Các tin tức tại MEDlatec
MCHC trong xét nghiệm máu là gì? Ý nghĩa đối với sức khỏe
- 23/03/2022 | Chỉ số MCHC trong xét nghiệm máu là gì và có ý nghĩa như thế nào?
- 31/08/2023 | MCV, MCH, MCHC giảm nói lên điều gì?
- 23/09/2024 | MCHC trong xét nghiệm máu là gì và các vấn đề sức khỏe liên quan
1. MCHC trong xét nghiệm máu là gì?
MCHC được hiểu là nồng độ hemoglobin trung bình mà một tế bào hồng cầu có thể chứa được. MCHC trong xét nghiệm máu là tên gọi của một xét nghiệm máu giúp đo lường nồng độ hemoglobin trung bình trong mỗi đơn vị thể tích hồng cầu.
MCHC trong xét nghiệm máu là gì - là chỉ số đánh giá nồng độ hemoglobin trung bình của một tế bào hồng cầu
Hemoglobin là một protein chứa sắt, có vai trò quan trọng trong quá trình đưa oxy từ phổi đến các mô cũng như các cơ quan trên toàn cơ thể, đồng thời mang carbon dioxide từ các mô về phổi để thải ra ngoài.
MCHC được tính bằng cách lấy chỉ số HGB chia cho chỉ số HCT, đơn vị là gam trên lít. Bên cạnh đó, công thức khác được ứng dụng trong việc tính toán chỉ số MCHC đó là chia chỉ số MCH (lượng huyết sắc tố trung bình trong cơ thể) cho chỉ số MCV (kích thước trung bình của các tế bào hồng cầu).
2. Ảnh hưởng của chỉ số MCHC đến cơ thể
Vậy câu hỏi đặt ra là chỉ số MCHC tác động như thế nào đối với sức khỏe?
Sau khi có kết quả xét nghiệm máu, chỉ số MCHC bình thường sẽ dao động trong mức 316 đến 372 g/L. Ngược lại, nếu con số này có sự chênh lệch, thay đổi cao hoặc thấp hơn ngưỡng bình thường đều là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang gặp vấn đề, cụ thể như sau:
MCHC cao hơn bình thường
- Mất nước: Khi cơ thể bị mất nước, thể tích huyết tương giảm khiến máu bị cô đặc, nồng độ các thành phần trong máu (bao gồm hemoglobin) có thể tăng lên, dẫn đến MCHC cao. Sau khi cơ thể được cung cấp đủ nước mức MCHC sẽ trở lại bình thường;
- Bệnh hồng cầu hình tròn - Spherocytosis: Tình trạng rối loạn di truyền khiến tế bào hồng cầu biến đổi hình dạng thành hình cầu. Những tế bào hồng cầu có hình dạng bất thường này có nồng độ Hemoglobin cao hơn dẫn đến MCHC cao;
- Tan máu: Phần lớn những bệnh nhân có chỉ số MCHC tăng cao đều bắt nguồn từ nguyên nhân này. Các tế bào hồng cầu bị vỡ hoặc bị phá hủy sớm hơn so với thời gian sống bình thường của chúng trong khi lượng hemoglobin lại không thay đổi là nguyên nhân gây bệnh.
MCHC thấp hơn bình thường
- Thiếu sắt: Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến chỉ số MCHC thấp Khi cơ thể bị thiếu sắt sẽ ảnh hưởng tới quá trình tổng hợp hemoglobin dẫn đến khả năng tạo hemoglobin bị suy giảm khiến cho các tế bào hồng cầu nhỏ và nhạt màu hơn. Tình trạng thiếu sắt có thể được nhận biết thông qua các dấu hiệu như cơ thể suy nhược, mệt mỏi, kém tập trung, khô da…
Chỉ số MCHC thấp hơn bình thường phản ánh tình trạng thiếu sắt
- Bệnh Thalassemia: Thalassemia là nguyên nhân được xác định khiến cơ thể không đủ khả năng sản xuất đủ hemoglobin cần thiết, dẫn đến chỉ số MCHC thấp hơn so với mức tiêu chuẩn;
- Bệnh mạn tính: Các tình trạng viêm mạn tính như bệnh thận mạn tính, bệnh gan mạn tính, viêm khớp dạng thấp… sẽ ảnh hưởng đến quá trình sản xuất và chất lượng của các tế bào hồng cầu khiến chỉ số MCHC giảm.
Để chẩn đoán chính xác và điều trị phù hợp các tình trạng gặp phải liên quan đến chỉ số MCHC, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để được thăm khám và chỉ định xét nghiệm phù hợp.
3. Biện pháp duy trì chỉ số MCHC ổn định
Như vậy, có thể thấy rằng chỉ số MCHC đóng một vai trò quan trọng đối với cơ thể, việc tăng hoặc giảm chỉ số MCHC đều sẽ gây ra những hệ lụy nhất định đối với sức khỏe con người. Vậy để duy trì chỉ số MCHC ở mức ổn định cần áp dụng những biện pháp nào?
Theo các chuyên gia y tế, thăm khám sức khỏe định kỳ là biện pháp hữu hiệu giúp kiểm soát và duy trì chỉ số MCHC ở mức ổn định. Chỉ số MCHC trong cơ thể sẽ được cung cấp đầy đủ thông qua việc thực hiện xét nghiệm máu, từ đó giúp bác sĩ đưa ra hướng cải thiện sức khỏe một cách hiệu quả.
Trường hợp có chỉ số MCHC thấp
Những đối tượng này cần chú trọng chế độ ăn uống, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết thông qua các bữa ăn hàng ngày. Có thể bổ sung bằng thực phẩm chứa nhiều sắt như gan động vật, thịt bò, cá, trứng, các loại sữa đậu nành, sữa hạt và nước cam hoặc bổ sung bằng viên uống theo chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó, việc loại bỏ các loại đồ uống làm giảm khả năng hấp thụ sắt như trà, cà phê… cũng là điều quan trọng cần làm.
Trường hợp có chỉ số MCHC cao
Đối với những trường hợp có chỉ số MCHC cao nên ăn những loại thực phẩm giàu vitamin B12 như thịt gà, thịt cừu, thịt bò hay gan lợn… và uống đủ lượng nước (2,5 - 3 lít nước) để ngăn ngừa tình trạng mất nước.
Cần bổ sung đủ nước trong trường hợp chỉ số MCHC cao
Bên cạnh vấn đề dinh dưỡng, bạn cũng cần lưu ý điều chỉnh thói quen sinh hoạt hàng ngày, chẳng hạn nên loại bỏ rượu bia, không hút thuốc lá, thực hiện các hoạt động thể chất đều đặn để cải thiện lưu thông máu và duy trì sức khỏe tổng thể.
Như vậy, lời giải đáp cho câu hỏi MCHC trong xét nghiệm máu là gì đã được cung cấp. Để duy trì sức khỏe tổng thể, phát hiện kịp thời những dấu hiệu bất thường và bệnh lý có liên quan đến sự biến đổi của chỉ số MCHC, bạn cần lựa chọn cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và thực hiện xét nghiệm.
Hiện nay, MEDLATEC là một trong những đơn vị đi đầu về lĩnh vực xét nghiệm với việc quy tụ đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, hệ thống trang thiết bị hiện đại và quy trình khoa học, đáp ứng thực hiện xét nghiệm chỉ số MCHC nói riêng cùng hơn 2.000 danh mục từ cơ bản đến chuyên sâu nói chung.
MEDLATEC đáp ứng hơn 2.000 danh mục xét nghiệm từ cơ bản đến chuyên sâu
Người dân có nhu cầu thực hiện xét nghiệm và kiểm tra sức khỏe, vui lòng liên hệ đến Tổng đài 1900 56 56 56 để được tư vấn và hỗ trợ.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!