Các tin tức tại MEDlatec
Nâng khớp cắn là gì? Quy trình, đối tượng và hiệu quả sau điều trị
- 11/07/2022 | Chuyên gia tư vấn cách khắc phục tình trạng lệch khớp cắn an toàn, hiệu quả
- 12/07/2022 | Niềng răng khớp cắn ngược bằng phương pháp gì để đạt hiệu quả tối ưu?
- 21/07/2022 | Nguyên nhân hình thành khớp cắn ngược loại 3 là gì? Điều này có hại không?
- 16/07/2025 | Khớp cắn sâu có nguy hiểm không? Những điều bạn cần biết
- 16/07/2025 | Nâng khớp cắn là gì? Quy trình, đối tượng và hiệu quả sau điều trị
1. Nâng khớp cắn là gì?
Nâng khớp cắn là một kỹ thuật nha khoa nhằm điều chỉnh lại chiều cao khớp cắn giữa hàm trên và dưới, để đạt được sự cân đối khi ăn nhai, nói chuyện, nghỉ ngơi. Phương pháp này thường được chỉ định cho các trường hợp khớp cắn thấp, mòn răng nghiêm trọng, mất răng lâu năm hoặc khớp cắn sai lệch bẩm sinh.
Việc nâng khớp cắn không chỉ phục hồi chức năng ăn nhai, mà còn giúp cải thiện thẩm mỹ khuôn mặt, phòng ngừa các vấn đề về khớp thái dương hàm.
2. Nguyên nhân khiến khớp cắn bị sai lệch cần nâng chỉnh
Nguyên nhân khiến sai lệch khớp cắn bao gồm:
- Mòn răng do nghiến răng: Làm răng bị thấp dần, dẫn đến giảm chiều cao khớp cắn.
- Mất răng không hồi phục được: Khi mất răng lâu ngày, các răng đối diện và xung quanh có thể bị xô lệch, làm thay đổi khớp cắn tự nhiên.
- Khớp cắn sâu hoặc khớp cắn ngược bẩm sinh: Gây ảnh hưởng đến chức năng và thẩm mỹ khuôn mặt.
- Rối loạn khớp thái dương hàm: Dẫn đến sai lệch vận động của hàm dưới, từ đó làm khớp cắn lệch khỏi vị trí sinh lý.
- Thói quen xấu khi còn nhỏ như mút tay, đẩy lưỡi, cắn vật cứng,… cũng có thể làm ảnh hưởng lâu dài đến khớp cắn.
3. Đối tượng nào cần điều chỉnh khớp cắn?
Điều chỉnh khớp cắn không áp dụng cho tất cả mọi người, mà thường được chỉ định cho những trường hợp sau:
- Người bị khớp cắn sâu, khớp cắn ngược hoặc hở khớp cắn, ảnh hưởng đến chức năng nhai, phát âm và thẩm mỹ.
- Người bị mòn răng nghiêm trọng do nghiến răng.
- Người mất răng lâu năm, dẫn đến tụt khớp cắn, thay đổi cấu trúc hàm và khuôn mặt.
- Người có rối loạn thái dương hàm: Đau khớp, mỏi hàm, phát âm khó, há miệng kêu lách cách.
- Người cần cải thiện thẩm mỹ gương mặt: Khớp cắn sai lệch có thể làm mặt bị móp nhẹ, hóp thái dương hoặc gương mặt thiếu cân đối.
4. Các phương pháp nâng khớp cắn phổ biến hiện nay
Tuỳ vào tình trạng răng miệng và mức độ sai lệch khớp cắn, bác sĩ có thể chỉ định phương pháp điều chỉnh phù hợp. Các kỹ thuật can thiệp khớp cắn phổ biến hiện nay bao gồm:
- Chỉnh sửa khớp cắn bằng máng nhai: Bằng việc sử dụng máng nhai trong suốt, đeo vào ban đêm hoặc cả ngày, phương pháp này giúp tái lập chiều cao nhai tạm thời và giảm áp lực lên khớp thái dương hàm. Nó thường được áp dụng cho các trường hợp mòn răng nhẹ và rối loạn khớp hàm.
- Chỉnh sửa khớp cắn bằng bọc răng sứ: Mục đích của kỹ thuật này để tăng chiều cao răng và điều chỉnh khớp cắn, thường được áp dụng cho người bị mòn răng, khớp cắn thấp hoặc cần phục hình thẩm mỹ.
- Chỉnh sửa khớp cắn bằng trồng răng Implant hoặc cầu răng: Kỹ thuật này thường được áp dụng cho những trường hợp mất nhiều răng, gây sụp khớp cắn, cho phép tái tạo lại chiều cao nhai và ổn định khớp cắn lâu dài.
5. Quy trình nâng khớp cắn chuẩn nha khoa
Quy trình điều chỉnh khớp cắn được thực hiện theo 5 bước sau:
- Bước 1: Thăm khám và đánh giá tổng quát
Người bệnh sẽ được kiểm tra lâm sàng, chụp X-quang, đo khớp cắn và chụp CT nếu cần thiết. Các bước này giúp bác sĩ đánh giá chính xác tình trạng răng, chiều cao khớp cắn hiện tại, mức độ sai lệch cũng như sự ổn định của khớp thái dương hàm. Từ đó, giúp lập kế hoạch điều trị phù hợp và an toàn cho từng trường hợp.
- Bước 2: Phân tích khớp cắn và chức năng khớp thái dương hàm
Dựa vào các dữ liệu lâm sàng và hình ảnh thu được, bác sĩ sẽ tiến hành đánh giá chuyên sâu về khớp cắn, bao gồm: sự tiếp xúc giữa các răng, độ cân đối giữa hai hàm và vị trí vận động của khớp thái dương hàm. Nếu phát hiện các dấu hiệu rối loạn như lệch hàm, há miệng kêu lách cách, đau khớp, bác sĩ sẽ ghi nhận và lên phương án điều chỉnh phù hợp.
- Bước 3: Lập kế hoạch điều trị cá nhân
Dựa trên kết quả thăm khám và phân tích, bác sĩ sẽ xây dựng kế hoạch điều trị chi tiết phù hợp cho từng đối tượng bệnh nhân.
- Bước 4: Tiến hành điều chỉnh khớp cắn
Bác sĩ sẽ tiến hành nâng khớp cắn theo định hướng can thiệp trước đó.
- Bước 5: Theo dõi và điều chỉnh
Sau khi hoàn tất quá trình điều chỉnh khớp cắn, bệnh nhân cần được tái khám định kỳ để bác sĩ theo dõi sự thích nghi và ổn định của khớp cắn mới.
6. Hiệu quả sau khi nâng khớp cắn
Sau điều chỉnh khớp cắn, bệnh nhân sẽ cảm nhận được những thay đổi tích cực về chức năng ăn nhai và thẩm mỹ. Tuy nhiên, thời gian nhận thấy hiệu quả rõ rệt thường dao động khoảng 2 - 8 tuần, tuỳ vào phương pháp áp dụng và cơ địa từng người. Một số trường hợp cần nhiều tháng để cơ hàm và khớp thái dương hàm thích nghi hoàn toàn với khớp cắn mới.
Hiệu quả sau can thiệp bao gồm:
- Khôi phục khả năng ăn nhai ổn định.
- Giảm đau cơ hàm, cổ vai gáy, khớp thái dương hàm.
- Cải thiện thẩm mỹ khuôn mặt.
- Hạn chế rối loạn khớp thái dương hàm.
- Tăng chất lượng cuộc sống.
Bài viết trên đây là thông tin chi tiết về nguyên nhân, các phương pháp, quy trình và hiệu quả sau nâng khớp cắn. Đây không chỉ là kỹ thuật can thiệp phục hình đơn thuần, mà còn là giải pháp toàn diện cho chức năng, thẩm mỹ và sức khoẻ hàm mặt. Trường hợp bạn có dấu hiệu mòn răng, lệch hàm, khớp cắn sâu, hay cảm giác đau mỏi khi ăn nhai, hãy thăm khám sớm để được tư vấn giải pháp phù hợp.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc liên quan hoặc nhu cầu thăm khám sức khỏe răng miệng, có thể liên hệ Tổng đài MEDLATEC 1900 56 56 56 để được giải đáp nhanh chóng và đặt lịch thăm khám cùng bác sĩ chuyên khoa.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!