Các tin tức tại MEDlatec
Mụn trứng cá là gì? Cách điều trị như thế nào?
- 15/07/2021 | Giải đáp: Mụn trứng cá có bao nhiêu cấp độ?
- 05/11/2022 | Nguyên nhân gây mụn trứng cá ở nam giới và cách điều trị
- 03/08/2022 | Giải quyết nỗi lo mụn trứng cá với thuốc bôi Differin
- 03/12/2020 | Mụn trứng cá - nỗi lo không của riêng ai ở tuổi dậy thì
- 14/11/2020 | Mụn trứng cá và cách điều trị không sẹo, không đau
1. Mụn trứng cá là gì?
Gần như ai cũng có thể nhận biết mụn trứng cá, tuy nhiên, không phải tất cả chúng ta đều hiểu rõ mụn trứng cá là gì, cơ chế hình thành mụn như thế nào.
Mụn trứng cá thường xuất hiện nhiều trên da mặt
Các chuyên gia cho biết, lứa tuổi dậy thì và những người da dầu là những trường hợp dễ gặp phải mụn trứng cá. Mụn trứng cá hình thành do những nang lông trên da bị tắc nghẽn bởi sự tăng tiết dầu và những tế bào da chết. Bất cứ vùng da nào cũng có thể xuất hiện mụn trứng cá nhưng vùng da mặt, trán, lưng, ngực, vai là dễ bị mụn nhân vì đây là những vị trí có nhiều tuyến dầu.
- Cụ thể, cơ chế hình thành mụn trứng cá thường do 4 yếu tố chính dưới đây:
+ Tăng tiết chất bã nhờn bao gồm cả những yếu tố là nội tiết của người bệnh và những yếu tố bên ngoài, không liên quan đến nội tiết.
+ Rối loạn sừng hóa ống bã: Là tình trạng tắc nghẽn, ứ đọng tại lòng tuyến bã. Sau đó, chất bã nhờn sẽ cô đọng lại thành nhân trứng cá. Tuy nhiên, nếu xảy ra tình trạng bội nhiễm thì tuyến bã có thể sinh ra mủ và lan rộng tình trạng viêm nhiễm sang những tuyến bã khác khiến người bệnh phải đối mặt với tình trạng trứng cá bọc, trứng cá viêm tấy.
+ Vi khuẩn: Sự tăng tiết bã nhờn và tắc nghẽn lòng tuyến bã chính là điều kiện rất thuận lợi để vi khuẩn phát triển, phổ biến nhất là vi khuẩn Cuti Bacterium acnes – nguyên nhân khiến mụn trứng cá phát triển.
+ Tình trạng viêm nhiễm: Khi có sự xuất hiện của vi khuẩn sinh mụn, người bệnh sẽ nhanh chóng phải đối mặt với tình trạng viêm nang lông và mụn trứng cá.
- Nếu không chăm sóc da đúng cách thì tình trạng bệnh sẽ càng nghiêm trọng hơn. Một số biến chứng cụ thể do mụn trứng cá gây ra là:
+ Tăng nguy cơ để lại sẹo, gây ra tình trạng da rỗ, da dày do những vết sẹo lồi. Những vết sẹo này có thể tồn tại rất lâu, dù người bệnh đã khỏi mụn. Sau này, bệnh nhân sẽ rất khó khăn trong việc điều trị sẹo mụn và sẹo lồi.
+ Da thay đổi: Những vùng da bị mụn có thể bị ảnh hưởng lâu dài. Dù đã khỏi mụn, nhưng những vùng da này vẫn có thể bị sẫm màu hơn bình thường hoặc sáng màu hơn bình thường. Điều này khiến làn da không đều màu và ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ.
Khi đó, người bệnh luôn cảm thấy tự ti, mặc cảm, ảnh hưởng đến hiệu quả công việc và họ có thể bỏ lỡ nhiều cơ hội trong cuộc sống. Chính vì thế, khi bị mụn trứng cá, bạn không nên chủ quan, hãy tìm hiểu để điều trị mụn sớm và đúng cách để mang lại hiệu quả tốt nhất, giảm nguy cơ để lại sẹo và hạn chế tối đa nguy cơ gây mất thẩm mỹ bởi những vết sẹo mụn, sẹo lồi “cứng đầu” trong tương lai.
2. Triệu chứng của mụn trứng cá
Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và làn da của mỗi người mà mụn trứng cá có thể gây ra những biểu hiện khác nhau. Cụ thể là:
Mụn trứng cá gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ
- Mụn đầu trắng với những trường hợp da có lỗ chân lông kín.
- Nếu da có lỗ chân lông mở thì có thể xuất hiện mụn đầu đen.
- Xuất hiện những vết sưng nhỏ và đỏ dạng sẩn.
- Mụn nhọt hay mụn mủ.
- Có những khối lớn dưới da và rất rắn. Những khối u này có thể khiến người bệnh bị đau, sưng viêm, thậm chí có chứa nhiều mủ.
3. Những yếu tố làm tăng nguy cơ hình thành và phát triển mụn trứng cá
- Tuổi tác: Lứa tuổi dậy thì rất dễ phải đối mặt với tình trạng mụn trứng cá. Nguyên nhân là vì ở giai đoạn này, tuyến bã nhờn thường có xu hướng hoạt động quá mức, tăng nguy cơ bít tắc lỗ chân lông và hình thành mụn một cách dễ dàng.
Sau tuổi dậy thì, nội tiết tố của chúng ta dần ổn định, mụn trứng cá sẽ ít dần nhưng vẫn có thể xuất hiện mụn do một số yếu tố như chế độ ăn nhiều dầu mỡ, thường xuyên căng thẳng, môi trường sống ô nhiễm,…
Mụn trứng cá thường xuất hiện ở độ tuổi dậy thì
- Di truyền: Nếu cả bố và mẹ bị mụn trứng cá thì con cái khi sinh ra cũng rất dễ bị mụn trứng cá.
- Sử dụng một số loại thuốc chứa corticosteroid hay testosterone,… cũng có thể làm tăng nguy cơ mọc mụn trứng cá.
- Chế độ ăn uống không khoa học cũng có thể làm tăng nguy cơ hình thành mụn hoặc khiến mụn nghiêm trọng hơn.
- Căng thẳng kéo dài cũng có thể gây rối loạn nội tiết tố, tăng tiết mồ hôi khiến tuyến bã nhờn hoạt động mạnh mẽ hơn và từ đó làm tăng nguy cơ hình thành mụn.
- Vệ sinh kém: Một làn da không sạch sẽ chính là môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển và gây mụn.
- Tổn thương da: Khi da bị tổn thương do bạn sử dụng những sản phẩm xà phòng, sữa tắm có tính tẩy rửa mạnh thì da sẽ bị kích ứng nhiều hơn và tình trạng mụn trứng cá sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.
- Không tẩy trang sau khi dùng mỹ phẩm sẽ gây ra tình trạng tắc nghẽn lỗ chân lông và kích thích hình thành mụn trứng cá.
- Nếu thường xuyên mặc quần áo chật, bó sát thì có thể dẫn đến bí tắc lỗ chân lông và tăng nguy cơ hình thành mụn.
4. Cách điều trị mụn trứng cá
Ngoài thắc mắc “mụn trứng cá là gì” thì điều quan trọng khác mà nhiều người quan tâm đó là “làm thế nào để loại bỏ mụn trứng cá”. Theo các chuyên gia, điều trị mụn trứng cá cần phải lưu ý đến nguyên nhân gây mụn là gì, cơ địa da của mỗi người thì mới có thể tìm ra phương pháp hiệu quả. Hơn nữa, người bệnh cũng cần kiên trì thực hiện mới có thể đạt được hiệu quả lâu dài.
Vệ sinh da thường xuyên và đúng cách để phòng tránh mụn trứng cá
- Trước hết, bạn nên vệ sinh da mỗi ngày và thực hiện vệ sinh đúng cách.
- Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, nhiều rau xanh và trái cây, đảm bảo uống đủ nước mỗi ngày, đặc biệt cần hạn chế sử dụng chất kích thích.
- Có chế độ nghỉ ngơi phù hợp, kiểm soát căng thẳng tốt.
- Nếu mụn trứng cá ngày càng lan rộng và nghiêm trọng thì cần đi khám sớm để được điều trị hiệu quả, hạn chế biến chứng đến sức khỏe và thẩm mỹ trong tương lai.
Mọi thắc mắc hoặc có nhu cầu thăm khám, mời quý khách liên hệ tới Chuyên khoa Da liễu của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC theo đường dây nóng 1900 56 56 56.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!