Tin tức
Viêm dạ dày ruột ở trẻ em và những điều phụ huynh cần lưu ý
- 30/11/2023 | Top 7 nguyên nhân phổ biến gây viêm dạ dày và cách phòng tránh
- 01/03/2024 | Viêm dạ dày mạn tính và những thông tin y khoa cần biết
- 30/10/2024 | Viêm dạ dày cấp là gì? Điểm qua một số triệu chứng nhận biết
- 03/11/2024 | Trẻ 9 tuổi mắc viêm dạ dày, viêm loét đại tràng - chuyên gia chỉ ra “thủ phạm” cha mẹ cần cả...
1. Triệu chứng viêm dạ dày ruột ở trẻ em
Bệnh viêm dạ dày ruột ở trẻ em có thể gây ra nhiều triệu chứng như sau:
- Buồn nôn và nôn.
- Tiêu chảy.
- Đau bụng, ăn uống kém. Trẻ nhỏ bị viêm dạ dày thường hay quấy khóc.
- Sốt.
- Mệt mỏi và sụt cân.
Tiêu chảy là triệu chứng viêm dạ dày ruột ở trẻ
- Mất nước: Khi bị mất nước, trẻ thường có những biểu hiện sau:
+ Khát và không đi tiểu nhiều. Trẻ muốn uống nước hoặc bú nhiều hơn.
+ Đối với trẻ sơ sinh, cha mẹ có thể quan sát thấy tã của trẻ ướt ít hơn bình thường.
+ Khô miệng, chán ăn, không muốn chơi đùa.
+ Khi tình trạng mất nước đã trở nên nghiêm trọng, trẻ thường xuất hiện một số biểu hiện như li bì, thở nhanh, tay và chân lạnh.
Khi thấy trẻ xuất hiện những biểu hiện bất thường nêu trên, rất có thể trẻ đang gặp phải những vấn đề về sức khỏe, đặc biệt là nguy cơ bị viêm dạ dày ruột. Cụ thể, cha mẹ nên đưa con đi viện nếu trẻ có những biểu hiện sau:
+ Các triệu chứng nghi ngờ viêm dạ dày ruột kéo dài 1 đến 2 ngày.
+ Trường hợp trẻ có biểu hiện mất nước, cần đưa trẻ đi khám ngay lập tức, đặc biệt là trẻ dưới 6 tháng tuổi có thể bị mất nước rất nhanh.
+ Biểu hiện lẫn máu trong phân.
+ Khi trẻ bị đau bụng kéo dài hoặc sốt.
2. Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh viêm dạ dày ruột ở trẻ em có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, trong đó, một số nguyên nhân phổ biến có thể kể đến như sau:
- Do virus: Trong đó, các loại virus gây bệnh phổ biến ở trẻ em là Norovirus, Rotavirus, Adenovirus. Nếu nguyên nhân gây bệnh là do virus thì viêm dạ dày ở trẻ em cũng có thể dễ dàng lây lan, đặc biệt là ở nơi như trường học, khu vui chơi,…
- Phản ứng với các loại thuốc điều trị hay ngộ độc thực phẩm.
- Một số loại vi khuẩn cũng có thể gây viêm dạ dày ruột là E.coli, Salmonella, Campylobacter. Trẻ thường bị nhiễm những loại vi khuẩn gây bệnh này do ăn phải thức ăn không đảm bảo vệ sinh hoặc sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm.
3. Cách chẩn đoán và xử trí tình trạng viêm dạ dày ruột ở trẻ em
Trước hết để chẩn đoán bệnh, các bác sĩ không chỉ dựa vào triệu chứng mà cần cho trẻ thực hiện một số phương pháp chẩn đoán bệnh như xét nghiệm phân, xét nghiệm máu và một số xét nghiệm cần thiết khác.
Đối với những trường hợp nhẹ, bác sĩ có thể chỉ định cho trẻ được chăm sóc tại nhà bằng chế độ nghỉ ngơi hợp lý và bù nước đúng cách để nhanh chóng hồi phục. Trong quá trình điều trị tại nhà, nếu trẻ có biểu hiện bất thường, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám sớm để trẻ được theo dõi chặt chẽ bởi đội ngũ nhân viên y tế và có thể cần truyền dịch trong trường hợp cần thiết.
Trẻ cần uống nước nhiều hơn để tránh nguy cơ mất nước
Khi chăm con tại nhà, các bậc cha mẹ cần lưu ý những vấn đề sau:
- Bù nước: Nếu trẻ bị nôn nhiều và buồn nôn thì nên cho trẻ uống nhiều lần, mỗi lần một lượng nhỏ. Cha mẹ cần chú ý đến việc bù nước cho trẻ để hạn chế nguy cơ mất nước, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ.
+ Với đối tượng trẻ nhỏ và vẫn đang trong giai đoạn bú mẹ, cần cho trẻ bú nhiều hơn.
Các bà mẹ nên cho con bú nhiều hơn để phòng tránh tình trạng mất nước
+ Cho trẻ uống Oresol: Mẹ cần lưu ý pha thuốc theo hướng dẫn trên gói thuốc hoặc hỏi ý kiến bác sĩ.
+ Trường hợp trẻ bị mất nước nghiêm trọng thì cần đưa trẻ đến viện càng sớm càng tốt.
- Chế độ ăn:
+ Mẹ nên lựa chọn những loại thức ăn dễ tiêu cho trẻ.
+ Nên cho trẻ ăn những thực phẩm không chứa lactose và sữa công thức trong một vài tuần vì một số trẻ có thể khó khăn trong việc tiêu hóa các sản phẩm từ sữa.
- Các loại thuốc: Một số loại thuốc có thể được các bác sĩ chỉ định như sau:
+ Thuốc chống nôn: Thường được chỉ định đối với những trẻ đang được điều trị tại viện.
+ Thuốc kháng sinh nếu nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn. Cha mẹ không nên tự ý dùng loại thuốc này cho trẻ mà chỉ dùng khi có yêu cầu từ bác sĩ.
- Một số lưu ý:
+ Không nên cho trẻ uống nước ngọt có gas, nước tăng lực để tránh cho tình trạng viêm dạ dày nghiêm trọng hơn.
+ Tránh cho trẻ tiêu thụ các loại thức ăn nhiều chất béo.
+ Để tránh tình trạng viêm dạ dày ruột ở trẻ em trở nên nghiêm trọng hơn và lây lan sang những trẻ khác, cha mẹ chỉ nên cho trẻ đi học khi con đã hoàn toàn khỏi bệnh sau ít nhất 24 – 48 giờ.
Để hạn chế nguy cơ bị bệnh, cha mẹ nên hướng dẫn trẻ thường xuyên rửa tay với xà phòng sát khuẩn. Trước khi nấu ăn cho trẻ hoặc sau khi thay tã cho trẻ, cha mẹ cũng nên rửa tay sạch sẽ. Lựa chọn thực phẩm an toàn, đảm bảo vệ sinh cho trẻ để hạn chế nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Bên cạnh đó, cha mẹ cần thường xuyên dọn dẹp nhà cửa, không gian sống, đồ chơi của trẻ và đặc biệt là tiêm vắc xin phòng rotavirus cho trẻ.
Bệnh viêm dạ dày ruột ở trẻ em là bệnh lý thường gặp, thậm chí có những trẻ mắc bệnh nhiều lần trong một năm. Do đó, cha mẹ nên chú ý đến việc phòng ngừa bệnh, nhận biết các dấu hiệu bệnh sớm ở trẻ để kịp thời điều trị.
Cha mẹ nên đưa trẻ đi khám nếu có biểu hiện bất thường
Chuyên khoa Nhi của Hệ thống Y tế MEDLATEC là nơi quy tụ nhiều bác sĩ chuyên môn cao với các thiết bị y tế hiện đại. Do đó, cha mẹ có thể yên tâm khi đưa con đến thăm khám và điều trị tại đây.
Mọi thắc mắc hoặc có nhu cầu đặt lịch khám, quý khách hàng vui lòng liên hệ qua tổng đài 1900 56 56 56 để được hỗ trợ nhanh chóng.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!