường bỏ sót các tổn thương.
Kỹ thuật chụp CT ra đời đã khắc phục được phần lớn nhược điểm của chụp X-quang truyền thống, đem đến một công cụ giá trị trong y học. Hiểu đơn giản, CT là kỹ thuật chụp ảnh cắt lớp cùng sự kết hợp xử lý máy vi tính để cho hình ảnh chụp sắc nét, chi tiết.
Máy chụp CT đầu tiên là máy chụp CT 1 lát cắt, cần đến vài giờ đồng hồ để có thể chụp được 1 bộ phận hoặc cơ quan. Nhưng hiện nay, máy chụp CT nói riêng và kỹ thuật chụp CT nói chung không ngừng được cải tiến, tăng chất lượng ảnh chụp và ý nghĩa cao trong khám chữa bệnh.
Thực tế máy chụp cắt lớp có rất nhiều loại với các nhà sản xuất khác nhau, từ loại 1 lát cắt cũ (hiện không còn được sử dụng nữa) đến đa lát cắt như: 2 lát cắt, 4 lát cắt, 8 lát cắt, 16 lát cắt,... và cao nhất là 512 lát cắt. Máy chụp CT càng nhiều lát cắt thì số đầu dò phát tia X càng nhiều, có khả năng chụp nhiều ảnh ở nhiều góc khác nhau trong cùng một đơn vị thời gian.
Máy chụp CT càng nhiều lát cắt càng hiện đại
Máy chụp CT càng nhiều lát cắt thì độ dày lát cắt càng mỏng, số ảnh chụp thu được trên cùng một cơ quan càng nhiều, khả năng phát hiện tổn thương bệnh lý càng cao. Cả trong trường hợp cần dựng hình 3D để chẩn đoán bệnh hoặc hướng dẫn phẫu thuật, chụp CT nhiều lát cắt cũng cho hình 3D chi tiết hơn.
Như vậy, máy chụp CT 16 lát cắt có thể hiểu là máy chụp cắt lớp điện toán gồm 16 đầu dò phát tia X, thu được nhiều hình ảnh giải phẫu của bệnh nhân trong một vài giây chụp. Ở Việt Nam, máy chụp CT 16 đầu dò khá phổ biến, được dùng trong khám và chẩn đoán nhiều bệnh lý, cụ thể được trình bày sau đây.
2. Ứng dụng của máy chụp CT 16 lát cắt
Máy chụp CT 16 lát cắt có thể chụp các cơ quan và chẩn đoán bệnh lý liên quan gồm:
2.1. Chụp CT sọ não
Ảnh chụp CT 16 lát cắt cho phép phát hiện:
- Chấn thương đầu mặt, sọ não hoặc đa chấn thương.
- Tai biến mạch máu não.
- Bệnh thần kinh: chóng mặt, co giật, động kinh, đau nửa đầu.
- Bệnh lý khác: viêm màng não, áp xe, sa sút trí tuệ.
2.2. Chụp CT đầu mặt cổ
Ảnh chụp CT 16 lát cắt cho phép chẩn đoán:
- Chấn thương vùng đầu mặt cổ.
- U hoặc ổ viêm, áp xe vùng cổ, mặt, đầu.
- Dị vật đường hô hấp hoặc đường ăn.
- Bệnh lý xoang và hốc mũi.
Chấn thương cột sống thường được chẩn đoán hình ảnh bằng CT
2.3. Chụp CT cột sống
Chụp cắt lớp 16 dãy cột sống ứng dụng trong khám chẩn đoán:
- Chấn thương cột sống.
- Gù, vẹo cột sống hoặc dị tật bẩm sinh khác.
- U xương (lành tính hoặc ác tính).
2.4. Chụp CT phổi và lồng ngực
Được ứng dụng trong khám và chẩn đoán các bệnh lý:
- Bệnh lý phổi: viêm màng phổi, viêm phổi, lao phổi, u màng phổi, tràn khí màng phổi,...
- Bệnh lý mạch máu: dị tật mạch máu bẩm sinh, phình, thuyên tắc động mạch phổi.
- Bệnh lý phế quản: Viêm tiểu phế quản cấp, giãn phế quản.
- Chẩn đoán và đánh giá u phổi, đặc biệt là ung thư.
2.5. Chụp CT xương khớp
Chẩn đoán chấn thương xương, dị tật bẩm sinh xương hoặc các bệnh lý liên quan như: u xương, lao xương, di căn xương,...
2.6. Chụp CT bụng
Máy chụp CT 16 lát cắt có thể phát hiện và chẩn đoán nhiều bệnh lý nội tạng vùng bung - chậu như:
- Bệnh gan mật: xơ, viêm gan, u gan lành và ác tính, nhiễm ký sinh trùng,...
- Bệnh thận và tiết niệu: u, nhiễm trùng, sỏi thận, chấn thương thận.
- Khối u, chấn thương, viêm tụy, lách, thượng thận.
- Bất thường đường tiêu hóa: xoắn ruột, tắc, viêm ruột thừa, u đại tràng, lao,...
Nhìn chung, máy chụp CT 16 lát cắt được ứng dụng khá phổ biến trong khảo sát lâm sàng không phân biệt, không yêu cầu hình ảnh đặc biệt rõ nét và các lát cắt mỏng để sàng lọc tổn thương nhỏ.
Đời máy chụp CT càng cao, hình ảnh càng chi tiết và rõ nét
3. Hướng dẫn bảo vệ sức khỏe khi chụp CT
Nhìn chung chụp CT khá an toàn vì lượng tia X sử dụng được duy trì ở mức tối thiểu với các máy chụp đời mới. Chỉ khi chụp nhiều lần trong thời gian ngắn thì nguy cơ nhiễm xạ tích lũy cao, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.
Sử dụng chất cản quang chứa iod dễ gây ra phản ứng dị ứng ở người cơ địa mẫn cảm. Hầu hết các trường hợp có biểu hiện dị ứng nhẹ như: nóng người, nổi mề đay, sốt,… Để hạn chế nguy cơ dị ứng, hãy thông báo cho bác sĩ hoặc kỹ thuật viên thực hiện nếu bạn có tiền sử dị ứng với iod, hen suyễn hoặc dị ứng với bất cứ loại thuốc, thực phẩm, thức uống nào.
Phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ nên kiêng cho trẻ bú sữa sau khi tiêm trong vòng 24 giờ, thời gian này nên uống nhiều nước để chất cản quang đào thải tốt ra khỏi cơ thể. Phụ nữ mang thai không nên chụp CT, vì thế hãy thông báo với bác sĩ để được lựa chọn phương pháp xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh khác an toàn hơn như chụp MRI, siêu âm,…
Chất lượng ảnh chụp CT và mức độ an toàn còn phụ thuộc vào điều kiện trang thiết bị và trình độ chuyên môn của bác sỹ thực hiện. Vì thế, bệnh nhân cần chụp CT tại bệnh viện lớn, uy tín cả nước, điều kiện chụp tốt và chất lượng được đánh giá cao như Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC.
Bệnh viện MEDLATEC chụp CT cho bệnh nhân khám chữa bệnh
MEDLATEC tiếp nhận chụp CT cho bệnh nhân khi có chỉ định (phiếu yêu cầu) của bác sĩ MEDLATEC hoặc bác sĩ ngoài bệnh viện. Chi phí chụp được công khai, minh bạch, giúp bệnh nhân yên tâm khi thực hiện.
Nếu cần tư vấn thêm về kỹ thuật chẩn đoán này, hãy liên hệ với Bệnh viện MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!