Các tin tức tại MEDlatec
Nguyên nhân và phương pháp chẩn đoán, điều trị bệnh rò trực tràng
- 23/10/2020 | Polyp đại trực tràng: Phân loại, nguyên nhân và cách điều trị
- 16/10/2020 | Hội chứng đa Polyp tuyến đại trực tràng gia đình và đột biến gen APC
- 23/10/2020 | Ung thư đại trực tràng: Nguyên nhân, cách phòng và điều trị bệnh
1. Tổng quát về trực tràng
trực tràng là cơ quan nằm ở ổ bụng, với cấu tạo đặc trưng liên kết giữa ống hậu môn và đại tràng, chúng góp phần thực hiện chức năng giữ và đào thải chất cặn bã ra khỏi cơ thể. Hình dạng trực tràng thường giống chữ xích ma ở đoạn đầu và giãn ra ở phía cuối.
Trực tràng thường nằm phía trước của xương cùng, tuy nhiên do có sự khác nhau về cấu tạo hệ thống cơ quan sinh dục, vị trí cụ thể giữa nam và nữ thường không giống nhau:
-
Trực tràng ở nam giới nằm sau túi tinh, bàng quang, ống dẫn tinh và tuyến tiền liệt.
-
Trực tràng ở nữ giới nằm tại khu vực gần tử cung hoặc âm đạo.
Qua quá trình nghiên cứu và thăm khám cho thấy trực tràng có cấu tạo gồm 5 lớp sau: lớp niêm mạc, lớp phía dưới niêm mạc, phần cơ, lớp bên dưới thanh mạc và lớp thanh mạc.
Trực tràng là một trong những cơ quan nằm ở ổ bụng với nhiều chức năng quan trọng
2. Bệnh rò trực tràng
Nguyên nhân gây bệnh
Một số tác nhân trong quá trình sinh hoạt và làm việc khiến trực tràng không còn ổn định cấu tạo, vị trí và chức năng, dẫn đến bệnh lý nguy hiểm, tiêu biểu là rò trực tràng.
-
Bệnh hình thành từ nguyên nhân bẩm sinh của cơ thể.
-
Trong quá trình mang thai, chuyển dạ gặp các chấn thương sản khoa.
-
Biến chứng từ các bệnh viêm nhiễm có liên quan đến hệ thống đường ruột: loét đại tràng, bệnh Crohn,...
-
Hình thành sau phẫu thuật cắt bỏ tử cung hoặc các ca phẫu thuật có tác động đến một số vị trí như: thành âm đạo, tầng sinh môn, hậu môn hay trực tràng.
-
Biến chứng sau phẫu thuật điều trị sa tạng chậu hông có sử dụng kỹ thuật đưa mảnh ghép qua âm đạo hoặc tầng sinh môn.
-
Sau điều trị ung thư vùng chậu bằng xạ trị từ 6 đến 24 tháng.
-
Đối tượng nhiễm trùng do lạm dụng tình dục hay HIV.
Dấu hiệu nhận biết rò trực tràng
Triệu chứng của bệnh lý rò trực tràng phụ thuộc và vị trí và kích thước tổn thương của lỗ rò. Bệnh nhân có thể gặp các biểu hiện khác nhau gây ảnh hưởng đến vấn đề tiểu tiện hoặc vệ sinh, cụ thể như:
-
Âm đạo tiết mủ, khí hư hoặc phân.
-
Có biểu hiện mùi hôi tanh khó chịu ở âm đạo.
-
Đường âm đạo, đường tiểu bị nhiễm trùng tái phát.
-
Tầng sinh môn bị kích thích gây đau nhức, khó chịu.
Lỗ rò tại trực tràng có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không sớm tiến hành thăm khám và điều trị
3. Phương pháp chẩn đoán bệnh
Rò trực tràng là bệnh lý nguy hiểm, có thể làm góp phần gia tăng nguy cơ hình thành các ổ Apxe hay ung thư trực tràng. Do đó, khi phát hiện những dấu hiệu bất thường có liên quan đến ổ rò tại trực tràng, nên sớm thăm khám tại cơ sở uy tín, chất lượng để được chẩn đoán và điều trị.
Để tiến hành chẩn đoán bệnh, bác sĩ có chuyên môn thường tiến hành một số kỹ thuật sau:
Thăm khám lâm sàng
Bác sĩ có chuyên môn sẽ tiến hành các bước kiểm tra cơ bản tại âm đạo, hậu môn, đáy chậu. Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ mở rộng âm đạo bằng mỏ vịt và kiểm tra, quan sát lỗ rò ở hậu môn môn, trực tràng bằng ống soi ruột thẳng.
Thụt Methylene
Bác sĩ đặt miếng gạc trắng tại âm đạo và tiến hành bơm vào trực tràng chất Methylene. Sau khoảng thời gian từ 15 đến 20 phút, tiến hành rút miếng gạc ra và tiến hành quan sát. Miếng gạt có màu xanh là dấu hiệu cho thấy nguy cơ đang xuất hiện lỗ rò trực tràng.
Siêu âm
Sử dụng sóng âm bằng kỹ thuật siêu âm hậu môn - trực tràng thông qua âm đạo có thể xác định được các lỗ rò thông qua hình ảnh tại xương chậu.
Chụp cắt lớp vi tính
Kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính hay còn có tên gọi khác là chụp CT. Phương pháp này sử dụng các tia X với cường độ mạnh nhằm hiển thị chi tiết hình ảnh bên trong xương chậu.
Chụp cộng hưởng từ
Chụp cộng hưởng từ là phương pháp sử dụng các từ trường mạnh hoặc sóng radio nhằm tạo ra các hình ảnh tại xương chậu, từ đó giúp bác sĩ quan sát, xác định các lỗ rò hay một số vấn đề liên quan khác.
Chụp MRI là một trong những kỹ thuật mang lại kết quả chẩn đoán chính xác trong vấn đề xác định lỗ rò
4. Điều trị rò trực tràng
Các nghiên cứu hiện nay cho thấy rằng, những trường hợp rò trực tràng do tình trạng viêm nhiễm, xạ trị dù được điều trị nội khoa tích cực nhưng không thể tự lành. Trong trường hợp bệnh nhân có triệu chứng viêm nhiễm vùng chậu cần được tiến hành dẫn lưu các Apxe, sử dụng thuốc kháng sinh, kháng viêm. Thời gian phục hồi và lành bệnh kéo dài khoảng 1 tháng.
Khi điều trị nội khoa không mang lại hiệu quả, bệnh nhân rò trực tràng cần được tiến hành phẫu thuật. Tuy nhiên, phương pháp này không được áp dụng với bệnh nhân đang xuất hiện dấu hiệu viêm nhiễm tại hệ thống đường ruột và âm đạo. Lúc này, bệnh nhân cần được điều trị dứt điểm tình trạng viêm nhiễm, sau đó tiến hành đóng lỗ rò trực tràng. Ngoài ra, những bệnh nhân mắc các bệnh nguy hiểm liên quan đến tim, phổi,... cũng không thể tiến hành phẫu thuật.
Trong trường hợp lỗ rò trực tràng có kích thước lớn phải tiến hành phương pháp phẫu thuật mở thông qua đường bụng và cắt bỏ một phần trực tràng. Trong quá trình thực hiện kỹ thuật trên, bác sĩ sẽ lấy một mô nhỏ từ vị trí trên cơ thể để đóng nút lỗ rò.
Bệnh nhân có thể xuất viện trong ngày hoặc sau vài ngày tùy theo tình trạng sức khỏe, khả năng phục hồi. Một số biến chứng có thể gặp sau phẫu thuật là: chảy máu, nhiễm trùng, tắc nghẽn ruột, hình thành cục máu đông, để lại sẹo,... Để hạn chế biến chứng trên, nên lựa chọn cơ sở điều trị uy tín, chất lượng.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC - cơ sở thăm khám, điều trị được đánh giá cao bởi các chuyên gia đầu ngành
Sau phẫu thuật đóng lỗ rò tại trực tràng, bên cạnh tuân thủ các chỉ định của y bác sĩ có chuyên môn, cần kết hợp ăn uống, sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý. Tránh các tác nhân gây tái phát, nhiễm trùng lỗ rò trực tràng. Để được tư vấn cụ thể hơn về phương pháp điều trị và chăm sóc sau điều trị, có thể liên hệ các chuyên gia Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC thông qua số điện thoại 1900 565656.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!