Các tin tức tại MEDlatec

Nguyên nhân gây viêm niêm mạc dạ dày và chế độ ăn phù hợp cho người bệnh

Ngày 10/01/2025
Bệnh viêm niêm mạc dạ dày không chỉ gây đau, khó chịu, giảm chất lượng sống mà còn có thể tiến triển thành ung thư dạ dày. Vậy nguyên nhân nào gây ra căn bệnh này và bệnh nhân nên ăn uống như thế nào để sớm khỏi bệnh?

1. Viêm niêm mạc dạ dày là do đâu?

Viêm niêm mạc dạ dày xảy ra khi lớp bảo vệ niêm mạc bị tổn thương. Khi bị viêm niêm mạc dạ dày, bệnh nhân thường phải đối mặt với những triệu chứng như buồn nôn, ợ hơi, chán ăn,... 

Người bệnh bị đau do viêm niêm mạc dạ dày

Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra, nhưng dưới đây là nguyên nhân phổ biến nhất:

- Do bia rượu: Không chỉ gây ra bệnh lý về gan mật mà thói quen uống quá nhiều bia rượu còn chính là nguyên nhân dẫn đến các bệnh lý dạ dày, trong đó gồm dạ dày. 

- Căng thẳng: Nếu bạn thường xuyên gặp căng thẳng thì dạ dày của bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng và tăng nguy cơ dạ dày. Khi căng thẳng, hệ thần kinh trung ương sẽ bị gián đoạn và ảnh hưởng đến tình trạng co bóp của dạ dày và ảnh hưởng đến sự điều tiết dịch vị. 

- Do nhiễm khuẩn HP từ thói quen ăn uống hoặc di truyền.

- Lạm dụng thuốc giảm đau: Một số loại thuốc có thể giúp bạn giảm đau hiệu quả nhưng lại có nguy cơ gây ra những tác dụng phụ tai hại, trong đó bao gồm tình trạng viêm dạ dày. 

- Tuổi tác: Càng cao tuổi thì càng tăng nguy cơ rối loạn bài tiết dịch vị dạ dày và tăng nguy cơ viêm teo niêm mạc dạ dày. 

- Các phương pháp điều trị ung thư như xạ trị, hóa trị,… cũng có thể gây ảnh hưởng và làm tổn thương dạ dày.

- Viêm dạ dày tự miễn dịch: Xảy ra khi cơ thể đang tự tấn công những tế bào dạ dày, rất phổ biến ở những bệnh nhân bị bệnh tự miễn. 

2. Người bị viêm niêm mạc dạ dày nên ăn uống như thế nào?

Để điều trị bệnh viêm niêm mạc dạ dày hiệu quả, cần làm lành những phần niêm mạc đang bị viêm và kích thích tái sinh niêm mạc dạ dày, đồng thời áp dụng một số phương pháp giúp cải thiện sức khỏe tổng thể cho người bệnh. 

Phương pháp điều trị bệnh phổ biến là sử dụng thuốc. Trong đó, các loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định là thuốc trung hòa axit dịch vị, thuốc diệt khuẩn HP,…. 

Ngoài việc dùng thuốc, bệnh nhân cũng cần chú ý đến chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt. Trong đó, chế độ ăn có tác động trực tiếp đến sức khỏe của người bệnh và tăng hiệu quả điều trị. Vậy người mắc viêm niêm mạc dạ dày nên ăn uống như thế nào?

2.1. Những loại thực phẩm nên ăn

- Cơm: Dễ tiêu hóa, có tác dụng hạn chế dạ dày tiết nhiều acid, giảm cơn đau dạ dày.

Cơm trắng rất phù hợp với người bị bệnh dạ dày

- Bánh mì: Là thực phẩm trong nhóm đường bột, dễ tiêu hoá. 

- Canh/Soup: Là món ăn đã được nấu chín mềm và giúp dạ dày hoạt động dễ dàng, thuận lợi hơn. Hơn nữa, những món ăn này lại có chứa nhiều nước có thể làm loãng nồng độ acid trong dịch dạ dày, từ đó, bệnh nhân sẽ dễ dàng tiêu hóa thức ăn. 

- Nước ép táo: Loại quả này rất thơm, dễ ăn lại nhiều dưỡng chất và đặc biệt là rất phù hợp với những người mắc viêm niêm mạc dạ dày vì nó có thể mang lại những lợi ích tuyệt vời cho hệ tiêu hóa. Chất xơ hoà tan pectin trong loại quả này còn có tác dụng tăng cường chức năng hoạt động của đường ruột và phòng ngừa tiêu chảy, táo bón hiệu quả. Nước ép táo cũng rất dễ làm và tiện sử dụng. 

- Nước dừa: Loại nước uống này không chỉ thơm ngon mà còn có chứa nhiều chất điện giải như natri, kali, canxi,... để bổ sung các chất dinh dưỡng bị thiếu hụt do chế độ ăn kém. Bên cạnh đó, nước dừa cũng rất hiệu quả trong việc bù nước sau tiêu chảy, nôn ói.

- Sữa chua: Sản phẩm này có chứa nhiều probiotic, enzyme hỗ trợ hệ tiêu hóa, và tăng cường sức đề kháng. 

- Gừng: Đây là loại dược liệu phổ biến và rất tốt cho sức khỏe. Đặc biệt, gừng còn có tác dụng cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa, giảm dạ dày, đầy hơi, khó tiêu,... chính là những vấn đề thường gặp ở người mắc bệnh niêm mạc dạ dày. 

- Đậu bắp: Loại thực phẩm này không chỉ có chứa nhiều vitamin mà còn có chất nhầy rất tốt cho niêm mạc dạ dày, phòng ngừa tổn thương và giúp nhanh lành vết loét trong dạ dày. 

- Nghệ và mật ong: Đây là 2 nguyên liệu thường được nhiều người sử dụng để cải thiện dạ dày. Trong đó, nghệ chống viêm, giảm tiết dịch vị rất hiệu quả. Còn mật ong lại giúp điều hòa nồng độ acid dạ dày, từ đó giảm kích ứng dạ dày.

2.2. Những lưu ý khi chế biến thực phẩm

Ngoài việc lựa chọn thực phẩm phù hợp, người bệnh cũng cần đặc biệt lưu ý đến khâu chế biến để có được những món ăn thực sự tốt cho sức khỏe: 

- Nên thái nhỏ, nấu chín kỹ. Bạn nên ưu tiên luộc hay hấp đồ ăn và hạn chế chiên xào. 

- Ăn từ từ và nhai thật kỹ để nước bọt tiết ra nhiều hơn, từ đó giúp dạ dày tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn. 

- Giảm bớt áp lực cho dạ dày bằng cách chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày. 

- Không ăn quá no để tránh khiến cho triệu chứng đầy hơi, khó tiêu thêm nghiêm trọng. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng tránh để bụng quá đói. 

Nếu có biểu hiện bất thường, bạn nên đi khám và tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ

Trên đây là những thông tin cơ bản về nguyên nhân gây bệnh và chế độ ăn cho người bị viêm niêm mạc dạ dày. 

Hi vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ hơn về nguyên nhân phổ biến dẫn đến viêm niêm mạc dạ dày và đặc biệt là chế độ ăn phù hợp với người bệnh. Bạn nên kiên trì thực hiện theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ và duy trì lối sống khoa học để nhanh khỏi bệnh và giảm nguy cơ tái phát. 

Nếu cần được đặt lịch khám sớm, bạn có thể lựa chọn Hệ thống Y tế MEDLATEC bằng cách liên hệ tới số tổng đài 1900 56 56 56, các tổng đài viên sẽ tư vấn chi tiết và hướng dẫn cụ thể hơn cho bạn.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.