Tin tức
Viêm dạ dày mạn tính và những thông tin y khoa cần biết
Viêm dạ dày mạn tính và những thông tin y khoa cần biết
Viêm dạ dày mạn tính là căn bệnh đường tiêu hóa thường gặp có thể biến chứng dẫn đến ung thư nếu không có biện pháp điều trị đúng cách. Do đó, việc tìm hiểu những thông tin về bệnh là cần thiết để có biện pháp phòng tránh và xử lý nếu chẳng may mắc phải.
1. Nguyên nhân và biểu hiện của viêm dạ dày mạn tính.
Viêm dạ dày là những trường hợp niêm mạc dạ dày bị viêm, tổn thương hay bào mòn ở dạng cấp tính hoặc mạn tính. Những bệnh nhân viêm dạ dày cấp tính nếu can thiệp điều trị sớm và đúng cách thì có thể chữa khỏi hoàn toàn. Đối với trường hợp mạn tính rất khó để chữa khỏi, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ có nguy cơ dẫn đến loét hoặc ung thư dạ dày.
Nguyên nhân gây viêm niêm mạc dạ dày mạn tính
Thủ phạm chính gây viêm niêm mạc dạ dày mạn tính là vi khuẩn HP – Helicobacter Pylori (Khoảng 95% các ca bệnh). Ngoài ra, những nguyên nhân dẫn khác dẫn đến viêm dạ dày mạn tính bao gồm:
● Chế độ ăn uống không điều độ, thường xuyên ăn vội, không nhai kỹ, ăn thức ăn có chứa nhiều gia vị chua, cay, ăn không đúng giờ,…
● Thường xuyên uống rượu, bia, nghiện thuốc lá.
● Căng thẳng, stress kéo dài làm mất cân bằng hệ thống bảo vệ niêm mạc dạ dày.
● Tác dụng phụ của một số loại thuốc như Salicylat, Aspirin, thuốc lợi tiểu, kháng viêm corticosteroid,… sử dụng trong thời gian dài.
Viêm dạ dày mạn tính có thể xảy ra với bất kỳ ai ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên người lớn tuổi, trẻ nhỏ, người có bệnh lý nền thường dễ bị vi khuẩn tấn công do sức đề kháng yếu. Ngoài ra, thành viên trong gia đình bị nhiễm HP dạ dày là nguy cơ lây lan vi khuẩn đến các thành viên còn lại.
Vi khuẩn HP là nguyên nhân chính dẫn đến viêm niêm mạc dạ dày mạn tính
Triệu chứng
Triệu chứng viêm niêm mạc dạ dày rất đa dạng tùy theo từng trường hợp. Trong đó, một số dấu hiệu thường gặp giúp bạn nhận biết sớm tình trạng viêm dạ dày là:
● Đau âm ỉ vùng thượng vị (vùng trên rốn) thường xuất hiện theo từng cơn sau khi ăn, kéo dài gây khó chịu.
● Ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, nôn, nôn ra máu, đầy hơi, khó tiêu.
● Ăn uống kém, sụt cân.
● Đại tiện phân đen.
● Da xanh, niêm mạc nhợt.
Viêm dạ dày mạn tính thường có các triệu chứng tương tự những bệnh lý đường tiêu hóa khác nên dễ gây nhầm lẫn. Do đó, để xác định chính xác tình trạng sức khỏe thì bạn nên thăm khám, chẩn đoán tại những cơ sở y tế uy tín. Nếu tình trạng viêm nhiễm niêm mạc dạ dày kéo dài và không có biện pháp điều trị đúng cách sẽ dẫn đến loạn sản, dị sản gây biến chứng hẹp môn vị, thủng dạ dày, xuất huyết tiêu hóa hay thậm chí là ung thư dạ dày.
Viêm dạ dày thường gây ra những cơn đau bụng vùng thượng vị
2. Chẩn đoán và điều trị viêm dạ dày mạn tính
Để chẩn đoán và điều trị viêm niêm mạc dạ dày mạn tính, bạn cần phải tìm đến các bác sĩ chuyên khoa.
Chẩn đoán
Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng trước rồi mới chỉ định các phương pháp chẩn đoán bệnh khác nhau. Những phương pháp kiểm tra thường được chỉ định là:
● Xét nghiệm vi khuẩn HP thông qua mẫu máu, phân hoặc test hơi thở.
● Chụp X - quang để kiểm tra tổn thương ở dạ dày.
● Nội soi đường tiêu hóa trên sẽ giúp bác sĩ quan sát được hình ảnh bên trong dạ dày, từ đó đánh giá được mức độ tổn thương của bệnh.
Điều trị
Đa số những trường hợp viêm dạ dày mạn tính, bác sĩ sẽ kê toa nhằm giúp bệnh nhân giảm triệu chứng, giảm tiết dịch acid đồng thời hạn chế tình trạng viêm tiến triển nặng gây nguy hiểm. Đồng thời, bệnh nhân cần thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt để hỗ trợ điều trị.
● Thuốc: Một số loại thuốc thường được kê toa là thuốc kháng acid, đối kháng histamin H2, thuốc ức chế bơm proton,… Những trường hợp do vi khuẩn HP cần sử dụng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
● Thay đổi chế độ ăn uống: Trong khẩu phần ăn hàng ngày, nên tăng cường rau xanh, trái cây, ưu tiên ăn thịt gà, cá, protein thực vật và bổ sung thực phẩm giàu probiotics như sữa chua,… Cần tránh sử dụng rượu, bia, thuốc lá, hạn chế muối, gia vị, đồ cay, nóng, giàu chất béo và thịt đỏ, đồ đóng hộp. Chú ý nên ăn chín, uống sôi, lựa chọn mua thực phẩm ở các cửa hàng uy tín và vệ sinh sạch sẽ trước khi sử dụng để hạn chế khả năng nhiễm khuẩn HP.
● Sinh hoạt điều độ: Bệnh nhân cần dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, kiểm soát soát ăn uống đúng giờ, ăn chậm, nhai kỹ, hạn chế thức khuya, làm việc quá sức, tập thể dục đều đặn mỗi ngày và bổ sung đủ nước cho cơ thể.
Thay chế độ ăn uống và làm việc để giảm triệu chứng viêm dạ dày mạn tính
Viêm dạ dày mạn tính không chỉ gây nhiều ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, làm giảm chất lượng cuộc sống mà còn có thể biến chứng nguy hiểm. Do đó, nếu thấy cơ thể xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ viêm dạ dày thì bạn nên đi khám để phát hiện sớm và can thiệp điều trị đúng cách.
Ngoài ra, ngay cả khi cơ thể không có triệu chứng bất thường, bạn cũng nên tiến hành khám tổng quát và thực hiện xét nghiệm vi khuẩn HP định kỳ để hạn chế nguy cơ bị viêm niêm mạc dạ dày mạn tính. Hiện nay, chuyên khoa Tiêu hóa thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC là địa chỉ uy tín mà bạn có thể lựa chọn thăm khám, điều trị các bệnh về đường tiêu hóa như viêm dạ dày, loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản,…
MEDLATEC là đơn vị đã có gần 30 năm kinh nghiệm, quy tụ các bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm trong thăm khám và điều trị bệnh. Bên cạnh đó, sự hỗ trợ của hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại, được nhập khẩu từ các nước phát triển trên thế giới và thường xuyên được cập nhật mới cùng Trung tâm Xét nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế sẽ đáp ứng tối đa nhu cầu khám chữa bệnh của khách hàng.
Khách hàng thăm khám và điều trị bệnh đường tiêu hóa tại MEDLATEC
Bên cạnh đó, MEDLATEC còn cung cấp dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi an toàn, tiện lợi và chuyên nghiệp, giúp khách hàng chủ động hơn về thời gian, địa điểm lấy mẫu khi có nhu cầu kiểm tra sức khỏe. Mọi thông tin cần hỗ trợ hoặc đặt lịch khám với bác sĩ chuyên khoa của MEDLATEC, quý khách hàng vui lòng liên hệ tổng đài: 1900 565656 sẽ có nhân viên tư vấn cụ thể.
BS Chỉnh đã duyệt
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!