Các tin tức tại MEDlatec
Người bị sốt xuất huyết nên ăn gì để sức khỏe tốt, nhanh khỏi bệnh?
1. Sốt xuất huyết là bệnh như thế nào?
Sốt xuất huyết là bệnh có tính chất truyền nhiễm, do virus Dengue gây ra. Muỗi vằn cái chứa virus Dengue là trung gian lây truyền bệnh từ người bệnh sang người lành. Người bị sốt xuất huyết thường có các triệu chứng sau:
Sốt xuất huyết do virus Dengue gây ra, có tính chất lây nhiễm nhanh
- Sốt rất cao, sốt liên tục và khó hạ.
- Cảm thấy những cơn đau nhức dữ dội ở đầu, mắt, xương, cơ bắp.
- Buồn nôn, phát ban hoặc nổi mẩn đỏ.
- Xuất huyết trong: chảy máu chân răng, chảy máu mũi, đại tiện ra máu,...
Sự tấn công của virus Dengue khiến cho hệ miễn dịch của người bệnh suy giảm đi nhiều, nếu không được chăm sóc đúng cách thì hệ miễn dịch càng yếu hơn, sức chống chọi lại bệnh kém, bệnh càng lâu khỏi và thậm chí còn biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.
2. Người bị sốt xuất huyết nên ăn gì để nhanh phục hồi sức khỏe?
Cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi, sốt cao nên vị giác thay đổi, người bệnh sốt xuất huyết thường thấy miệng đắng chát, không muốn ăn. Đây là lí do khiến họ nhanh yếu hơn. Vì thế sốt xuất huyết nên ăn gì là vấn đề cần được quan tâm để bổ sung chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể.
2.1. Cháo, súp
Cháo, súp hay thức ăn dạng lỏng sẽ khiến người bệnh cảm thấy dễ nuốt, dễ tiêu hóa hơn. Không những thế, món ăn này còn bổ sung nước cho cơ thể, giúp người bệnh có thêm năng lượng.
Cháo, súp giàu dinh dưỡng, dễ tiêu, cần có trong thực đơn sốt xuất huyết nên ăn gì
Bởi vậy, đây nên là những món ăn được ưu tiên trong thực đơn của bệnh nhân sốt xuất huyết. Trong món cháo, súp hàng ngày có thể chế biến thêm bí ngô bởi nhiều vitamin A hỗ trợ tăng tiểu cầu và điều chỉnh sự sản xuất protein giúp bệnh nhân mau khỏi bệnh.
2.2. Rau xanh
- Súp lơ xanh
Súp lơ xanh là nguồn thực phẩm nhiều vitamin K hỗ trợ tái tạo tiểu cầu. Người bị sốt xuất huyết thường giảm tiểu cầu trong máu nên bổ sung súp lơ xanh vào thực đơn dinh dưỡng của mình là điều cần thiết. Không những thế, đây còn là loại rau chứa nhiều khoáng chất và chất chống oxy hóa nên cũng rất tốt với sức khỏe người bệnh.
- Rau cải bó xôi
Sắt, axit béo omega-3 có tác dụng giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, tăng tiểu cầu. Những thành phần này rất cần thiết, vì thế sốt xuất huyết nên ăn gì tuyệt đối chớ nên bỏ qua cải bó xôi.
2.3. Trái cây tươi
- Đu đủ: ăn trực tiếp, ép nước uống vào buổi sáng hoặc tối mỗi ngày sẽ hỗ trợ cơ thể bệnh nhân sốt xuất huyết giảm mệt mỏi.
- Bưởi, cam, ổi: đây là loại trái cây nhiều vitamin C và chất khoáng, hỗ trợ tăng cường miễn dịch để chống lại virus. Thêm vào đó, chất xơ trong tép cam, bưởi còn giảm hiện tượng khó tiêu và Buồn nôn cho người bệnh.
Trái cây giàu vitamin C giúp cải thiện hệ miễn dịch giúp bệnh nhân sốt xuất huyết mau khỏi
- Dưa gang: do nhiều nước và khoáng chất nên dưa gang giúp giải nhiệt, hạ sốt cho người bị sốt xuất huyết rất tốt.
2.4. Thực phẩm nhiều protein
Trứng, phô mai, sữa và sản phẩm làm từ sữa, thịt gà, cá,... là nhóm thực phẩm giàu protein cần có trong thực đơn sốt xuất huyết nên ăn gì. Đây sẽ là nguồn cung cấp nhiều dưỡng chất, giúp người bệnh cải thiện hệ miễn dịch và tăng cường sức khỏe chống lại virus gây bệnh.
3. Chăm sóc tại nhà cho người bệnh sốt xuất huyết
Để sức khỏe sớm được cải thiện, bệnh tiến triển tốt hơn, trong quá trình chăm sóc người bệnh sốt xuất huyết cần chú ý:
- Hạ sốt và bù dịch:
Cũng như các trường hợp sốt thông thường, 3 ngày đầu sốt xuất huyết thường chưa có biến chứng nên người bệnh có thể chăm sóc tại nhà bằng cách nghỉ ngơi trong môi trường thoáng mát; bổ sung nước cho cơ thể bằng dung dịch điện giải theo đúng chỉ dẫn, uống nước trái cây bổ sung vitamin, ăn thức ăn lỏng giàu protein và năng lượng,...
Cơ thể người bệnh trên 38.5 độ C cần được hạ sốt bằng thuốc paracetamol liều 10 - 15mg/kg/lần, cách 4 - 6 tiếng, kết hợp chườm mát bằng nước ấm ở nách, bẹn, trán,... Bệnh nhân cũng cần được mặc quần áo rộng rãi, thấm hút tốt để nhiệt được tỏa ra tốt hơn. Tuyệt đối không cho người bệnh hạ sốt bằng thuốc aspirin hoặc ibuprofen để tránh tình trạng xuất huyết đe dọa tính mạng.
- Đến viện ngay khi có dấu hiệu:
Nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường như: bụng đau nhiều và dữ dội, chảy máu ở bất kỳ vị trí nào đó trên cơ thể, đại tiện phân đen, chân tay lạnh, vã mồ hôi, khó thở,... thì cần đến bệnh viện ngay để bác sĩ có phương án điều trị ngăn ngừa biến chứng.
- Không nên:
+ Tắm nước lạnh và ra gió: tốt nhất chỉ nên dùng nước ấm lau người cho sạch vì nước lạnh làm giãn mạch nội tạng dẫn đến tử vong.
+ Uống rượu bia, dùng chất kích thích: những chất này càng khiến cơ thể mệt mỏi hơn nên không có đủ sức để chống lại bệnh.
+ Để muỗi đốt: điều này dễ trở thành tác nhân khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
+ Ăn món chiên, nhiều dầu mỡ: nhóm thực phẩm nhiều dầu mỡ dễ gây ra các triệu chứng khó tiêu, đầy bụng khiến bệnh lâu phục hồi.
Những món ăn được liệt kê trong danh sách sốt xuất huyết nên ăn gì trên đây cần được bổ sung ngay cả khi đã hồi phục sau bệnh vì hệ miễn dịch vẫn đang bị suy giảm, chưa thể phục hồi ngay được. Việc cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, vitamin cho cơ thể sẽ giúp người bệnh có lực, sớm trở lại với hoạt động thường ngày hơn và có sức đề kháng để chống lại các tác nhân có hại khác.
Nếu vẫn băn khoăn về chế độ dinh dưỡng nên ăn gì khi bị sốt xuất huyết hay cần được tư vấn thêm về cách xử trí với bệnh lý này, bạn đọc có thể gọi tới tổng đài 1900 56 56 56 để được chuyên viên y tế của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC chia sẻ những thông tin hữu ích.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!