Các tin tức tại MEDlatec
Ngứa cổ họng ho về đêm là dấu hiệu cảnh báo của bệnh lý gì?
- 09/07/2020 | Ngứa họng ho có nguyên nhân do đâu và cách điều trị hiệu quả
- 13/09/2022 | Ngứa họng ho khan là dấu hiệu của bệnh gì và cách khắc phục
- 19/04/2021 | Nguyên nhân và cách giảm, tránh ho về đêm
1. Ngứa cổ họng ho về đêm là dấu hiệu cảnh báo của bệnh gì?
Theo các chuyên gia, ngứa cổ họng ho về đêm hoàn toàn có thể là dấu hiệu cảnh báo của một số bệnh lý sau đây:
Cảm cúm
Ngứa cổ họng ho về đêm là triệu chứng cơ bản và thường gặp nhất đối với người bị cảm cúm hoặc cảm lạnh, nhất là khi thời tiết giao mùa hoặc thay đổi thất thường.
Người bệnh thường có triệu chứng ho, ngứa rát cổ từ 5 - 7 ngày sau đó có thể tự khỏi. Một vài trường hợp có thể sẽ phải đối mặt với các cơn ho dai dẳng hơn trong vài tuần.
Cảm cúm có biểu hiện điển hình của các cơn ho, đau rát tại cổ họng
Hen suyễn
Nếu bị hen suyễn, bạn có thể gặp phải tình trạng ngứa cổ họng và ho đặc biệt là về đêm. Nguyên nhân là do niêm mạc ống phế quản của người bệnh bị sưng to và thu hẹp lại khiến tình trạng khó thở cùng ho khan xảy ra.
Trong các cơn hen phế quản cấp tính, tình trạng ho có thể là dấu hiệu cảnh báo trước khi cơn hen xuất hiện.
Viêm họng
Ngứa cổ họng ho về đêm là một trong những dấu hiệu nhận biết viêm họng khi trời trở lạnh hoặc chuyển mùa. Người bệnh cũng có thể gặp phải các triệu chứng bệnh lý khác như:
-
Sưng đau tại cổ họng.
-
Ho có đờm.
-
Sốt cao.
-
Sổ mũi.
-
Người mệt mỏi, chán ăn.
-
Đau nhức đầu.
-
,...
Ho rát cổ là biểu hiện của tình trạng viêm họng
Dị ứng
Ngứa cổ họng ho về đêm có thể là phản ứng cảnh báo khi cơ thể bạn đang dị ứng với một số dị nguyên có trong môi trường sống như bụi bẩn, vi sinh vật, lông chó mèo, thức ăn, phấn hoa,...
Các cơn ho, ngứa cổ xuất hiện với cường độ thấp trong thời gian đầu. Khi tình trạng không được cải thiện, các cơn ho sẽ kéo dài dai dẳng hơn gây ra các khó chịu hoặc tiến triển nặng hơn thành các cơn khó thở.
Viêm xoang
Viêm xoang có thể biểu hiện bởi các cơn đau rát cổ và ho về đêm. Thường phổ biến nhất ở người bị xoang cạnh mũi. Các cơn ho có thể kéo dài từ vài tuần đến vài tháng tùy theo tình trạng của người bệnh.
Viêm xoang là thể gây ra tình trạng ngứa, ho rát cổ họng
Bên cạnh đó, các triệu chứng đi kèm cũng xuất hiện như chảy nước mũi, nghẹt mũi, có cảm giác đau cổ khi nuốt nước bọt, đau nhức ở vùng trán - mặt,... Tình trạng khó chịu hơn khi thời tiết thay đổi thất thường.
Trào ngược dạ dày
Tình trạng trào ngược dạ dày - thực quản khiến cho acid và dịch vị dạ dày bị đẩy lên vùng hầu họng, gây ra tình trạng viêm tại khu vực này dẫn đến ngứa rát cổ họng và ho.
Tình trạng này thường diễn ra do người bệnh mắc các chứng bệnh liên quan đến dạ dày, tiêu hóa, hoặc ăn quá no quá nhiều trước khi đi ngủ.
Các yếu tố khác có thể gây ảnh hưởng
-
Thay đổi thời tiết khiến cổ họng bị ảnh hưởng.
-
Môi trường sống và làm việc của người bệnh thường xuyên bị ô nhiễm.
-
Ảnh hưởng của một số loại thuốc Tây mà người bệnh sử dụng.
2. Cách khắc phục tình trạng ngứa cổ họng và ho về đêm tại nhà
Khi gặp phải tình trạng ngứa cổ họng và hay ho về đêm, bạn có thể áp dụng một số mẹo điều trị tại nhà sau đây:
Sử dụng nước muối để súc miệng
Để hạn chế tình trạng khó chịu ở cổ họng một cách nhanh chóng nhất, bạn có thể sử dụng nước muối ấm để súc miệng. Đây là cách làm đơn giản, dễ dàng thực hiện ngay tại nhà.
Súc miệng với nước muối
Các lưu ý khi sử dụng cách làm này:
-
Không súc nước muối quá mặn. Nên đảm bảo nước muối súc là hợp vệ sinh và nên súc bằng nước muối ấm. Tốt nhất nên sử dụng nước muối sinh lý 0,9% đóng sẵn bán phổ biến tại các nhà thuốc.
-
Súc miệng trong khoảng 10 - 15 giây thì nhổ ra.
-
Mỗi lần nên súc từ 2 - 3 lần.
-
Không nuốt nước muối khi đang tiến hành súc miệng.
Sử dụng giấm táo
Để khắc phục tình trạng ho rát cổ họng, bạn có thể uống nước táo cùng nước ấm. Có thể hoàn thêm một thìa mật ong vào dung dịch để dễ uống và có hương vị thơm ngon hơn.
Dùng mật ong nguyên chất
Một trong những hỗ trợ điều trị ngứa cổ mẹo và ho khan là sử dụng mật ong. Bởi mật ong có tác dụng giảm viêm và kích ứng, kháng khuẩn cực hiệu quả.
Cách sử dụng tốt nhất là bạn nên nuốt một thìa cafe mật ong vào buổi sáng hoặc uống nước mật ong. Ngoài ra, bạn cũng có thể uống trước khi đi ngủ để ngủ ngon hơn.
Vệ sinh sạch sẽ mũi và họng
Một cách khác để khắc phục tình trạng khiến người bệnh cảm thấy khó chịu này là việc vệ sinh mũi - họng thường xuyên với nước mũi sinh lý. Điều này giúp giảm hiệu quả các lượng vi rút, vi khuẩn gây bệnh.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý
Một chế độ dinh dưỡng hợp lý, đầy đủ dưỡng chất sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch cũng như sức đề kháng của cơ thể. Từ đó, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn và tránh được các tác nhân gây bệnh.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần hạn uống đồ lạnh hoặc sử dụng các thực phẩm có tính hàn.
3. Khi nào người bị ngứa cổ họng ho về đêm cần đi gặp bác sĩ?
Ngứa và ho cổ họng và đêm thường không được người bệnh quá quan tâm, thậm chỉ là rất chủ quan. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của các chuyên gia, ngay khi xuất hiện các dấu hiệu sau đây, người bệnh nên tiến hành thực hiện các thăm khám sức khỏe, gồm có:
-
Sốt cao liên tục hoặc sốt cao theo các cơn.
-
Hơi thở khò khè, khó thở.
-
Mặt sưng tấy, phù nề.
-
Đau họng kéo dài và không có xu hướng thuyên giảm dù đã sử dụng các mẹo chữa hay sử dụng thuốc.
-
Nổi mề đay.
Trên đây là toàn bộ các thông tin cơ bản nhất về tình trạng ngứa cổ họng ho về đêm mà MEDLATEC muốn chia sẻ tới bạn đọc. Hy vọng đây sẽ là những gợi ý hữu ích nhất và phù hợp nhất giúp bạn trang bị và có thêm nền tảng kiến thức trong chăm sóc sức khỏe.
Để tham khảo thêm các thông tin về sức khỏe hay có nhu cầu kiểm tra chẩn đoán - điều trị các bệnh đường hô hấp, quý khách có thể đến khám tại Chuyên khoa Hô hấp của MEDLATEC. Tổng đài hỗ trợ khách hàng đặt lịch khám nhanh chóng: 1900 56 56 56.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!