Các tin tức tại MEDlatec
Nếu sử dụng thuốc long đờm cho trẻ, bố mẹ nhất định phải biết
- 21/05/2020 | Một số loại thuốc long đờm phổ biến và lưu ý khi sử dụng
- 03/06/2021 | 7 cách phòng ngừa viêm họng cấp lúc giao mùa đơn giản, hiệu quả
- 27/05/2021 | Viêm họng cấp: triệu chứng nhận diện bệnh điển hình nhất
1. Hiểu đúng về đờm và thuốc long đờm
1.1. Nguyên nhân khiến trẻ có đờm
Đờm là một dạng chất nhầy tiết ra ở hốc mũi đến phế nang rồi được thải ra ngoài qua đường miệng. Có nhiều nguyên nhân gây nên đờm ở trẻ nhưng chủ yếu là do bệnh về đường hô hấp. Hầu hết các trường hợp có đờm không nguy hiểm cho sức khỏe trừ khi nó xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý.
Trẻ có đờm ở cổ họng do nhiều nguyên nhân khác nhau
Nguyên nhân gây ra đờm ở trẻ thường là:
- Dị ứng
Dị ứng với các tác nhân như: môi trường ô nhiễm, khói, bụi, lông động vật, phấn hoa,... có thể gây nên tình trạng các màng nhầy bài tiết nhiều chất nhầy là dịch đờm.
- Nhiễm trùng
Viêm xoang hay nhiễm trùng xoang dễ làm tăng tiết nhầy nhưng nó lại là cơ chế kháng viêm của cơ thể để chống lại vi khuẩn xâm nhập. Tuy nhiên, khi đờm quá nhiều và chuyển màu xanh hoặc vàng thì nó lại là dấu hiệu nhiễm trùng.
- Virus
Sự xâm nhập của các loại virus thủy đậu, sởi, ho gà,... cũng là một trong các nguyên nhân gây ra đờm trong cổ họng của trẻ.
- Viêm phổi
Tình trạng tăng tiết dịch nhầy do viêm phổi ở mỗi trẻ là không giống nhau nhưng bệnh lý này khiến đờm ứ đọng tại phổi gây khó thở cho trẻ.
- Viêm phế quản cấp tính
Sau mỗi đợt nhiễm virus cấp trẻ thường bị viêm phế quản cấp và bệnh lý này gây ra hiện tượng khó thở. Bên cạnh đó, chất nhầy cũng tích tụ và làm khó thở nặng hơn.
1.2. Thuốc long đờm - cơ chế hoạt động và tác dụng
Thuốc long đờm được dùng để trị ho có đờm với mục đích làm loãng và giúp đờm bị tống xuất ra khỏi đường thở. Có 2 cơ chế hoạt động của thuốc long đờm đó là:
- Kích thích receptor
Bộ phận tiếp nhận hay còn gọi là các receptor có tác dụng làm tăng đào thải dịch lỏng trong đường hô hấp. Việc dùng thuốc sẽ kích thích các thụ thể có tại niêm mạc dạ dày từ đó làm giảm nhầy đồng thời khiến acid tấn công niêm mạc dạ dày tạo viêm loét. Cơ chế này không tốt cho những người bị bệnh dạ dày - tá tràng. Mặt khác, thuốc sử dụng cơ chế này thường có thêm natri iot hoặc kali iot trong thành phần để làm tăng nguy cơ tích lũy iot nên dễ gây bướu giáp.
- Kích thích các tế bào chính xuất tiết
Thành phần của các loại thuốc long đờm này thường là tinh dầu bay hơi có khả năng sát khuẩn.
Sử dụng thuốc long đờm cho trẻ bừa bãi có thể gây viêm loét dạ dày
Thuốc long đờm có thể tống xuất đờm ra khỏi cơ thể là nhờ nó có khả năng làm thay đổi cấu trúc của dịch nhầy, giảm độ nhớt và độ đặc của đờm nhầy tại phế quản nên đờm di chuyển dễ dàng hơn. Kế tiếp đó, nhờ có phản xạ ho của trẻ mà đờm được đẩy ra ngoài.
Bên cạnh tác dụng hỗ trợ tống xuất đờm, thuốc long đờm cũng gây nên nhiều bất lợi như:
- Làm lỏng chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày nên dễ gây loét dạ dày.
- Làm khởi phát các cơn co thắt phế quản.
- Một số tác dụng phụ khác như: chóng mặt, hoa mắt, nhức đầu, rối loạn tiêu hóa, tăng men gan, buồn nôn và nôn, viêm miệng, ù tai, buồn ngủ, phát ban trên da,...
2. Hiểu đúng về khi nào nên dùng và lưu ý khi sử dụng thuốc long đờm cho trẻ
2.1. Tránh nhầm lẫn thuốc long đờm và thuốc tiêu đờm
Khi sử dụng thuốc long đờm cho trẻ không ít cha mẹ sẽ có sự nhầm lẫn thuốc long đờm với thuốc tiêu đờm hay nói đúng hơn là hay cho rằng nó đều là một loại. Xin nhấn mạnh rằng, cả hai loại thuốc này đều hướng đến mục tiêu là trị đờm ở trẻ nhưng cách thức mà chúng tác động để loại bỏ đờm lại hoàn toàn khác nhau.
- Thuốc long đờm: có tác dụng làm tăng tiết dịch nhầy ở đường hô hấp để đờm nhầy bị loãng ra và nhờ phản xạ ho mà trẻ dễ dàng tống đờm ra ngoài.
- Thuốc tiêu đờm: tác động trực tiếp lên đờm để bẻ gãy các cấu trúc hóa học liên kết có trong đờm từ đó thay đổi cấu trúc đờm mà không làm tăng thể tích cũng như khối lượng của đờm. Khi cấu trúc bị phá vỡ, độ nhầy và đặc của đờm sẽ giảm nên chúng dễ bị tống ra ngoài khi trẻ ho hoặc khạc đờm.
Như vậy, thuốc long đờm không làm biến mất đờm mà chỉ làm loãng nó thôi còn thuốc tiêu đờm lại có khả năng làm thay đổi bản chất của đờm để nó dễ bị khạc ra ngoài hơn.
2.2. Thời điểm nên dùng và lưu ý khi dùng thuốc long đờm
Khi nào nên dùng thuốc long đờm, dùng với liều lượng như thế nào cần có sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa dựa trên triệu chứng, độ tuổi, độ đặc/loãng của đờm chứ không hề có chỉ định chung cho mọi trường hợp trẻ có đờm trong cổ họng. Các loại thuốc long đờm thường hay dùng cho bệnh nhân bị viêm phổi, viêm phế quản hoặc cảm lạnh và nó có thể giúp trị ho hay đau rát họng ở trẻ nhỏ. Trong quá trình dùng thuốc cần chú ý không nên kéo dài quá 8 - 10 ngày (trừ những trường hợp đã được bác sĩ chỉ định thời gian sử dụng thuốc).
Cha mẹ nên tham vấn bác sĩ chuyên khoa về việc dùng thuốc long đờm cho trẻ
Trong quá trình sử dụng thuốc long đờm cho trẻ cha mẹ cũng nên lưu ý:
- Dùng thuốc với liều lượng phù hợp đã được bác sĩ chỉ định.
- Tuyệt đối không được lạm dụng thuốc ở trẻ có phản xạ ho kém.
- Thuốc long đờm có thể gây co thắt phế quản nên trẻ bị hen suyễn cần thận trọng khi sử dụng.
- Không nên sử dụng thuốc long đờm cho trẻ bị suy nhược vì cơ thể yếu nên không thể khạc hoặc nếu khạc đờm không đúng cách sẽ dễ làm ứ đọng đờm khiến bệnh càng nặng hơn.
- Tránh dùng cùng lúc thuốc ức chế ho với thuốc long đờm.
- Nếu đờm loãng ở phế quản nhiều mà trẻ ho kém thì cần phải hút đờm ra.
- Không dùng thuốc long đờm cho những trẻ đang bị loét dạ dày - tá tràng.
Chăm sóc trẻ là một quá trình đòi hỏi sự hiểu biết chính xác của cha mẹ để tránh những hệ lụy xấu cho sức khỏe. Nếu cha mẹ chưa biết cách sử dụng thuốc long đờm cho trẻ tốt nhất nên tham vấn bác sĩ chuyên khoa hoặc gọi tới tổng đài 1900565656 để được chuyên viên y tế của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC chia sẻ những thông tin bổ ích và đúng đắn.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!