Các tin tức tại MEDlatec

MCV trong xét nghiệm máu là gì, chỉ số bất thường cảnh báo tình trạng nào của sức khỏe?

Ngày 05/07/2024
Tham vấn y khoa: BS. Đinh Văn Chỉnh
MCV trong xét nghiệm máu được biết tới là một trong những chỉ số đóng vai trò quan trọng, giúp phát hiện các bất thường của cơ thể. Chúng ta cần nắm bắt đầy đủ những thông tin về chỉ số này, từ đó có hướng kiểm tra và theo dõi hiệu quả.

MCV trong xét nghiệm máu là gì? 

MCV (viết tắt của Mean Corpuscular Volume), có nghĩa là thể tích trung bình của các hồng cầu. MCV trong xét nghiệm máu là gì? MCV là một chỉ số quan trọng trong xét nghiệm máu, thông qua chỉ số này có thể cung cấp thông tin về kích thước trung bình của các hồng cầu trong máu.  

MCV trong xét nghiệm máu là gì?

Như chúng ta đã biết, trong các loại huyết sắc tố,  hồng cầu là thành phần chiếm số lượng nhiều nhất. Nó đảm nhiệm nhiều vai trò quan trọng, trong đó có việc mang oxy từ phổi đến các bộ phận trong cơ thể và nhận CO2 từ các mô lên đào thải ở phổi. 

Tình trạng rối loạn máu ở người được nhận biết thông qua sự bất thường ở kích thước của hồng cầu, cụ thể là quá to hoặc quá nhỏ. Bên cạnh đó, điều này cũng cảnh báo các vấn đề sức khỏe như thiếu máu hoặc thiếu vitamin. 

Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định chỉ số MCV kết hợp thực hiện cùng xét nghiệm máu toàn phần. Đặc điểm vật lý của tế bào hồng cầu được phản ánh thông qua kết quả chỉ số MCV và các chỉ số khác sẽ giúp bác sĩ đánh giá một cách chính xác tình trạng sức khỏe và tư vấn hướng xử trí cho người bệnh. 

Chỉ số MCV phản ánh tình trạng nào của sức khỏe? 

Như đã thông tin ở trên, kích thước hồng cầu quá to hay quá nhỏ đồng nghĩa với việc chỉ số MCV cao hay thấp đều phản ánh tình trạng sức khỏe. 

Ở một người khỏe mạnh bình thường, chỉ số MCV nằm trong ngưỡng từ 80 - 100 femtoliter. Giá trị MCV được chia thành hai trường hợp như sau:

  • Thiếu máu hồng cầu nhỏ: MCV < 80 fl
  • Thiếu máu hồng cầu to: MCV > 100 fl

Những vấn đề sức khỏe có thể gây ra bởi sự chênh lệch chỉ số MCV, cụ thể như sau: 

Chỉ số MCV thấp nhỏ hơn 80 femtoliter/lít: Chỉ số MCV thấp có nghĩa là hồng cầu đang bị co nhỏ lại, đây là dấu hiệu cảnh báo các tình trạng như:  

  • Cơ thể thiếu sắt;
  • Mắc một số bệnh về máu như: Tan máu bẩm sinh (Thalassemia), thiếu máu mạn tính, suy thận mãn tính;
  • Phụ nữ có thai;
  • Nhiễm độc hóa chất, ngộ độc chì, rượu… 

Chỉ số MCV thấp phản ánh tình trạng cơ thể thiếu sắt hoặc mắc một số bệnh về máu 

Chỉ số MCV cao khi lớn hơn 100 femtoliter/lít: Các vấn đề sức khỏe được cảnh báo ở người có chỉ số MCV cao như: 

  • Thiết vitamin B12;
  • Thiếu axit folic (vitamin B9);
  • Bệnh lý gan;
  • Bệnh lý tuyến giáp;
  • Người nghiện rượu hoặc sử dụng rượu với tần suất thường xuyên. 

Tuy nhiên, trong trường hợp nhận kết quả xét nghiệm MCV với chỉ số chênh lệch so với mức bình thường, bạn đừng nên quá lo lắng. Bởi xét nghiệm máu có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như chế độ ăn uống trước, các loại thuốc đang sử dụng, chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ… 

Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, người dân hãy thực hiện xét nghiệm MCV ngay khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng như da bầm tím không rõ nguyên nhân, xuất huyết bất thường, chân tay lạnh, da kém sắc, cơ thể có dấu hiệu mệt mỏi… 

Những việc cần làm khi chỉ số MCV bất thường

Như vậy, lời giải đáp cho câu hỏi MCV trong xét nghiệm máu là gì đã được tìm ra. Thông qua kết quả xét nghiệm chỉ số MCV, bác sĩ có thể đánh giá tổng quan tình trạng sức khỏe và nhận định chính xác vấn đề cơ thể bạn đang gặp phải là gì. 

Để cải thiện tình trạng sức khỏe một cách khoa học, mỗi người cần nắm rõ những phương pháp sau đây: 

  • Cung cấp vitamin B12 cho cơ thể: Lựa chọn tốt nhất để bổ sung vitamin B12 cho cơ thể chính là bằng thực phẩm. Bổ sung qua đường uống đối với những người khó hấp thụ vitamin B12 từ thực phẩm. Một thực đơn bao gồm các thực phẩm như: Các loại thịt (bò, lợn, gia cầm), cá, trứng, sữa, gan động vật, các loại hạt, ngũ cốc… sẽ là nguồn cung cấp vitamin  B12 dồi dào cho cơ thể.
  • Bổ sung đủ axit folic (Vitamin B9): Đóng vai trò là 1 trong 13 loại vitamin thiết yếu của cơ thể, vitamin B9 có trong các loại nấm, rau họ cải, hoa quả có múi, các loại quả mọng… Để giảm nguy cơ thiếu máu do thiếu acid folic bạn có thể bổ sung thêm viên uống  acid folic.
  • Bổ sung đủ sắt: Sắt có thể bổ sung bằng việc ăn các loại thực phẩm như thịt đỏ, trứng, gan động vật, các loại đậu, rau có màu xanh lá xanh đậm... Ngoài ra, việc tích cực bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C là cách để cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn. 

Hy vọng những thông tin được cung cấp trong bài viết trên đã giúp bạn đọc hiểu rõ MCV trong xét nghiệm máu là gì và vai trò của xét nghiệm chỉ số MCV trong đánh giá tình trạng sức khỏe. Việc thăm khám định kỳ để thực hiện xét nghiệm là cách tốt nhất giúp xác định chỉ số MCV của cơ thể có đang ở ngưỡng bình thường hay không. 

Thực hiện xét nghiệm định kỳ để đảm bảo chỉ số MCV ở ngưỡng bình thường 

Với năng lực hàng đầu trong lĩnh vực xét nghiệm, Hệ thống Y tế MEDLATEC là địa chỉ uy tín, đáp ứng thực hiện xét nghiệm MCV cùng danh mục hơn 2,000 xét nghiệm từ cơ bản đến chuyên sâu thuộc đa chuyên khoa. Người dân hoàn toàn an tâm bởi kết quả xét nghiệm hoàn toàn chính xác bởi hệ thống trang thiết bị tân tiến, tự động hóa hoàn toàn, tiên phong áp dụng song hành hai tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2012 và CAP; được đội ngũ chuyên gia đầu ngành tư vấn nhiệt tình trong trường hợp phát hiện bất thường. 

MEDLATEC đáp ứng thực hiện hơn 2,000 danh mục xét nghiệm từ cơ bản đến chuyên sâu 

Người dân có nhu cầu thực hiện xét nghiệm hoặc kiểm tra sức khỏe vui lòng liên hệ hotline 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được tư vấn và hỗ trợ. 

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.