Các tin tức tại MEDlatec
Mức độ nguy hiểm của ho gió mà nhiều người thường chủ quan
- 27/09/2020 | Ho lâu ngày mãi không khỏi phải làm sao?
- 27/09/2020 | Khi nào thì bị ho dị ứng và cách điều trị
- 29/09/2020 | Trẻ sơ sinh bị ho có đờm và những điều cha mẹ cần biết
1. Tìm hiểu về ho gió về mức độ nguy hiểm của bệnh
Khi có chất lạ xâm nhập vào cơ thể qua đường miệng hoặc đường mũi, ho là phản ứng bảo vệ của cơ thể nhằm đẩy chất lạ, các dịch nhầy hay các hạt từ môi trường ra ngoài cơ thể.
ho gió thường xuất hiện khi thời tiết thay đổi đột ngột, giao mùa từ mùa nóng sang lạnh hoặc cũng xảy ra đối với bệnh nhân đang mắc cảm cúm, hay bị dị ứng. Ho gió thường giống với ho khan, kéo dài từ 1 đến 3 tuần và không tiết đờm, dịch nhầy.
Theo các chuyên gia y tế, ho gió không phải là một căn bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên nếu bệnh không được điều trị sớm thì vẫn có thể để lại các biến chứng phức tạp mà nhiều người vẫn chủ quan:
-
Đau tức ngực, đau cơ do ho dai dẳng nhiều ngày không khỏi;
-
Ho nhiều dẫn đến hiện tượng chóng mặt, buồn nôn, đau đầu;
-
Cơ thể uể oải, mỏi mệt;
-
Họng bị đau rát, khản tiếng;
-
Viêm tai, ù tai, viêm dây thanh quản và có thể là dấu hiệu ung thư vòm họng.
Ho nhiều dẫn đến đau rát họng, khàn tiếng
2. Vì đâu mà bị mắc chứng ho gió?
Như ở trên đã đề cập, yếu tố thời tiết và nhiệt độ môi trường là một trong những nguyên nhân khách quan khiến người bệnh bị ho gió, tuy nhiên còn một số lý do khác gây ho phải kể đến như:
-
Không khí ô nhiễm, sống trong môi trường đầy khói bụi và vi khuẩn;
-
Do ăn phải thực phẩm gây dị ứng như hải sản (tôm, cua,...), một số người bị dị ứng với trứng, sữa,... cũng là chất xúc tác khiến bệnh nhân bị ho, sưng vòm họng;
-
Bệnh nhân vốn đã bị cảm cúm, cảm lạnh hoặc các bệnh lý về phổi, viêm phế quản tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, gây ho và viêm họng;
-
Bị trào ngược dạ dày: khi axit từ dạ dày trào ngược lên thực quản sẽ dẫn đến hiện tượng bị sặc, gây ra ho.
Môi trường ô nhiễm tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây ho gió
3. Vậy làm thế nào để biết mình đang bị ho gió?
Có thể nhận biết được dấu hiệu của bệnh như sau:
-
Khi ho không thấy văng đờm, chất dịch ở cổ họng;
-
Cổ bị đau, ngứa rát;
-
Ăn uống kém, sụt cân;
-
Cơ thể bắt đầu mệt mỏi;
-
Khi làm việc bị mất tập trung.
Còn nếu xuất hiện các triệu chứng nặng hơn dưới đây thì người bệnh cần đến các cơ sở khám bệnh càng sớm càng tốt:
-
Đợt ho kéo dài mãi không khỏi (từ 4 - 8 tuần);
-
Ho khàn giọng, kèm theo đau tức ngực, khó thở, buồn nôn;
-
Choáng váng đầu óc, thường xuyên bị đau đầu;
-
Ho ra máu.
4. Biện pháp phòng ngừa và điều trị ho gió
4.1 Tự tạo lá chắn bảo vệ cho cơ thể:
-
Ăn mặc ấm áp, giữ ấm toàn thân đặc biệt là cổ họng vào mùa lạnh;
-
Tắm rửa và vệ sinh cá nhân bằng nước ấm;
-
Uống nước ấm, không uống nước lạnh và ăn đồ lạnh như đá, kem,...
-
Đánh răng súc miệng và giữ cổ họng luôn sạch sẽ;
-
Hạn chế tiêu thụ nhưng thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh;
-
Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, bổ sung nhiều Vitamin C từ rau củ quả;
-
Tăng cường tập thể dục thể thao, tập thở sâu và không hút thuốc lá, không uống rượu bia để bảo vệ lá phổi khỏe mạnh;
-
Hạn chế tiếp xúc gần với người bị ho, cảm cúm. Nếu có tiếp xúc thì phải đeo khẩu trang và rửa tay thường xuyên bằng xà bông sát khuẩn.
Giữ ấm cơ thể vào mùa đông và hạn chế uống nước lạnh để không bị ho
4.2 Mách bạn mẹo chữa ho gió tại nhà bằng phương pháp dân gian
Nếu mới chỉ ho nhẹ hoặc có dấu hiệu ở giai đoạn đầu, bạn có thể sử dụng các vị thuốc dân gian phổ biến như gừng, nghệ, mật ong,... nhằm giảm thiểu cơn ho.
Dùng mật ong và quất
Mật ong ngâm với vài lát quất thái mỏng khoảng 30 phút. Sau đó chưng lên bếp đun lửa liu riu, khuấy đều tới khi hỗn hợp đặc lại. Bạn có thể đun nhiều và trữ trong lọ thuỷ tinh để dùng dần, bảo quản trong tủ lạnh.
-
Trẻ em: ngậm hoặc hoà hỗn hợp với 500ml nước ấm, dùng từ 3 - 4 lần/ngày;
-
Người lớn: như trên, dùng 3 - 4 lần/ngày nhưng mỗi lần hoà với 70ml nước ấm.
Lưu ý: Công thức này chống chỉ định dùng cho người bị đau dạ dày hoặc bị đầy hơi, khó tiêu.
Hỗn hợp mật ong và tỏi
Đập dập tỏi trộn với mật ong theo tỷ lệ 1:2. Chưng hỗn hợp trong nồi cách thuỷ tầm 15 - 20 phút, đun liu riu nhỏ lửa. Sau đó chắt lấy nước, để uống dần trong 2 ngày. Uống 3 lần/ngày, mỗi lần uống 2 thìa cà phê.
Bài thuốc nước vo gạo kết hợp cùng rau diếp cá
Rau diếp cá rửa sạch xay nhuyễn rồi trộn với nước vo gạo. Đem hỗn hợp đun sôi, giữ lửa nhỏ trong 30 phút. Xong xuôi lấy nước cốt uống duy trì trong vòng 7 ngày, tần suất từ 2 - 3 lần/ngày.
Các phương pháp trên đây chỉ có tác dụng bổ trợ, đối với người bị ho nhẹ thì có thể khỏi nhưng những người nặng hơn thì chỉ giúp giảm thiểu triệu chứng ho chứ không trị tận gốc ho gió.
Hy vọng rằng với những kiến thức lâm sàng chúng tôi cung cấp trên đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về ho gió và tầm quan trọng khi điều trị dứt điểm căn bệnh này. Đối với bất kỳ bệnh lý nào cũng vậy, nếu để bệnh ủ quá lâu và dai dẳng thì đều có thể dẫn tới những biến chứng nặng hơn. Vì vậy mọi người cần nắm được những thông tin về bệnh để chuẩn bị tâm lý và đi khám sớm giúp tầm soát được những biến chứng nguy hiểm.
Bệnh viện MEDLATEC là địa chỉ khám chữa bệnh uy tín mà khách hàng có thể gửi gắm niềm tin. Với kinh nghiệm hơn 24 năm trong lĩnh vực y tế, trang thiết bị khám chữa bệnh được đầu tư và đổi mới liên tục cũng như đội ngũ bác sĩ, nhân viên y tế tay nghề cao cam kết mang lại kết quả chẩn đoán có tỷ lệ chính xác cao và hiệu quả trong việc điều trị bệnh.
Ngoài ra MEDLATEC còn thực hiện khám BHYT, đồng thời áp dụng dụng bảo lãnh viện phí với gần 40 đơn vị bảo hiểm bảo lãnh tại 2 cơ sở BVĐK MEDLATEC - 42 Nghĩa Dũng và PKĐK MEDLATEC - 99 Trích Sài - Tây Hồ, tạo điều kiện về mặt chi phí nếu bệnh nhân còn băn khoăn về giá thành khi sử dụng dịch vụ tại đây. Hãy liên hệ ngay đến tổng đài 1900565656 để được đội ngũ chăm sóc khách hàng tư vấn miễn phí cũng như đặt lịch khám với bác sĩ cho bạn ngay hôm nay nhé!
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!