Tin tức

Bị cảm cúm uống thuốc gì? Các loại thuốc cúm phổ biến hiện nay

Ngày 05/06/2023
Tham vấn y khoa: BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Cảm cúm là tình trạng thường gặp ở mọi lứa tuổi, xảy ra nhiều nhất trong giai đoạn thời tiết thay đổi. Triệu chứng của cảm cúm thường khiến bệnh nhân mệt mỏi, sổ mũi, đau nhức cơ thể,... ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt hàng ngày. Vì thế nên nhiều người đã tìm đến các thuốc điều trị cảm cúm để khắc phục những khó chịu do tình trạng này gây ra. Vậy bị cảm cúm uống thuốc gì để nhanh khỏi? Câu trả lời sẽ được chia sẻ ngay dưới bài viết sau đây.

1. Tìm hiểu chung về bệnh cúm 

Khi bị cảm cúm, người bệnh thường sẽ có các triệu chứng như hắt hơi, toàn thân đau mỏi, nhức đầu, đau nhức cơ,... Sang đến giai đoạn sau những triệu chứng của bệnh sẽ tiến triển thành tiểu ít, tức ngực, khản tiếng, chảy nước mũi,...

Người cao tuổi, trẻ em, phụ nữ mang thai, người mắc các bệnh mạn tính là những đối tượng dễ bị cảm cúm nhất. ngoài ra những người ít vận động, không giữ ấm cho cơ thể và thường xuyên thiếu ngủ cũng có nguy cơ cao bị cảm cúm. Nguyên nhân là do họ là những người có sức đề kháng yếu, dễ bị virus, vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh tấn công. 

Hiện nay vẫn chưa có loại thuốc đặc trị cảm cúm mà các thuốc đang dùng phổ biến bây giờ chỉ có tác dụng hỗ trợ giảm nhẹ triệu chứng của bệnh.

Người bệnh thường có triệu chứng mệt mỏi, sổ mũi, đau cơ khi bị cúm

Người bệnh thường có triệu chứng mệt mỏi, sổ mũi, đau cơ khi bị cúm

2. Bị cảm cúm uống thuốc thuốc gì?  

2.1. Nhóm thuốc điều trị triệu chứng 

Nhóm thuốc có tác dụng giảm đau họng, đau đầu, giảm sốt:

Cảm cúm uống thuốc gì? Nếu bạn bị cảm cúm và có các triệu chứng như sốt cao, đau đầu, đau họng thì có thể sử dụng thuốc Paracetamol. Thuốc này có độ an toàn cao, giảm sốt hiệu quả và là loại thuốc không cần kê đơn. Trẻ nhỏ và người lớn sẽ có liều dùng khác nhau, mỗi lần uống cần cách nhau tối thiểu từ 4 - 6 giờ. Tuyệt đối không được lạm dụng paracetamol vì có thể gây ngộ độc gan và nguy hiểm đến tính mạng.

Nhóm thuốc giúp khắc phục chứng hắt hơi, nghẹt mũi, sổ mũi:

Để giảm bớt tình trạng sưng nề niêm mạc bên trong mũi, viêm xoang thì bệnh nhân nên dùng các thuốc có công dụng co mạch. Các thuốc này thường được bào chế dưới dạng thuốc nhỏ mũi (Naphazolin, xylometazolin,...) giúp co tĩnh mạch hang, co động mạch nhỏ, thúc đẩy tuần hoàn máu đi nơi khác nên các hốc xoang sẽ thông thoáng hơn. 

chỉ nên dùng thuốc trong khoảng 3 - 5 ngày theo chỉ định của bác sĩ. Nếu dùng kéo dài có thể gặp phải các tác dụng không mong muốn như đau đầu, phù nề niêm mạc, viêm mũi, giảm chức năng khứu giác,...

Nhóm thuốc long đờm:

Thuốc long đờm giúp giảm tiết dịch ở niêm mạc khí quản, phế quản, có tác dụng làm loãng đờm nhớt, nhờ đó dịch nhầy sẽ dễ dàng được tống xuất ra ngoài hơn, giảm bớt sự khó chịu cho người bệnh. 

Một số loại thuốc long đờm được chỉ định phổ biến bao gồm: Acetylcystein, Bromhexin, Ambroxol,... Ngoài ra còn có các thuốc có công dụng kép là vừa trị ho vừa hỗ trợ long đờm như Broncho, Solmux, Atussin,...

Tuy nhiên cũng cần thận trọng trước các tác dụng phụ do thuốc long đờm gây ra, đó là: nguy cơ viêm loét dạ dày, gây chóng mặt, hoa mắt, rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, các cơn co thắt phế quản, buồn ngủ và tăng men gan,... Vì vậy nếu cần sử dụng thuốc long đờm thì người bệnh cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Nhóm thuốc giảm ho:

Nếu bệnh nhân bị cảm cúm có kèm theo triệu chứng ho thì bác sĩ có thể sẽ chỉ định cho bệnh nhân dùng thêm thuốc trị ho. Trong trường hợp chỉ bị ho nhẹ thì có thể chưa cần sử dụng, còn nếu bạn bị ho nhiều, các cơn ho gây đau rát cổ họng, khó chịu thì nên dùng loại thuốc này. 

Đối với những người bị ho khan thì có thể dùng thuốc chứa codein hoặc dextromethorphan. Còn nếu bị ho khan kèm biểu hiện nghẹt mũi, sổ mũi thì nên dùng thuốc có các thành phần atussin, decolgen, rhumenol,... 

Có một lưu ý là thuốc chứa dextromethorphan cũng có thêm các hoạt chất kháng histamin giúp tăng cường tác dụng hạn chế nghẹt mũi, hắt hơi, sổ mũi nhưng thành phần kháng histamin có tác dụng phụ là gây buồn ngủ. Do đó không nên dùng thuốc khi điều khiển phương tiện giao thông, vận hành máy móc,...

Thuốc trị cảm cúm chủ yếu là dùng để điều trị triệu chứng

Thuốc trị cảm cúm chủ yếu là dùng để điều trị triệu chứng

Nhóm thuốc kháng histamin:

Như đã đề cập thì nhóm thuốc này phát huy hiệu quả công dụng trong các trường hợp bị nghẹt mũi, sổ mũi và được bào chế theo hình thức thuốc viên, dạng xịt, viên đặt trực tràng,... Thuốc kháng histamin gồm có 3 loại sau:

  • Thuốc kháng histamin H1: giúp kiểm soát tình trạng dị ứng như nghẹt mũi, sổ mũi, hắt hơi, nổi mề đay;

  • Thuốc kháng histamin H2: có tác dụng giảm tiết dịch vị acid dạ dày như hiện nay ít được dùng để điều trị bệnh dạ dày. Thay vào đó các thuốc có công dụng ức chế bơm proton đem lại hiệu quả cao hơn;

  • Thuốc kháng histamin H3: thường được chỉ định để điều trị các bệnh lý về thần kinh.

Trong số 3 loại trên thì thuốc kháng histamin H1 hay được dùng trong điều trị cảm cúm, giúp chữa ho và sổ mũi. Mặc dù được bán rộng rãi trên thị trường nhưng việc dùng thuốc tốt hơn hết vẫn là nên tuân theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Đặc biệt người bị tiểu đường, mắc bệnh mạn tính như tim mạch, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú, rối loạn nhịp tim,... không nên tự ý sử dụng thuốc histamin.

2.2. Thuốc điều trị đặc hiệu

Bị cảm cúm uống thuốc gì ngoài những loại thuốc điều trị triệu chứng nêu trên? Các thuốc điều trị đặc hiệu là nhóm thuốc kháng virus được dùng đối với các trường hợp bị cảm cúm xuất hiện thêm các biến chứng nguy hiểm. Cụ thể đó là những trường hợp bị cúm ác tính, nhiễm cúm nặng, diễn tiến bệnh phức tạp ở trẻ sơ sinh, người nguy cơ biến chứng cao như bệnh nhân lớn tuổi, phụ nữ có thai, người mắc các bệnh mạn tính như tim mạch, tiểu đường, béo phì, suy thận,...

Một số thuốc kháng virus có thể được chỉ định trong điều trị cảm cúm dạng nặng đó là:

  • Tamiflu: được dùng cho bệnh nhân bị cúm do virus với biểu hiện bệnh trong vòng 48 giờ đầu tiên. Ngoài ra Tamiflu cũng phù hợp sử dụng cho những trường hợp bệnh nhân tiếp xúc với nguồn lây nhiễm nhưng chưa có triệu chứng. Không được tự ý dùng Tamiflu cho những người bị cảm lạnh thông thường. Nếu bạn bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu như đau cơ, sốt, nghẹt mũi, ớn lạnh, đau họng,... thì có thể bắt đầu dùng thuốc. Trong trường hợp xảy ra các tác dụng phụ như khó thở, nổi mề đay, phát ban, sưng môi, lưỡi,... thì nên ngừng thuốc và đi khám ngay;

  • Relenza: là một loại thuốc phòng ngừa và điều trị cúm dạng hít, công dụng chính là giúp ngăn chặn enzyme neuraminidase do virus sản xuất ra. Loại enzyme này có khả năng khiến virus nhanh chóng lây lan trong cơ thể nên nếu kiểm soát được hoạt động của neuraminidase sẽ giúp làm giảm triệu chứng của cúm. Thuốc cũng có thể gây ra những phản ứng phụ là buồn nôn, nôn, tiêu chảy, chóng mặt, đau đầu.

  • Các loại thuốc khác: những thuốc cũ như rimantadine và amantadine đã từng được cấp phép trong điều trị cúm A. Nhưng sau này do sự xuất hiện của nhiều chủng cúm mới có sức đề kháng mạnh mẽ với hai loại thuốc này nên hiện nay chúng gần như không còn được chỉ định để điều trị cúm nữa.

Việc dùng thuốc trị cảm cúm cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ

Việc dùng thuốc trị cảm cúm cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ

Như vậy bài viết trên đã cung cấp các thông tin cần thiết để trả lời cho câu hỏi “cảm cúm uống thuốc gì?”. Nhiều người cho rằng cảm cúm chỉ là một bệnh vặt nhưng thực chất nó có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng của người bệnh nếu không được điều trị đúng cách và người mắc thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ cao. 

Nếu bạn đang có các triệu chứng của bệnh cúm cần được tư vấn điều trị thì có thể đến khám tại Chuyên khoa Hô hấp của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Bác sĩ sẽ giúp bạn kiểm tra và hướng dẫn điều trị sao cho đúng cách, hiệu quả. Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ qua hotline 1900 56 56 56.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.