Các tin tức tại MEDlatec
Mẹ phải làm sao khi đang cho con bú bị cảm cúm đau họng?
- 07/11/2021 | Những điều cần lưu ý về bệnh cảm cúm giao mùa
- 22/06/2022 | Cách trị cảm cúm cho bà bầu 3 tháng cuối an toàn và hiệu quả
- 03/08/2022 | Điều trị cảm cúm hiệu quả với thuốc Eugica
- 06/06/2023 | Bị cảm cúm uống thuốc gì? Các loại thuốc cúm phổ biến hiện nay
1. Lợi ích của sữa mẹ đối với trẻ
Sữa mẹ nhiều dưỡng chất, rất tốt cho trẻ nhỏ. Do đó, các bà mẹ nên cho con bú hoàn toàn trong vòng 6 tháng đầu đời và sau đó nên tiếp tục cho trẻ bú và bổ sung các loại thực phẩm phù hợp cho đến khi trẻ đạt 2 tuổi.
Sữa mẹ rất tốt và an toàn cho trẻ
Khi được bú sữa mẹ đầy đủ, trẻ có thể nhận được những lợi ích như sau:
- Sữa mẹ có các loại dưỡng chất cần thiết như đạm, đường, vitamin,... và tỷ lệ các dưỡng chất này cũng rất phù hợp với khả năng hấp thụ của trẻ. Chính vì thế, bú sữa mẹ sẽ giúp trẻ nhận được đầy đủ dưỡng chất và phát triển toàn diện.
- Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có hệ miễn dịch rất non nớt và rất dễ mắc bệnh tật. Trong khi đó, sữa mẹ có chứa nhiều loại kháng thể có thể giúp trẻ phòng ngừa bệnh tật tốt hơn, chẳng hạn như bệnh tiêu chảy, tổn thương đường ruột, viêm tai giữa hay nhiễm trùng đường hô hấp,...
- Trong sữa mẹ cũng có chứa một lượng lớn vi khuẩn đường ruột và có thể tác động đến việc tích trữ chất béo. Bên cạnh đó, sữa mẹ còn có chứa leptin giúp điều chỉnh sự thèm ăn của trẻ, từ đó giúp giảm thiểu nguy cơ béo phì ở trẻ.
- Khi bú mẹ, trẻ sẽ cần thường xuyên thực hiện mút núm vú. Thói quen này giúp cho cơ miệng, xương cơ hàm và khoang miệng của trẻ được phát triển toàn diện và còn tốt cho việc mọc răng của trẻ sau này. Trẻ bú sữa mẹ cũng có nguy cơ sâu răng thấp hơn so với những trẻ dùng sữa công thức.
2. Phải làm gì khi đang cho con bú bị cảm cúm đau họng?
- Sau khi sinh, mẹ bầu có thể gặp phải tình trạng cảm cúm, đau họng là bởi một số lý do như sau:
+ Hệ miễn dịch bị suy yếu sau sinh khiến cho vi khuẩn có thể dễ dàng tấn công và khiến chị em dễ mắc phải tình trạng cảm cúm, đau họng.
+ Do thời tiết thay đổi quá đột ngột, mùa đông và mùa mưa là những thời điểm mà các mẹ bỉm dễ bị viêm họng, cảm cúm.
+ Do mẹ bầu bị mắc phải một số bệnh lý về đường hô hấp.
+ Do mẹ bầu bị dị ứng với một số chất kích thích, chất gây dị ứng,...
- Với thắc mắc “mẹ bỉm phải làm gì khi đang cho con bú bị cảm cúm đau họng”, các chuyên gia giải đáp như sau:
Thuốc mà mẹ sử dụng có thể truyền sang con qua đường sữa mẹ
Khi mẹ bị đau họng và cảm cúm, virus gây bệnh không thể xâm nhập vào sữa mẹ và lây truyền sang cho bé. Do đó, các bà mẹ không cần quá lo lắng. Vấn đề mà các bà mẹ cần quan tâm đó là mẹ có thể lây bệnh khi ôm ấp, tiếp xúc gần với con.
Hơn nữa, một số loại thuốc mà mẹ sử dụng có thể truyền sang trẻ qua sữa mẹ và gây tác dụng phụ cho trẻ. Tùy vào từng loại thuốc và cách trẻ tiếp nhận liều lượng thuốc mà mức độ tác dụng phụ cũng có thể khác nhau. Tuy nhiên, cũng có những loại thuốc an toàn khi đang cho con bú.
Phần lớn tình trạng đau họng, cảm cúm sẽ giảm dần trong vài ngày mà không cần dùng đến thuốc, chính vì thế, các bà mẹ hãy cố gắng tránh dùng thuốc nếu không thực sự cần thiết. Bên cạnh đó, không nên tự mua thuốc và cẩn trọng khi dùng thuốc kháng sinh, chỉ mua và sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.
Tuy nhiên, các bà mẹ cũng cần nhớ rằng, trong một số trường hợp, nếu đau họng kéo dài, sốt cao hoặc gặp phải một số vấn đề sức khỏe bất thường khác, chị em nên đến thăm khám tại các cơ sở y tế để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị bệnh.
3. Lưu ý giúp mẹ giảm đau họng, cảm cúm mà không cần dùng thuốc
Một số biện pháp dưới đây sẽ giúp các bà mẹ thuyên giảm các triệu chứng đau họng, cảm cúm mà không cần dùng đến thuốc:
Mẹ có thể dùng trà hoa cúc để cải thiện tình trạng bệnh
- Uống trà hoa cúc để giảm đau, tránh nhiễm trùng.
- Súc miệng bằng nước muối ấm ít nhất 3 lần mỗi ngày để giảm đau họng, sát khuẩn hiệu quả.
- Có thể trị ho bằng nước chanh ấm hoặc kết hợp mật ong và chanh. Trong đó, chanh có tác dụng làm giảm tắc nghẽn dịch nhầy và mật ong có tác dụng sát khuẩn rất hiệu quả.
- Bổ sung nhiều thực phẩm có chứa vitamin C vào chế độ ăn hàng ngày.
- Thường xuyên uống nước ấm.
- Nghỉ ngơi đầy đủ để cơ thể nhanh hồi phục.
- Đảm bảo nhà cửa luôn thông thoáng, sạch sẽ.
- Hạn chế đến những nơi đông người, ô nhiễm để hạn chế lây nhiễm chéo.
4. Lưu ý khi đang cho con bú bị cảm cúm đau họng
Đang cho con bú bị cảm cúm đau họng, các bà mẹ cần lưu ý những điều sau để hạn chế lây bệnh sang cho trẻ:
Mẹ nên đeo khẩu trang khi tiếp xúc gần với con
- Mẹ không nên cho núm vú giả hoặc thìa ăn của trẻ vào miệng trước khi cho trẻ sử dụng. Nguyên nhân là vì hành động này có thể truyền vi khuẩn, virus từ mẹ sang con.
- Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với trẻ để giảm thiểu tối đa nguy cơ lây nhiễm bệnh.
- Mỗi khi ở gần con, mẹ nên đeo khẩu trang để giảm nguy cơ lây bệnh. Chẳng hạn, mẹ nên đeo khẩu trang khi cho con bú.
- Khi ho hoặc hắt hơi, mẹ nên che mũi hoặc dùng khăn giấy để hạn chế mầm bệnh lây truyền sang trẻ.
- Khi bị cảm cúm, đau họng, các bà mẹ nên uống thật nhiều nước để đảm bảo nguồn sữa mẹ luôn dồi dào, đảm bảo đủ sữa cho bé.
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn hoặc nước sát khuẩn, nhất là trước khi cho con bú.
- Để hạn chế nguy cơ lây nhiễm cho trẻ khi đang bị bệnh, mẹ có thể dùng máy hút sữa.
Bài viết trên đây đã giúp các bà mẹ giải đáp thắc mắc phải làm gì khi đang cho con bú bị cảm cúm đau họng. Nếu cần được tư vấn thêm các vấn đề về sức khỏe hoặc có nhu cầu đặt lịch khám, mời quý khách hàng liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56 của Hệ thống Y tế MEDLATEC.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!