Các tin tức tại MEDlatec
Mẹo chữa trẻ chậm nói cha mẹ nên tham khảo
- 01/07/2023 | Chậm nói ở trẻ nhỏ: nguyên nhân do đâu và cách khắc phục
- 01/05/2024 | Trẻ chậm nói khi nào cần đi khám? Biện pháp khắc phục là gì?
- 18/10/2024 | Trẻ chậm nói do đâu? Dấu hiệu và cách can thiệp
1. Nguyên nhân tình trạng chậm nói ở trẻ
Tình trạng trẻ chậm nói được hiểu như thế nào?
Là tình trạng chậm trễ trong việc đạt các mốc phát triển về ngôn ngữ theo từng độ tuổi gd phát triển của trẻ.
Một số yếu tố nguy cơ:
- Giới tính: Thông thường trẻ trai mắc tình trạng chậm nói nhiều hơn trẻ nữ;
- Yếu tố gia đình: Trẻ có nguy cơ chậm nói cao hơn khi gia đình có anh chị em hoặc bố mẹ bị chậm phát triển ngôn ngữ;
- Tình trạng bệnh lý: Một số tình trạng liên quan đến sức khỏe như trẻ đẻ non, nhẹ cân hoặc có biến chứng khi sinh cũng tác động đến khả năng ngôn ngữ của trẻ.
Ngoài ra, một số yếu tố khác có tác động đến tình trạng này ở trẻ bao gồm:
Yếu tố di truyền góp phần vào tình trạng chậm nói ở trẻ
Thiếu thính lực
Trẻ bị giảm thính lực hoặc khiếm thính có thể gặp khó khăn trong việc nghe và tiếp thu ngôn ngữ, từ đó dẫn đến việc chậm nói.
Rối loạn phát triển ngôn ngữ
Một số trẻ có sự chậm trễ trong phát triển ngôn ngữ mà không liên quan đến các vấn đề về thính lực hay cấu trúc não bộ. Điều này có thể là do sự phát triển chậm của các kỹ năng ngôn ngữ hoặc do thiếu kích thích ngôn ngữ trong môi trường sống.
Rối loạn phổ tự kỷ
Hội chứng này khiến trẻ gặp khó khăn trong việc phát triển ngôn ngữ và giao tiếp xã hội.
Thiếu kích thích ngôn ngữ
Môi trường thiếu kích thích ngôn ngữ hoặc sự tương tác ít với cha mẹ và người xung quanh có thể khiến trẻ chậm nói.
Vấn đề về não bộ
Một số trẻ có thể gặp các vấn đề về phát triển não bộ hoặc các bệnh lý thần kinh như tổn thương não, rối loạn thính giác, hoặc các vấn đề về chức năng thần kinh, dẫn đến chậm phát triển ngôn ngữ.
2. Trẻ chậm nói có nguy hiểm không?
Thực tế, tình trạng chậm nói ở trẻ có thể không phải là một vấn đề nghiêm trọng nếu được phát hiện và can thiệp kịp thời. Tuy nhiên, nếu không được xử lý đúng cách, tình trạng này có thể dẫn đến một số nguy cơ và tác động tiêu cực đến sự phát triển của trẻ. Dưới đây là một số nguy cơ mà các bậc phụ huynh cần lưu ý:
Giao tiếp gặp khó khăn
Việc diễn đạt suy nghĩ, cảm xúc của trẻ gặp hạn chế do tình trạng chậm nói. Điều này có thể dẫn đến sự khó khăn trong các mối quan hệ xã hội, như không thể kết bạn với bạn bè, khó khăn trong việc thể hiện nhu cầu cá nhân dẫn đến tình trạng bị cô lập.
Quá trình phát triển nhận thức bị ảnh hưởng
Trẻ chậm nói gặp khó khăn trong việc phát triển tư duy, giải quyết vấn đề và học hỏi từ môi trường xung quanh. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến khả năng học tập và sự phát triển trí tuệ của trẻ nếu không được xử trí kịp thời.
Tình trạng chậm nói ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển nhận thức của trẻ
Phát sinh các vấn đề tâm lý
Trẻ gặp khó khăn trong giao tiếp có thể cảm thấy tự ti, lo lắng hoặc có thể bị trầm cảm. Sự thiếu tự tin trong giao tiếp và thiếu khả năng thể hiện bản thân có thể dẫn đến những vấn đề về tâm lý, như sự căng thẳng hoặc rối loạn cảm xúc.
Ảnh hưởng đến học tập
Trẻ chậm nói có thể gặp khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức và kỹ năng mới trong môi trường học tập, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng học ngôn ngữ, đọc, viết và các kỹ năng học tập khác.
3. Mẹo chữa trẻ chậm nói đơn giản - hiệu quả
Nếu trẻ bị chậm nói, cha mẹ có thể áp dụng một số mẹo đơn giản nhưng hiệu quả để kích thích khả năng ngôn ngữ của trẻ phát triển. Dưới đây là một số gợi ý giúp cải thiện tình trạng chậm nói ở trẻ:
Tạo môi trường giao tiếp phong phú
Trẻ cần được khích lệ để tham gia vào vào các hoạt động hàng ngày nhằm phát triển khả năng ngôn ngữ. Cha mẹ nên nói chuyện với trẻ mỗi ngày, kể cho trẻ nghe về những gì bạn làm, mô tả những đồ vật trong nhà, hoặc giải thích các hành động của mình bằng ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu.
Đọc sách cùng trẻ
Hoạt động này giúp phát triển vốn từ vựng và kích thích khả năng lắng nghe, ghi nhớ của trẻ. Hãy chọn những cuốn sách có hình ảnh sinh động và câu chuyện dễ hiểu.
Sử dụng bài hát và âm nhạc
Âm nhạc và bài hát giúp trẻ học ngôn ngữ một cách tự nhiên và vui vẻ. Các bài hát dễ thuộc và vui nhộn có thể giúp trẻ làm quen với từ vựng và ngữ điệu.
Sử dụng bài hát và âm nhạc là một trong những mẹo chữa trẻ chậm nói hiệu quả
Giới hạn thời gian sử dụng thiết bị điện tử
Cha mẹ hãy cố gắng giảm thời gian sử dụng các thiết bị điện tử như điện thoại, tivi hoặc máy tính bảng, thay vào đó là các hoạt động giao tiếp thực tế.
Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng
Một chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất giúp hỗ trợ sự phát triển não bộ và khả năng ngôn ngữ của trẻ. Các vi chất dinh dưỡng như omega-3, sắt, kẽm và vitamin nhóm B rất quan trọng cho sự phát triển ngôn ngữ.
Nếu tình trạng chậm nói của trẻ kéo dài hoặc có dấu hiệu nghiêm trọng, cha mẹ cần đưa trẻ đi thăm khám để có đánh giá cụ thể và đưa ra các phương pháp can thiệp phù hợp.
Hy vọng rằng những mẹo chữa trẻ chậm nói được trình bày trên đây sẽ giúp ích cho các bậc cha mẹ trong việc cải thiện ngôn ngữ và khả năng nói của trẻ. Nếu có thắc mắc liên quan cần giải đáp hoặc nhu cầu thăm khám tình trạng sức khỏe của trẻ, cha mẹ hãy liên hệ tới Hệ thống Y tế MEDLATEC qua Tổng đài 1900 56 56 56 để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!