Tin tức

Vì sao nên xét nghiệm phân cho bé?

Ngày 01/11/2023
Vũ Thị Thu Hương
Tham vấn y khoa: BS. Đinh Văn Chỉnh

Vì sao nên xét nghiệm phân cho bé?

Xét nghiệm phân cho bé có tác dụng chẩn đoán những vấn đề bất thường ở đường tiêu hóa. Ví dụ như tình trạng nhiễm phải vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, hấp thu dinh dưỡng kém,... Khi những bệnh lý này được phát hiện sớm thì bé sẽ được áp dụng kịp thời những phương pháp điều trị phù hợp, từ đó tăng tỷ lệ chữa khỏi bệnh nhanh và giúp bé trở lại cuộc sống sinh hoạt bình thường.

1. Vai trò của xét nghiệm phân cho bé

Xét nghiệm phân cho bé là hình thức xét nghiệm khá phổ biến. Dựa trên mẫu phân của trẻ, bác sĩ có thể chẩn đoán được nguy cơ trẻ đang mắc phải những bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa như nhiễm ký sinh trùng, kém hấp thụ chất dinh dưỡng, nhiễm vi khuẩn, virus, thậm chí là bệnh ung thư đường ruột,...

Thông qua kết quả xét nghiệm, cha mẹ sẽ nắm được tình trạng sức khỏe hiện tại của trẻ để từ đó phối hợp với bác sĩ có những phương án điều trị thích hợp cho bé, điều chỉnh chế độ dinh dưỡng của trẻ sao cho hợp lý và khoa học hơn nhằm đảm bảo trẻ được phát triển toàn diện.

Trẻ sơ sinh và trẻ dưới 1 tuổi là đối tượng dễ gặp phải các vấn đề về đường tiêu hóa như nôn trớ, rối loạn tiêu hóa, táo bón, tiêu chảy,... Nguyên nhân là do bộ máy tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện. Vì vậy bên cạnh xét nghiệm phân cho bé, bác sĩ có thể sẽ chỉ định thêm các xét nghiệm cần thiết khác để tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh một cách rõ ràng hơn.

Xét nghiệm phân cho bé có thể giúp phát hiện các bệnh lý ở đường tiêu hóa

2. Xét nghiệm phân cho bé nên thực hiện khi nào?

Dưới đây là những trường hợp cần được chỉ định xét nghiệm phân cho bé:

       Hệ tiêu hóa của trẻ bị vi khuẩn, virus hay ký sinh trùng xâm nhập.

       Trẻ có các triệu chứng bất thường như rối loạn hấp thu chất béo, đường hay các loại chất dinh dưỡng khác.

       Có các dấu hiệu nghi ngờ tình trạng xuất huyết tiêu hóa.

       Khi quan sát thấy phân của trẻ có lẫn chất nhầy, lẫn máu, sờ vào bụng trẻ thấy đau.

       Trẻ tiêu chảy trên 2 ngày, tình trạng tiêu chảy không những không thuyên giảm mà càng nghiêm trọng hơn khi đi phân ra nhiều nước, đi ngoài liên tục,...

       Trẻ nôn trớ nhiều, khó ăn uống, triệu chứng mất nước như mắt trũng, da nhăn nheo, tiểu ít, khóc không ra nước mắt,...

Khi nhận thấy trẻ có những triệu chứng nêu trên, các bậc phụ huynh không được chủ quan mà hãy nhanh chóng đưa trẻ đi khám để được chẩn đoán và xử trí y tế kịp thời. Các trường hợp tiêu chảy hay xuất huyết tiêu hóa, nếu để lâu còn có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng của trẻ.

3. Quy trình xét nghiệm phân cho bé

Dưới đây là quy trình xét nghiệm phân cho bé cha mẹ có thể tham khảo:

Bước 1: Lấy mẫu phân:

Để đảm bảo tính chính xác cho kết quả xét nghiệm thì các bậc phụ huynh khi lấy mẫu phân cho trẻ cần phải lưu ý những điều dưới đây:

       Đối với trẻ nhỏ vẫn còn đang mặc bỉm: cha mẹ có thể dùng bọc nhựa để lót vào bỉm cho trẻ. Hãy buộc cố định bọc nhựa để tránh tình trạng phân bị lẫn nước tiểu, đảm bảo mẫu phân được lấy không bị sai lệch và dễ dàng phân tích.

       Đối với trẻ lớn hơn: cha mẹ hướng dẫn trẻ tư thế đi tiêu đúng cách. Có thể để túi nilon ở dưới đáy bô hoặc buộc cố định ở bồn cầu. Sau đó cha mẹ hãy cho mẫu phân của trẻ vào lọ sạch và mang đi xét nghiệm.

Kết quả xét nghiệm có khả năng bị ảnh hưởng nếu mẫu phân bị dính nước tiểu, giấy vệ sinh hoặc tạp chất khác. Trong quá trình lấy mẫu, cha mẹ nên lưu ý lấy những chỗ có dấu hiệu bất thường như phân đen, phân có bọt, dịch nhầy, máu hoặc phân lỏng, phân nhão,...

Cha mẹ cần phải lấy mẫu phân đúng cách

Bước 2: Gửi mẫu bệnh phẩm

Sau khi hoàn thành bước lấy mẫu phân, phụ huynh hãy gửi ngay đến Phòng xét nghiệm của bệnh viện trong thời gian sớm nhất có thể. Trong trường hợp chưa thể gửi mẫu đi ngay thì hãy bảo quản mẫu ở nhiệt độ thích hợp, thời gian bảo quản tối đa là từ 4 - 6 tiếng theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa hoặc các cán bộ xét nghiệm.

Bước 3: Chờ đợi và đọc kết quả xét nghiệm

Các cán bộ xét nghiệm sẽ soi phân tươi, đồng thời thực hiện quy trình xác định nồng độ vi khuẩn, nấm, độ pH của phân, ký sinh trùng,... Trong những trường hợp cần thiết, mẫu phân có thể sẽ được nuôi cấy để xác định loại vi khuẩn gây bệnh, tiến hành các xét nghiệm cần thiết khác như xét nghiệm rotavirus hay kháng sinh đồ để đưa ra kết luận bệnh một cách chính xác và có phác đồ điều trị tối ưu cho trẻ.

4. Những điều phụ huynh cần lưu ý trước khi xét nghiệm phân cho trẻ

Kết quả xét nghiệm phân cho bé có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau, ví dụ như thời điểm lấy mẫu, vị trí lấy mẫu. Do đó các bậc cha mẹ cần lưu ý một số điều dưới đây trước khi tiến hành xét nghiệm phân cho bé:

       Nếu phân trẻ bị lẫn dịch nhầy, lẫn máu hay đi ngoài phân lỏng, mềm nhão,... thì nên làm xét nghiệm sớm, tối thiểu trong khoảng 30 phút kể từ khi lấy mẫu.

       Nếu nghi ngờ trẻ bị đi ngoài ra máu thì cha mẹ không được cho trẻ uống bổ sung sắt, trước khi lấy mẫu khoảng 2 ngày hãy cho trẻ kiêng ăn thịt nạc.

       Nếu nghi ngờ trẻ bị nhiễm trứng giun kim, giun kim thì có thể sử dụng tăm bông sạch và ngoáy vào khu vực hậu môn của trẻ. Sau đó gửi tăm bông đến Trung tâm xét nghiệm để tìm kiếm sự hiện diện của trứng giun hoặc giun kim.

       Trước khi cho trẻ lấy mẫu phân, cha mẹ không cho trẻ uống thuốc điều trị các bệnh về đường tiêu hóa hoặc thuốc kháng sinh và hãy làm sạch hậu môn cho trẻ bằng dụng cụ vô khuẩn.

Trên đây là những điều cha mẹ cần biết về xét nghiệm phân cho bé. Đây là một loại xét nghiệm phổ biến và thường được chỉ định đối với những trường hợp trẻ nhỏ đang gặp phải các vấn đề về hệ tiêu hóa. Việc tìm hiểu trước về loại xét nghiệm này sẽ giúp cha mẹ có những chuẩn bị tốt hơn và thực hiện đúng cách quy trình lấy mẫu, đảm bảo kết quả xét nghiệm mang tính chính xác cao.

Nếu các bậc phụ huynh đang băn khoăn trong việc lựa chọn cơ sở thăm khám uy tín và có Trung tâm Xét nghiệm chất lượng thì có thể cho trẻ đến khám tại Hệ thống Y tế MEDLATEC.

MEDLATEC cũng cung cấp dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi vô cùng thuận tiện. Đối với những bậc cha mẹ hay khách hàng bận rộn, chưa sắp xếp được lịch khám thì có thể liên hệ đặt lịch lấy mẫu qua hotline 1900565656. Nhân viên y tế của MEDLATEC sẽ đến tận địa chỉ do khách hàng đăng ký để lấy mẫu và gửi mẫu về Trung tâm Xét nghiệm.

Lấy mẫu xét nghiệm tận nơi - có ngay MEDLATEC

Toàn bộ quy trình lấy mẫu đều tuân thủ chặt chẽ theo quy định của Bộ Y tế. Kết quả xét nghiệm cũng sẽ được trả tận nơi cho khách hàng và chi phí xét nghiệm đều được niêm yết tại viện, khách hàng chỉ cần trả thêm 10.000 phí phụ thu cho đi lại, lấy mẫu và trả kết quả.

Để được tư vấn chi tiết hơn về các dịch vụ thăm khám và xét nghiệm, quý bạn đọc hãy liên hệ qua hotline 1900565656. Tổng đài viên MEDLATEC sẽ hỗ trợ quý bạn đọc cách đặt lịch khám cùng với các bác sĩ chuyên khoa.

 

 

 

BS Chỉnh đã duyệt

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.