Các tin tức tại MEDlatec
Mỡ máu bao nhiêu là cao và các thông tin liên quan khác
- 05/02/2021 | Hỏi đáp: LDL Cholesterol là gì trong xét nghiệm mỡ máu
- 08/10/2020 | Tìm hiểu về chỉ số Triglyceride và ý nghĩa trong xét nghiệm mỡ máu
- 09/07/2020 | Cần làm gì để kiểm soát tốt chỉ số mỡ máu trong cơ thể?
1. Tìm hiểu về chỉ số mỡ máu và ý nghĩa
Mỡ máu hay còn gọi là lipid máu, đây là thành phần quan trọng của máu cũng như mọi hoạt động sống của cơ thể. Thực chất có nhiều loại lipid máu, trong đó quan trọng nhất là cholesterol. Chất này cần duy trì ở mức ổn định trong máu để các cơ quan cần thiết trong cơ thể sử dụng, giúp tổng hợp hormone, bảo vệ tế bào, đảm bảo cơ thể phát triển và hoạt động bình thường.
Mỡ máu cao dễ hình thành xơ vữa động mạch
Cơ thể người cần cân bằng cả cholesterol tốt và cholesterol xấu, việc mất cân bằng hai chất này, nhất là khi nồng độ cholesterol xấu tăng cao sẽ gây ra các vấn đề sức khỏe. Mỡ máu được tạo ra từ hai nguồn, một là cơ thể tự tổng hợp và tiếp nhận từ thức ăn. Trong đó có khoảng 75% mỡ máu được gan và các cơ quan trong cơ thể tự tổng hợp, còn lại đến từ nguồn thức ăn, chủ yếu là thức ăn có nguồn gốc động vật.
Bên cạnh cholesterol thì mỡ máu còn thành phần khác là chất béo trung tính triglyceride. Cụ thể đặc điểm và vai trò của các loại mỡ máu như sau:
Cholesterol LDL, còn gọi là cholesterol xấu
Thực chất đây được gọi là cholesterol xấu do khi nồng độ chất này trong máu tăng cao dễ gây lắng đọng ở thành mạch máu, dẫn đến hình thành các mảng xơ vữa động mạch. Những mảng này là nguyên nhân gây hẹp tắc mạch máu, cản trở lưu thông máu. Nó có thể vỡ ra gây hình thành cục máu đông, dẫn đến bít tắc mạch máu cấp tính.
Cholesterol LDL là thành phần chính hình thành mảng xơ vữa động mạch
Vì thế, nồng độ cholesterol xấu cao khiến con người có nguy cơ cao phải đối mặt với tai biến mạch máu não và nhồi máu cơ tim. Những bệnh nhân có cholesterol LDL cao cần được theo dõi và điều trị.
Cholesterol HDL, hay cholesterol tốt
Cholesterol HDL chiếm khoảng 1/4 - 1/3 tổng nồng độ cholesterol trong máu, nó có tác dụng vận chuyển chất béo từ máu về gan cũng như hạn chế hình thành mảng xơ vữa động mạch và các biến chứng tim mạch khác.
Những thói quen xấu dẫn đến giảm cholesterol LDL thường là lười vận động, hút thuốc lá, béo phì, thừa cân,… Vì thế những đối tượng này cần cải thiện cholesterol LDL bằng cách thay đổi lối sống và điều trị nếu cần thiết.
Triglycerides
Triglycerides là dạng chất béo trong máu trung tính, thường tăng cao ở những người tăng cholesterol toàn phần. Dù chứng minh khoa học còn hạn chế song sự tăng Triglycerides trong máu cũng có liên quan đến một vài biến chứng tim mạch.
Xét nghiệm mỡ máu giúp chúng ta nắm được nồng độ các chất béo cụ thể của cơ thể cũng như nguy cơ biến chứng tim mạch. Từ đó có biện pháp điều trị hoặc thay đổi lối sống phù hợp.
Chỉ số mỡ máu giúp đánh giá nguy cơ xơ vữa động mạch và bệnh lý tim mạch
2. Mỡ máu bao nhiêu là cao - chuyên gia giải đáp chi tiết
Mỡ máu cao hay đánh giá nguy cơ cần dựa trên tất cả các chỉ số mỡ máu, cụ thể như sau:
2.1. Chỉ số cholesterol toàn phần
Chỉ số cholesterol toàn phần tiết lộ nguy cơ như sau:
-
< 200 mg/dL: Chỉ số lý tưởng và nguy cơ bệnh động mạch vành thấp.
-
200 - 239 mg/dL: Mức ranh giới cần lưu ý điều chỉnh.
-
>= 240 mg/dL: bạn bị tăng cholesterol máu, có nguy cơ bệnh động mạch vành cao gấp 2 lần bình thường.
2.2. Chỉ số cholesterol HDL
-
Khi HDL cholesterol < 40mg ở nam giới và < 50 mg ở nữ giới: Đây là mức cholesterol tốt thấp, nguy cơ bệnh lý tim mạch cao.
-
Khi HDL cholesterol > 60mg/dL, đây là tín hiệu tốt cho thấy cholesterol này đang bảo vệ cơ thể tốt trước nguy cơ tim mạch.
2.3. Chỉ số cholesterol LDL
Phân mức chỉ số cholesterol LDL như sau:
-
< 100 mg/dL: Đánh giá là rất tốt.
-
Từ 100 - 129 mg/dL: Đánh giá ở mức tốt.
-
Từ 130 - 159 mg/dL: Ở mức tăng giới hạn.
-
160 - 189 mg/dL: Thuộc đối tượng nguy cơ cao.
-
>=190 mg/dL: Nguy cơ rất cao mắc bệnh lý tim mạch và biến chứng.
Nồng độ Triglyceride cũng đánh giá tình trạng mỡ máu cao
2.4. Nồng độ Triglyceride
Chỉ số Triglycerides trong máu tiết lộ nguy cơ như sau:
-
< 150 mg/dL: Mức bình thường.
-
Từ 150 - 199 mg/dL: Mức tăng giới hạn.
-
Từ 200 - 499 mg/dL: mức tăng.
-
Trên 500 mg/dL: Mức tăng rất cao.
Bệnh nhân bị rối loạn lipid máu hỗn hợp khi đồng thời tăng LDL cholesterol và giảm HDL cholesterol, nguy cơ biến chứng bệnh tim mạch cao. Nếu kèm theo tăng triglyceride được gọi là rối loạn lipid máu tăng sinh xơ vữa động mạch.
3. Mỡ máu cao nguy hiểm như thế nào?
Rất nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh, mỡ máu cao hay cholesterol tăng là yếu tố nguy cơ cao nhưng có thể thay đổi được với các bệnh lý tim mạch như: nhồi máu cơ tim, bệnh động mạch vành và tai biến mạch máu não. Đặc điểm của các yếu tố nguy cơ tim mạch này thường đi kèm, thúc đẩy lẫn nhau khiến nguy cơ mắc bệnh tăng gấp nhiều lần.
Cơ chế gây bệnh tạo mảng xơ vữa do tăng nồng độ Cholesterol như sau: Nồng độ LDL cholesterol trong máu cao dẫn đến tình trạng lắng đọng tích tụ vào thành mạch máu. Cùng một số chất trong máu, chúng tụ họp lại hình thành mảng xơ vữa động mạch. Mảng xơ vữa càng lớn thì lưu thông máu càng bị cản trở, có thể dẫn đến hẹp tắc hoàn toàn.
Mỗi năm trên thế giới có khoảng 17 triệu người tử vong do bệnh tim mạch, phần lớn liên quan đến xơ vữa động mạch. Vì thế ngăn chặn sớm từ khi chỉ số mỡ máu cao bất thường là cần thiết để giảm yếu tố nguy cơ.
Thói quen ăn uống và sinh hoạt ảnh hưởng trực tiếp đến chỉ số mỡ máu
Việc kiểm soát, khống chế và điều trị rối loạn mỡ máu cần thực hiện liên tục, suốt đời, mục tiêu quan trọng là ngăn cản biến cố tim mạch. Do đó, những người có chỉ số mỡ máu cao cần lưu ý hơn về lối sống, chế độ ăn uống và luyện tập. Người có chỉ số mỡ máu tốt nên tiếp tục duy trì thói quen sống tốt để bảo vệ tim mạch trước các nguy cơ tổn thương và bệnh lý.
Bạn có thể làm xét nghiệm mỡ máu tại nhiều cơ sở y tế trên cả nước, nhưng hãy tìm đến những cơ sở uy tín để kết quả xét nghiệm chính xác, ngoài ra bạn cũng được tư vấn tốt hơn về tình trạng sức khỏe của bản thân cũng như biện pháp cải thiện.
Như vậy, nắm được mỡ máu bao nhiêu là cao cùng những thông tin liên quan khác rất cần thiết hiện nay. Nếu cần tư vấn thêm, liên hệ MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ hoàn toàn miễn phí 24/7.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!