Các tin tức tại MEDlatec
Mục đích xét nghiệm phân là gì? Quy trình thực hiện như thế nào?
- 01/11/2023 | Vì sao nên xét nghiệm phân cho bé?
- 08/10/2024 | Xét nghiệm nước tiểu: vai trò và quy trình thực hiện
- 23/11/2024 | Đi xét nghiệm máu có được ăn sáng không và vấn đề bạn cần lưu ý
- 02/12/2024 | Giải đáp thắc mắc: Người làm xét nghiệm máu có nên ăn sáng không?
1. Các trường hợp nên xét nghiệm phân
Các bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm phân cho bệnh nhân ở nhiều độ tuổi khác nhau, đặc biệt là trẻ nhỏ. Dưới đây là một số trường hợp cụ thể:
- Bệnh nhân bị rối loạn hấp thu đường, chất béo và một số loại dưỡng chất khác.
- Tình trạng nhiễm trùng đường ruột vì nhiều lý do như virus, vi khuẩn hoặc do một số loại ký sinh trùng.
- Người bệnh nghi ngờ bị xuất huyết tiêu hóa.
Xét nghiệm phân khi nghi ngờ mắc bệnh đường tiêu hóa
- Đánh giá tình trạng nhiễm ký sinh trùng, giun sán, nghi ngờ các bệnh lý ruột viêm, bệnh crohn, viêm đại tràng mạn,...
2. Xét nghiệm phân để làm gì?
Nhờ vào kết quả của xét nghiệm này, các bác sĩ có thể chẩn đoán được một số vấn đề sức khỏe như sau:
- Chẩn đoán một số bệnh lý về đường tiêu hóa, về gan mật. Khi xét nghiệm phân, các bác sĩ có thể kiểm tra được một số enzyme trong phân và đây chính là cơ sở quan trọng để xác định tuyến tụy có đang hoạt động hiệu quả hay không.
- Tìm ra một số nguyên nhân gây triệu chứng tiêu chảy, buồn nôn, chướng bụng, đầy hơi, sốt hay tình trạng chuột rút.
- Kiểm tra tình trạng lẫn máu trong phân để chẩn đoán các bệnh lý đường tiêu hóa như bệnh ruột viêm, ung thư đại trực tràng,....
- Phát hiện giun kim, Giardia hay một số loại ký sinh trùng khác.
- Tìm nguyên nhân gây nhiễm trùng cũng như các căn nguyên đường ruột khác như virus, nấm.
- Nhờ kết quả xét nghiệm phân, bác sĩ cũng có thể đánh giá được khả năng hấp thụ của dinh dưỡng qua đường tiêu hóa.
3. Quy trình xét nghiệm phân
Để thực hiện xét nghiệm phân, cần thực hiện 2 bước gồm bước lấy mẫu và phân tích tại phòng xét nghiệm. Dưới đây là hướng dẫn giúp bạn lấy mẫu phân đúng cách để đảm bảo có được kết quả xét nghiệm tốt nhất:
- Bạn có thể đặt một bọc nhựa lên bồn cầu và đi tiêu vào đó. Sau đó, lấy một mẫu phân nhỏ 10-15gr để cho vào lọ đựng. Chiếc lọ này cần đảm bảo được sát khuẩn trước khi sử dụng.
- Nếu sử dụng dụng cụ mẫu phân thì trong đó đã bao gồm có giấy vệ sinh đặc biệt để giúp bạn thu thập mẫu.
- Lưu ý cần tránh để nước hoặc giấy vệ sinh và nước tiểu lẫn với phân.
- Khi lấy mẫu phân ở trẻ nhỏ còn đang quấn tã, các bà mẹ cần lưu ý những điều sau:
+ Lót tã bằng bọc nhựa.
+ Để tránh nguy cơ nước tiểu trộn lẫn vào phân, bạn nên dùng cố định bọc nhựa. Điều này sẽ giúp bạn đảm bảo lấy được mẫu phân chuẩn nhất.
Sau khi lấy mẫu phân, hãy gửi mẫu phân đến phòng xét nghiệm để các bác sĩ tiến hành phân tích và trả kết quả.
4. Lưu ý khi lấy mẫu xét nghiệm phân cho trẻ
Người lớn có thể chủ động thực hiện lấy mẫu phân một cách dễ dàng theo hướng dẫn của nhân viên y tế. Tuy nhiên, đối với trẻ nhỏ, các bậc phụ huynh cần hướng dẫn hoặc thực hiện lấy mẫu cho con để đảm bảo thu được mẫu phân đạt tiêu chuẩn phục vụ xét nghiệm. Dưới đây là một số lưu ý cụ thể:
- Trường hợp mẫu phân mềm và nhão hoặc có dính màng nhầy hay lẫn máu thì các bậc cha mẹ cần lấy mẫu phân cho con nhanh chóng và nên mang đến phòng xét nghiệm càng sớm càng tốt, trong vòng 3 giờ để đảm bảo kết quả xét nghiệm phân không bị sai lệch.
- Nếu gia đình ở quá xa cơ sở y tế, các bậc phụ huynh cần lưu ý đặc biệt đến việc bảo quản phân sau khi thu mẫu. Nên bảo quản mẫu phân trong dung dịch định hình và không nên để mẫu ở nhiệt độ quá thấp.
- Khi phân đã lẫn nước tiểu hoặc phân trong bỉm sẽ không đạt tiêu chuẩn và không thể dùng để xét nghiệm. Cách tốt nhất là mẹ nên cho trẻ đi vệ sinh vào bô. Nên sát khuẩn bô trước khi sử dụng.
Mẹ nên cho trẻ đi tiêu vào bô để lấy mẫu phân
- Ngoài ra, các bà mẹ có thể dùng que lấy phân. Tuy nhiên, que lấy phân cần đảm bảo sạch và vô khuẩn để không làm ảnh hưởng đến kết quả. Trong quá trình lấy phân, mẹ cần lưu lấy ở chỗ có biểu hiện bất thường nhất, chẳng hạn như có chất nhầy, bọt, máu,... Lượng mẫu phân cần thu thập là khoảng 10- 15g phân. Nhanh chóng cho vào lọ sạch và đậy kín lại.
- Trong trường hợp cần tìm giun kim hay trứng giun, mẹ có thể dùng tăm bông để vào hậu môn của bé, sau đó phết lên kính.
- Đối với những trẻ cần tìm máu máu trong phân, mẹ không nên cho trẻ uống sắt và kiêng thịt nạc khoảng 48 giờ trước khi lấy phân.
- Nếu cần thiết phải cấy mẫu phân, mẹ cần lưu ý hạn chế cho trẻ dùng kháng sinh hay một số loại thuốc tiêu hóa trong vòng 2 tuần trước khi lấy mẫu. Bên cạnh đó, mẹ nên vệ sinh hậu môn của trẻ sạch sẽ và dùng dụng cụ vô khuẩn để lấy mẫu.
- Nếu bảo quản ở nhiệt độ lạnh, mẫu phân sẽ được đảm bảo trong khoảng 4 đến 6 tiếng. Do đó, bạn có thể thực hiện lấy phân tại nhà và bảo quản mẫu đúng cách. Các nhân viên y tế sẽ đến tận nơi để lấy mẫu và mẫu phân sẽ được bảo quản đúng cách, sau đó chuyển về trung tâm xét nghiệm để thực hiện phân tích, đánh giá.
MEDLATEC là cơ sở y tế đáng tin cậy để thực hiện các loại xét nghiệm
Xét nghiệm phân là một trong những loại xét nghiệm rất quan trọng để phát hiện sớm những vấn đề bất thường về đường tiêu hóa. Khi thực hiện lấy mẫu, bạn nên thực hiện theo đúng hướng dẫn của nhân viên y tế. Đặc biệt nên tìm hiểu kỹ để lựa chọn những cơ sở y tế uy tín để đảm bảo có được kết quả xét nghiệm tốt nhất.
Mọi thắc mắc hoặc có nhu cầu đặt lịch xét nghiệm của Hệ thống Y tế MEDLATEC, mời quý khách hàng vui lòng gọi đến tổng đài 1900 56 56 56.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!