Các tin tức tại MEDlatec
Nhận diện chứng căng thẳng thần kinh và cách cải thiện
- 23/08/2022 | Cảnh báo về tác hại của stress công việc đối với sức khỏe
- 20/07/2021 | Phương pháp thư giãn giúp quản lý căng thẳng cải thiện tinh thần
- 13/05/2021 | Tình trạng căng thẳng ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?
1. Tìm hiểu về căng thẳng thần kinh
Căng thẳng thần kinh là một vấn đề được nhiều người quan tâm. Vì nếu kéo dài sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống.
Căng thẳng thần kinh là gì?
Căng thẳng thần kinh là cách mà cơ thể phản ứng lại khi đối mặt với những áp lực hoặc cố gắng thích nghi với các thay đổi từ môi trường bên ngoài lẫn bên trong. Lúc này, cơ thể sẽ tự động sản sinh một loại hormone có tác dụng cung cấp năng lượng đồng thời khiến nhịp tim tăng lên, nhịp thở cũng nhanh hơn.
Căng thẳng mang lại những lợi ích cho việc tập trung, hỗ trợ giải quyết vấn đề khi gặp khó khăn. Chỉ khi có căng thẳng con người mới có nhận thức và suy nghĩ, tìm tòi ra những điều mới mẻ. Điều này rất cần thiết trong cuộc sống của chúng ta.
Mặt khác, căng thẳng thần kinh trong thời gian dài cũng gây ra những ảnh hưởng tiêu cực. Có thể kể đến như đau đầu, mất ngủ, hệ miễn dịch suy yếu, ảnh hưởng đến việc điều trị của các bệnh lý khác.
Căng thẳng vừa mang lại lợi ích vừa gây ra tác hại
Triệu chứng nhận biết
Căng thẳng thần kinh ảnh hưởng đến nhiều phương diện từ thể chất đến tinh thần, từ cảm xúc đến hành vi. Tất cả đều được thể hiện rõ rệt, cụ thể như:
-
Khó đi vào giấc ngủ, thường xuyên đau đầu, đau mỏi cơ, nhịp tim nhanh, có cảm giác buồn nôn, tức ngực.
-
Khả năng tập trung kém, suy giảm trí nhớ, lú lẫn, thiếu quyết đoán trong giải quyết vấn đề.
-
Tâm trạng thay đổi thất thường, hay bồn chồn, lo lắng, tức giận vô cớ, sợ hãi và dễ nổi nóng.
-
Ăn uống quá mức, uống bia, rượu, hút thuốc, hay đổ lỗi cho người khác, đập vỡ và phá hoại đồ vật.
Căng thẳng thần kinh khiến tâm trạng thay đổi thất thường
Nguyên nhân
Các yếu tố từ bên trong đến bên ngoài đều có thể dẫn tới căng thần kinh. Những sự kiện trong cuộc sống có ảnh hưởng lớn tới bạn, chẳng hạn như sự ra đi của người thân, mất việc, thi trượt. Ngoài ra, môi trường sống và làm việc quá ồn hoặc có ánh sáng quá mức.
Không chỉ thế, chính bản thân cũng đang tự tạo áp lực dẫn tới căng thẳng. Hiện thực không như kỳ vọng mà bạn đặt ra, có cái nhìn quá tiêu cực vào bản thân, sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, cà phê quá nhiều và thường xuyên cũng là lý do khiến bạn căng thẳng.
2. Đối tượng nào dễ mắc phải căng thẳng thần kinh?
Tùy thuộc vào các yếu tố trong cuộc sống của mỗi cá nhân mà nguy cơ mắc căng thẳng thần kinh cũng khác nhau. Chẳng hạn từ sức khỏe, công việc, các mối quan hệ trong xã hội, áp lực và trách nhiệm đến làm tăng nguy cơ bị stress. Không chỉ thế, những kỳ vọng về bản thân hay sự giúp đỡ từ những người xung quanh, điều kiện vật chất cũng ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần.
Ngoài ra, cũng có những yếu tố sẽ làm giảm nguy cơ bị căng thẳng thần kinh. Chẳng hạn những người có quen biết rộng, có nhiều mối quan hệ trong xã hội từ gia đình, bạn bè, đồng nghiệp,... Nhóm người này ít bị căng thẳng và tinh thần luôn vui vẻ, phấn chấn và được nhiều người yêu quý.
Những người có chế độ ăn uống không đảm bảo, thiếu ngủ thường dễ bị căng thẳng, mức độ cũng nghiêm trọng hơn đối tượng khác. Nhóm tuổi đang phát triển như trẻ vị thành niên, sinh viên cũng rất dễ đối mặt với stress. Không chỉ thế, các bậc phụ huynh và người già cũng dễ bị stress do có nhiều áp lực trong cuộc sống.
Ngoài ra, sự căng thẳng cũng có thể truyền từ người này sang người khác. Được biết, nếu trong gia đình bạn có ít nhất 1 người bị căng thẳng thần kinh thì mức độ stress ở những thành viên còn lại cũng tăng lên.
Bất kỳ ai cũng đều có thể gặp phải triệu chứng căng thẳng, lo lắng
3. Cải thiện căng thẳng thần kinh hiệu quả
Căng thẳng thần kinh thường xuyên có thể gây ra nhiều tác hại đến sức khoẻ. Vì thế, việc cải thiện tình trạng này là rất cần thiết.
Thiết lập một thói quen sinh hoạt khoa học
Những thói quen lành mạnh mà bạn nên thực hiện là:
-
Tạo thói quen ngủ vào một khung giờ nhất định, ngủ đủ 6 - 8 tiếng mỗi ngày, ngủ trưa chỉ trong khoảng 15 - 30 phút.
-
Sắp xếp khối lượng công việc hợp lý.
-
Hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử, nhất là trước khi đi ngủ.
-
Tăng cường tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày.
-
Giải tỏa stress, thư giãn trước khi đi ngủ bằng việc đọc sách, nghe nhạc nhẹ, ngồi thiền,...
-
Không gian ngủ yên tĩnh, sạch sẽ, thoải mái để có chất lượng giấc ngủ tốt hơn.
Chế độ dinh dưỡng khoa học
Để cải thiện sức khỏe tinh thần, bạn nên:
-
Thường xuyên bổ sung các loại hoa quả chứa nhiều vitamin: cam, quýt, dâu tây,...
-
Hạn chế ăn các thực phẩm chứa nhiều chất béo, dầu mỡ, những đồ ăn khó tiêu hoá,... Vì những thực phẩm này rất dễ gây căng thẳng thần kinh.
-
Sử dụng các loại trà tốt cho việc cải thiện chất lượng giấc ngủ như trà mật ong, trà gừng, trà tâm sen.
Chế độ dinh dưỡng phù hợp giúp cải thiện tình trạng căng thẳng
Thăm khám bác sĩ
Nếu bạn đã thử những biện pháp trên mà không thấy tình trạng căng thẳng thần kinh có dấu hiệu thuyên giảm thì nên đến các cơ sở uy tín để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Thông qua việc thăm khám, các bác sĩ có thể dễ dàng xác định được nguyên nhân gây căng thẳng thân kinh. Từ đó có thể đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Điều này giúp cải thiện căng thẳng hiệu quả, giảm thiểu các hậu quả không mong muốn.
Một địa chỉ đáng tin cậy mà bạn có thể tới thăm khám các bệnh lý liên quan là khoa Thần kinh của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Nơi đây không chỉ hội tụ các chuyên gia, bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm mà còn có hệ thống trang thiết bị tiên tiến hiện đại, đáp ứng các kiểm tra chuyên sâu như:
- Điện não đồ;
- Lưu huyết não;
- Đo tốc độ dẫn truyền thần kinh, điện cơ cắm kim;
- Siêu âm doppler mạch máu ngoài sọ;
- Chụp cắt lớp vi tính, chụp MRI.
Vì thế, nếu đang có những triệu chứng căng thẳng thần kinh, quý vị có thể đặt lịch thăm khám tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC theo số tổng đài: 1900 56 56 56.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!