Các tin tức tại MEDlatec
Nhận biết 8 dấu hiệu sắp sinh để chuẩn bị tốt nhất cho ngày đón bé yêu chào đời
- 21/10/2021 | Cần chuẩn bị gì khi có dấu hiệu sắp sinh mẹ đã biết chưa?
- 25/04/2022 | Các mẹ bầu cần làm gì khi phát hiện dấu hiệu sắp sinh?
- 01/10/2023 | Buồn đi đại tiện nhiều có phải sắp sinh không?
1. Nhận biết sớm các dấu hiệu sắp sinh
1.1. Bụng dưới bị tụt thấp
Vào giai đoạn cuối thai kỳ, đầu thai nhi sẽ dịch chuyển dần vào khu vực khung xương chậu để chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ. Hiện tượng này có thể xảy ra trước một vài tuần hoặc vài giờ trước khi bạn chuyển dạ thực sự. Biểu hiện của bụng tụt là: bà bầu thấy đi tiểu nhiều hơn, hay đau tức xương mu.
Càng gần ngày sinh, bụng của thai phụ càng tăng về kích thước tụt dần xuống dưới
1.2. Bị đau ở vùng hông chậu
Do sự mở rộng của tử cung và sự dịch chuyển của thai nhi, nhiều thai phụ có thể cảm thấy đau hoặc có áp lực bên trong vùng hông chậu. Đây có thể là một dấu hiệu sắp sinh mà phụ nữ có thể cảm nhận rõ ràng.
1.3. Đau lưng và tăng tần suất đi tiểu
Những ngày cuối của thai kỳ thai nhi đè lên bàng quang nên cảm giác buồn tiểu, số lần đi tiểu tăng lên. Đôi khi thai phụ cũng bị đau lưng do áp lực ở vùng này tăng lên.
1.4. Tâm trạng lo lắng, bồn chồn
Sắp sinh cũng có thể gây ra sự thay đổi tâm trạng và lo lắng cho phụ nữ mang thai. Sự lo lắng về quá trình sinh nở, lo lắng cho sức khỏe của thai nhi và cảm xúc chung về việc sắp được làm mẹ có thể gây ra những trạng thái cảm xúc phức tạp cho thai phụ.
1.5. Tăng cảm giác khó thở
Do giai đoạn cuối thai kỳ, thai nhi ngày càng to và đè lên các cơ quan nội tạng nên nhiều thai phụ sẽ cảm thấy khó thở hoặc khó chịu hơn. Dấu hiệu này cũng cho thấy thai phụ chuẩn bị bước vào quá trình sinh nở.
1.6. Cổ tử cung giãn rộng
Tử cung dần giãn mở là một trong các dấu hiệu sắp sinh điển hình
Trong những tuần cuối của thai kỳ, đoạn dưới của tử cung sẽ bắt đầu giãn ra và mỏng đi dần để chuẩn bị “đường đi” cho thai nhi trong quá trình chuyển dạ. Khi khám thai định kỳ, bác sĩ có thể đánh giá độ mở của cổ tử qua thăm khám âm đạo.
Tốc độ mở cổ tử cung của mỗi thai phụ không giống nhau. Chỉ khi cổ tử cung mở được 10cm thì quá trình sinh nở mới diễn ra thuận lợi. Quá trình mở của cổ tử cung thường trải qua các giai đoạn:
- Giai đoạn 1: cổ tử cung mở đến 3cm rồi tiến triển chậm trong 6 - 8 giờ, cách 2 giờ thường mở thêm 1cm.
- Giai đoạn 2: cổ tử cung mở 3 - 10cm và có tốc độ mở nhanh trong 7 giờ, mỗi giờ cổ tử cung mở thêm khoảng 1cm.
1.7. Nút nhầy bị bong
Nút nhầy nằm chắn ngay lỗ cổ tử cung có vai trò ngăn chặn sự xâm nhập của virus, vi khuẩn và các mầm bệnh khác vào trong tử cung. Đến tuần thai thứ 37 - 40, thai phụ sẽ thấy âm đạo chảy chất nhầy màu hơi đỏ hoặc hồng, đó chính là hiện tượng bong nút nhầy - dấu hiệu sắp sinh đặc trưng, thai phụ cần nhanh chóng đến bệnh viện để thai nhi được chào đời an toàn.
2. Mẹ bầu nên làm gì khi có các dấu hiệu sắp sinh?
Khi nghi ngờ có dấu hiệu sắp sinh sớm hơn dự kiến, thai phụ nên khám bác sĩ Sản khoa để được đánh giá đúng thời điểm sinh nở
- Thư giãn và làm quen với cơn gò tử cung
Gần ngày sinh, thai phụ sẽ có những cơn gò tử cung giúp kích thích chuyển dạ. Lúc này, thai phụ hãy thả lỏng cơ thể thở chậm và đều để giảm bớt cảm giác khó chịu của cơn gò.
- Chuẩn bị đầy đủ vật dụng cá nhân và giấy tờ cần thiết
Thai phụ nên chuẩn bị sẵn các đồ dùng cần thiết cho mẹ và bé để dùng trong những ngày đầu sau sinh. Ngoài ra, các loại giấy tờ cá nhân, giấy tờ liên quan đến quá trình khám thai cũng cần được đưa theo bên mình để chuẩn bị cho quá trình sinh nở sắp đến.
- Đến cơ sở y tế
Càng gần ngày về đích thì tần suất cơn gò càng tăng lên, trung bình cách 20 - 30 phút sẽ xuất hiện 1 cơn gò. Thai phụ hãy theo dõi khoảng cách giữa các cơn gò, nếu khoảng cách này là 15 phút và cơn đau ngày một nhiều thì nên đến cơ sở y tế ngay.
Ngoài ra, nếu có các dấu hiệu sắp sinh sau, dù chưa đến ngày sinh dự kiến, thai phụ cũng cần nhanh chóng đến cơ sở y tế:
+ Có cơn gò trước tuần thai thứ 37, chảy dịch âm đạo hoặc có máu âm đạo bất thường, đau lưng, đau xương chậu và đau bụng dữ dội.
+ Bị rỉ hoặc vỡ ối.
+ Âm đạo ra dịch kèm máu tươi, đau bụng liên tục và dữ dội, sốt.
+ Tần suất hoạt động của thai nhi ít hơn bình thường.
+ Sưng phù nghiêm trọng, đau đầu, hoa mắt.
Các dấu hiệu sắp sinh thường xuất hiện từ tuần thai thứ 37. Nếu nắm bắt được những dấu hiệu này, mẹ bầu sẽ có được tâm thế chủ động, thoải mái hơn cho hành trình vượt cạn sắp tới. Nếu không có dấu hiệu sắp sinh nhưng thai phụ cảm thấy lo lắng bất thường cho thai kỳ thì cũng nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được đánh giá đúng về thai kỳ của mình.
Nếu lo lắng khi có dấu hiệu sắp sinh và chưa biết nên làm gì, quý khách hàng nên đến trực tiếp cơ sở y tế chuyên khoa thăm khám hoặc liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 của Hệ thống Y tế MEDLATEC để được tư vấn hướng xử trí an toàn.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!