Các tin tức tại MEDlatec

Mẹ có biết vì sao trẻ lười bú?

Ngày 30/06/2023
Trẻ lười bú là nỗi trăn trở của nhiều bậc phụ huynh bởi sữa mẹ vốn là nguồn dưỡng chất quan trọng cho sự phát triển của bé ngay từ khi lọt lòng. Để giải quyết triệt để tình trạng này, cha mẹ cần hiểu vì sao trẻ lười bú để tìm kiếm biện pháp cải thiện. Vậy cụ thể những nguyên nhân đó là gì? Trẻ lười bú phải làm sao? MEDLATEC chia sẻ đến mẹ một số thông tin quan trọng dưới đây.

1. Vì sao trẻ lười bú?

Nhu cầu dung nạp dinh dưỡng từ sữa mẹ hoặc sữa ngoài ở mỗi đứa trẻ là khác nhau. Tuy nhiên, để đảm bảo sự phát triển tốt nhất cho trẻ nhỏ, số lần cho con bú được khuyến khích trong 1 ngày là từ 8 - 12 lần, khoảng cách giữa các lần là 2 tiếng (với bú sữa mẹ) và 3 tiếng (khi bú sữa ngoài).

Tuy nhiên, không phải đứa trẻ nào cũng tuân theo lịch trình này. Có trẻ không chịu bú, lười bú bởi những nguyên nhân sau đây:

1.1 Hệ tiêu hoá của bé yếu

Hầu hết các bé có hệ tiêu hoá kém thường hay mắc các bệnh về đường tiêu hoá như: khó tiêu, đầy hơi, chán ăn,... dẫn đến tình trạng quấy khóc và không muốn bú.

Hệ tiêu hóa kém - nguyên nhân trẻ lười bú

1.2 Mùi vị của sữa mẹ bị thay đổi

Một trong những lý do giải thích trẻ lười bú là mùi vị sữa mẹ. Trên thực tế, mùi vị sữa mẹ quyết định rất nhiều đến quá trình bú của trẻ.

Sữa mẹ thường sẽ thay đổi khi chế độ dinh dưỡng của mẹ thay đổi. Trẻ có thể cảm nhận rõ rệt được từng mùi vị từ độ nồng, chua trong sự thay đổi đó. Nhiều trường hợp sữa mẹ không còn hợp khẩu vị với bé, dẫn đến tình trạng lười bú xảy ra.

1.3 Sai tư thế bú

Sai tư thế cho trẻ bú là nguyên nhân lý giải vì sao trẻ lười bú. Tình trạng này thường xảy ra đối với các bà mẹ lần đầu sinh con, chưa có kinh nghiệm cho bé bú. Tư thế không đúng sẽ dẫn đến việc lượng sữa bé nhận được ở hai bên không đều. Từ đó, bé sẽ có cảm giác không thoải mái và trở nên lười bú hơn.

1.4 Sức khỏe của bé không ổn định

Sức khỏe không tốt cũng là lý do trẻ chán bú, lười bú. Đa phần là trẻ đang mắc các bệnh như: viêm lợi, loét miệng, các bệnh lý liên quan đến đường tiêu hoá hay rách niêm mạc họng,...

Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ làm cho hệ miễn dịch của bé bị suy giảm, bé dần mất hứng thú với việc ăn uống và cụ thể là bú mẹ.

Trẻ lười bú do sức khỏe không ổn định

1.5 Một số nguyên nhân khác

Nguyên nhân trẻ lười bú không chỉ do bé mà đôi khi còn do lượng sữa trong cơ thể của mẹ trở nên ít đi. Lúc này, sữa mẹ không còn đáp ứng đủ nhu cầu của bé khiến bé cáu gắt, bỏ bú.

Nhiều mẹ không tạo cho bé thói quen bú đều đặn, có thể do tính chất bận rộn của công việc. Thế nhưng điều này lại khiến cho trẻ cảm thấy lạ lẫm khi tiếp xúc với đầu ti và có xu hướng không thích bú, bỏ bú.

Hoặc trong nhiều trường hợp, trẻ lười bú có thể do kích thước đầu vú của mẹ thay đổi to hơn và có xu hướng tụt sâu vào trong gây cản trở quá trình bú. Khi nhận thấy việc bú sữa không được thoải mái, bé không còn hứng thú và trở nên chán bú.

2. Làm thế nào để biết trẻ đang lười bú?

Trả lời bú là vấn đề đáng quan ngại, có ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình phát triển về lâu dài. Vì vậy, việc phát hiện sớm tình trạng trẻ lười bú là rất cần thiết. Mẹ cần dựa trên những dấu hiệu dưới đây để theo dõi sát sao tình trạng của con:

●       Lượng sữa trẻ bú không nhiều, ngừng nghỉ liên tục.

●       Trẻ quấy khóc không chịu bú.

●       Trẻ đột ngột bị chững cân, sụt cân.

●       Trong ngày, trẻ không bú đủ từ 8-12 lần.

Trẻ lười bú thường không bú đủ 8- 12 lần trên ngày

3. Trẻ lười bú phải làm sao?

Trẻ lười bú trong một thời gian dài sẽ khiến thể trạng của bé bị suy giảm nghiêm trọng. Đồng thời làm chậm đi quá trình phát triển toàn diện của bé. Bé rất dễ mắc các căn bệnh như còi xương, thiếu chất,... Vậy nên, ngay khi tìm ra vì sao trẻ lười bú, mẹ cần thực hiện một trong những biện pháp sau để khắc phục tình trạng này:

3.1 Đối với trẻ bú sữa mẹ

Đối với trẻ đang trong giai đoạn bú sữa mẹ, tư thế bú cực kỳ quan trọng. Mẹ cần biết cách điều chỉnh các tư thế phù hợp để con không bị khó chịu. Lưu ý không đặt đầu con quá cao hoặc quá thấp so với đầu ti để con tiếp cận được với lượng sữa một cách dễ dàng, thoải mái.

Mẹ nên tạo cho con thói quen bú thường xuyên. Trẻ cần được bú nhiều lần trong một ngày, khoảng cách giữa mỗi lần tối đa 3 tiếng. Khi phát hiện tình trạng đầu ti bất thường mẹ hãy chủ động vắt sữa ra các bình bú để dự trữ và cho trẻ uống theo đúng mốc thời gian kể trên.

Khắc phục tình trạng trẻ lười bú theo nhiều cách

Mẹ cần bổ sung cho cơ thể những dưỡng chất đầy đủ, một chế độ ăn khoa học để sữa mẹ có đầy đủ dinh dưỡng. Mẹ cũng cần tránh xa các đồ ăn dầu mỡ khiến cho mùi vị sữa bị ảnh hưởng.

3.2 Trẻ bú sữa bình theo công thức

Mẹ nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia có kinh nghiệm để lựa chọn loại sữa đầy đủ chất dinh dưỡng nhưng vẫn đảm bảo phù hợp với khẩu vị của con.

Bình sữa mẹ chuẩn bị nên có kích thước đầu núm và đầu bú vừa phải. Lượng sữa trong bình phải được điều chỉnh hợp lý sau một thời gian theo dõi. Điều này còn tùy thuộc vào lứa tuổi và khả năng ăn uống của từng bé.

Hiểu vì sao trẻ lười bú sẽ giúp mẹ có hướng giải quyết phù hợp với từng trẻ. Tuy nhiên, nếu mẹ đã áp dụng những biện pháp kể trên mà vẫn không hiệu quả, đi kèm với đó là sức khoẻ bé giảm sút, mẹ cần đưa bé đến ngay cơ sở y tế để có biện pháp xử lý kịp thời.

Ngay khi gặp những dấu hiệu bất thường trên cơ thể của trẻ, mẹ có thể đưa bé đến Khoa nhi của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được các bác sĩ có chuyên môn cao thăm khám và đưa ra hướng can thiệp, điều trị hiệu quả. Số hotline 1900 56 56 56 của MEDLATEC luôn sẵn sàng phục vụ khách hàng, vui lòng liên hệ để được tư vấn miễn phí hoặc đặt lịch thăm khám sớm nhất!

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.