Các tin tức tại MEDlatec
Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em
- 11/09/2021 | Những nguyên nhân trẻ bỏ ăn mà các bậc phụ huynh nên biết
- 02/12/2021 | Hướng dẫn mẹ cách vỗ lưng giúp trẻ ợ hơi sau khi bú
- 31/08/2021 | Trẻ buồn nôn phải làm sao và các cách xử trí cha mẹ cần biết
1. Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ em
Để có cách điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em phù hợp và hiệu quả, việc đầu tiên là xác định nguyên nhân. Theo đó, chứng rối loạn tiêu hóa ở các bé nhỏ chủ yếu do những nguyên nhân sau.
Sức đề kháng yếu
Hệ miễn dịch của trẻ em - đặc biệt là trẻ dưới 3 - 4 tuổi chưa hoàn thiện, lượng kháng thể mà cơ thể sản xuất ra chưa đủ để chống lại bệnh tật, nhất là bệnh nhiễm trùng. Hệ miễn dịch non nớt và sức đề kháng yếu chính là nguyên nhân hàng đầu gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ.
Chế độ dinh dưỡng bất hợp lý
Tất cả sai lầm trong ăn uống đều có thể dẫn đến rối loạn tiêu hóa, dù là trẻ nhỏ hay người lớn. Nhưng với trẻ nhỏ, do các lợi khuẩn trong đường ruột chưa đủ mạnh nên các bé dễ bị vi khuẩn tấn công hơn. Theo đó, nếu bố mẹ cung cấp chế độ ăn bất hợp lý và cho bé ăn quá nhiều, quá no thì có thể khiến bé bị đầy bụng, khó tiêu, nôn ói, tiêu chảy,…
Trẻ em bị rối loạn tiêu hóa do nhiều nguyên nhân, có thể xuất phát từ chế độ dinh dưỡng không hợp lý
Ngộ độc thức ăn
Tương tự như người lớn, nếu bé ăn thức ăn bị ôi thiu, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, chế biến sai cách hoặc chưa chín,… đều có thể bị ngộ độc. Thậm chí, các triệu chứng ngộ độc còn nghiêm trọng hơn do hệ tiêu hóa của các bé chưa hoàn thiện. Nếu không áp dụng các phương pháp điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Tác dụng của thuốc kháng sinh
Kháng sinh là “con dao 2 lưỡi” khi vừa tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh, vừa triệt tiêu cả những vi khuẩn có lợi. Vì vậy, nếu các bé đang điều trị bệnh bằng kháng sinh thì hệ vi sinh trong đường ruột có thể bị mất cân bằng, lợi khuẩn giảm, hại khuẩn tăng. Từ đó, dễ gặp các triệu chứng của rối loạn tiêu hóa.
Thói quen sinh hoạt
Việc tiếp xúc với đất cát, thú nuôi, đồ chơi bị bẩn, sau đó đưa tay lên miệng hoặc cầm thức ăn cho vào miệng mà không rửa tay thì sẽ có nguy cơ bị rối loạn tiêu hóa. Ngoài ra, thói quen không rửa tay sau khi đi vệ sinh ở các bé cũng sẽ gia tăng nguy cơ nhiễm vi khuẩn, giun sán, gây ra các vấn đề về tiêu hóa.
Bé vui chơi ngoài trời, tiếp xúc thú nuôi, không rửa tay trước khi ăn,… cũng có thể là nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa
2. Triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ em
Dựa vào nguyên nhân và triệu chứng, việc điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em sẽ đơn giản và hiệu quả. Dưới đây là những triệu chứng điển hình của chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ em.
Nôn trớ
Triệu chứng này thường gặp ở các trẻ dưới 1 tuổi, nhất là sau khi bú và ăn. Bởi lúc này, hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện. Thường thì tình trạng nôn trớ sẽ thuyên giảm và hết sau khi bé được 2 tuổi.
Táo bón
Bé ăn thức ăn nhiều đạm và béo, trong khi cơ thể bị thiếu chất xơ, vitamin và khoáng chất thì dễ rơi vào tình trạng táo bón. Táo bón khiến bé khó khăn khi đi đại tiện, đồng thời, ảnh hưởng đến sự hấp thu chất dinh dưỡng.
Khi bị rối loạn tiêu hóa, bé thường có các triệu chứng nôn trớ, táo bón, tiêu chảy, đau bụng, quấy khóc,…
Đi ngoài phân sống
Triệu chứng này xuất phát từ sự mất cân bằng giữa lợi khuẩn và hại khuẩn. Dạ dày không thể tiêu hóa thức ăn, dẫn đến đi ngoài phân sống.
Tiêu chảy
Tiêu chảy là dấu hiệu điển hình của chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ em. Bé bị tiêu chảy sẽ rất mệt mỏi, bỏ bú, biếng ăn do cơ thể bị mất nước, suy nhược.
Đầy hơi, chướng bụng, đau bụng
Một số bé luôn “than phiền” đau bụng, tức bụng, kèm theo đó là ợ hơi, xì hơi liên tục sau khi ăn. Lúc này, có thể bé đang bị rối loạn tiêu hóa. Trường hợp bé quấy khóc nhiều, đỏ hoặc tái mặt, tay chân nắm chặt, khó ngủ thì bố mẹ cần sớm đưa đi viện để được điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em.
3. Cách phòng ngừa và điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em
Mặc dù là hiện tượng phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nhưng rối loạn tiêu hóa có thể khiến bé mệt mỏi, nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của các bé. Vì thế, ba mẹ cần chủ động phòng ngừa và có cách điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em kịp thời, phù hợp.
Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ
Bố mẹ cần hướng dẫn các bé rửa tay sau khi ra ngoài về, sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn. Đồ chơi của bé luôn được vệ sinh cẩn thận, tối thiểu là 2 tuần/lần. Bên cạnh đó, cho bé vui chơi ở những nơi sạch sẽ, an toàn và thường xuyên dọn dẹp, vệ sinh nhà cửa. Nói chung, môi trường sống càng được đảm bảo thì nguy cơ nhiễm khuẩn càng thấp.
An toàn vệ sinh trong ăn uống
Hãy luôn chọn thực phẩm tươi sống và chế biến đúng cách. Trước khi cho bé ăn, cả bố mẹ và bé đều phải rửa tay sạch sẽ. Ngoài ra, nên cho bé ăn thức ăn ngay sau khi chế biến và thời gian cho bé ăn không kéo dài quá 1 tiếng.
Chú trọng đến chế độ dinh dưỡng và an toàn vệ sinh trong ăn uống là cách phòng ngừa và điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em
Cân bằng chế độ dinh dưỡng
Tùy độ tuổi và sở thích mà bố mẹ cung cấp chế độ dinh dưỡng phù hợp. Tuy nhiên, luôn phải đảm bảo cân bằng 4 nhóm chất quan trọng là chất đạm, chất béo, đường bột và vitamin, khoáng chất.
Cho bé đi khám nếu triệu nặng và kéo dài
Trường hợp đã bổ sung men vi sinh và nước điện giải, nhưng bé vẫn bị đau bụng nhiều, nôn ói và tiêu chảy kéo dài, bố mẹ nên đưa bé đến bệnh viện. Lúc này, bác sĩ sẽ kiểm tra và có phương án điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em kịp thời. Tuyệt đối không tự ý cho bé dùng thuốc khi không có chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC hiện là địa chỉ khám chữa bệnh uy tín, chất lượng, nhận được sự tin tưởng và hài lòng của đông đảo khách hàng. Trong đó, Chuyên khoa Nhi quy tụ nhiều bác sĩ, chuyên gia đầu ngành, có nhiều năm kinh nghiệm làm việc và rất thấu hiểu tâm lý của trẻ. Vì thế cha mẹ hoàn toàn yên tâm khi đưa bé đến đây khám và điều trị các bệnh lý đường tiêu hóa nói riêng và chăm sóc sức khỏe nói chung.
Để đặt lịch khám nhanh chóng tại MEDLATEC, Quý vị có thể gọi đến hotline 1900 56 56 56 để được nhân viên hỗ trợ.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!