Các tin tức tại MEDlatec
Những cách phòng ngừa và xử trí cơn hen phế quản ở trẻ mùa lạnh
- 07/02/2022 | Giải đáp thắc mắc: hen phế quản có nguy hiểm không?
- 18/12/2021 | Phương pháp điều trị lên cơn hen phế quản khi chuyển mùa
- 11/11/2021 | Nguyên nhân dẫn đến hen phế quản và cách điều trị
- 19/11/2021 | Hen khó thở có phải dấu hiệu của bệnh hen phế quản không?
- 11/11/2021 | Giải đáp: Hen phế quản là bệnh gì? nguyên nhân triệu chứng gây bệnh
1. Một số biểu hiện cơn hen phế quản cấp tính
Khi lên cơn hen cấp tính, bệnh nhân thường xuất hiện những triệu chứng như sau:
- Ban đầu, trẻ ho khan nhiều, sau đó xuất tiết nhiều đờm rãi. Tình trạng ho liên tục, dai dẳng, nhất là về đêm và sáng sớm. Trẻ có thể kèm theo triệu chứng khạc đờm trắng, đặc dính.
Mẹ không nên chủ quan khi trẻ có biểu hiện lên cơn hen phế quản.
- Khó thở: Đây là biểu hiện phổ biến ở những trường hợp lên cơn hen cấp tính. Trẻ gặp phải tình trạng khó thở, thở khò khè. Trước những cơn khó thở, trẻ xuất hiện một số triệu chứng như hắt hơi, ngứa và nghẹt mũi, chảy nước mũi, tức ngực, chán ăn,… Khi có yếu tố gây kích ứng, tình trạng khó thở càng rõ ràng và nghiêm trọng hơn.
Lưu ý những biểu hiện này chỉ xảy ra khi trẻ lên cơn hen. Ngoài cơn hen, cơ thể trẻ không có gì khác thường. Do đó, cha mẹ cần quan sát, theo dõi cẩn thận những triệu chứng của con để tránh nhầm lẫn với một số bệnh về đường hô hấp khác và đồng thời có những cách xử trí kịp thời cho trẻ.
2. Vì sao cần chú ý nhiều hơn đến cơn hen phế quản ở trẻ mùa lạnh?
Bệnh hen phế quản ở trẻ sẽ có những giai đoạn khác nhau, bao gồm những giai đoạn khởi phát triệu chứng bệnh và những giai đoạn bệnh thuyên giảm. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào trong năm khi trẻ tiếp xúc với những yếu tố gây kích ứng chẳng hạn như khói thuốc lá, môi trường ô nhiễm, yếu tố tâm lý, sự thay đổi thời tiết. Đặc biệt, mùa lạnh là thời điểm khiến trẻ có nguy cơ cao phải đối mặt với những cơn hen cấp tính.
Trẻ dễ lên cơn hen nếu tiếp xúc với thời tiết lạnh.
Đối với những trẻ bị hen phế quản, yếu tố thời tiết rất quan trọng và có ảnh hưởng nhanh chóng, trực tiếp đến sức khỏe của người bệnh. Khi gặp với thời tiết lạnh hay tập thể dục ngoài trời lạnh, trẻ có nguy cơ cao xuất hiện những cơn hen cấp tính, biểu hiện khó thở sẽ nghiêm trọng hơn rất nhiều.
Không khí lạnh sẽ khiến lớp chất nhầy trong phế quản bị cô đặc lại, từ đó làm phế quản khô và dễ bị kích ứng, tăng nguy cơ gây ra cơn hen hoặc làm tăng mức độ của cơn hen. Hơn nữa, khi tiếp xúc với không khí lạnh, phế quản cũng tăng tiết histamin làm tăng nguy cơ gây ra cơn hen ở trẻ.
Đối với những trường hợp tập thể dục ngoài trời trong điều kiện thời tiết lạnh, thay vì thở bằng mũi, trẻ có xu hướng thở bằng miệng nhiều hơn. Không khí qua đường mũi sẽ được làm ấm trước khi xuống phổi, nhưng không khí qua đường miệng thì sẽ không được làm ấm. Chính vì thế, những trường hợp thở nhiều bằng miệng khi tập thể dục sẽ khiến làm tăng nguy cơ không khí lạnh đi trực tiếp vào phế quản và phổi, từ đó tác động và gây ra cơn hen cấp tính.
3. Xử trí hen phế quản ở trẻ mùa lạnh như thế nào?
Cha mẹ cần trang bị những kiến thức cơ bản để có thể nhận biết sớm tình trạng hen phế quản ở trẻ mùa lạnh, từ đó xử trí kịp thời và đúng cách:
- Khi trẻ xuất hiện cơn hen cấp tính với biểu hiện ho, thở khò khè, nặng tức ngực, hay bị tỉnh giấc trong đêm,… cha mẹ cần lưu ý giúp trẻ loại bỏ những yếu tố gây ra và khiến cơn hen nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như khói thuốc lá, mùi hóa chất, phấn hoa, lông chó mèo,… Nên cho trẻ ngồi ở một vị trí thoáng đãng.
Cần sử dụng thuốc cắt cơn kịp thời cho trẻ.
- Cho trẻ sử dụng thuốc hít hay xông theo hướng dẫn của bác sĩ khi có dấu hiệu của cơn hen phế quản cấp tính. Những loại thuốc này thường có tác dụng nhanh chóng.
- Đưa trẻ đến các cơ sở y tế nếu trẻ có biểu hiện nghiêm trọng. Nếu không được điều trị kịp thời, những trường hợp này có thể bị suy hô hấp cấp dẫn đến tử vong. Một số dấu hiệu cho thấy trẻ cần được đưa đi cấp cứu kịp thời là:
+ Thuốc cắt cơn hen chỉ có tác dụng ngắn hoặc không có tác dụng.
+ Trẻ vẫn bị khó thở, khó khăn khi nói, phải ngồi thở, cánh mũi phập phồng, môi và các đầu chi bị tím tái,…
4. Phương pháp phòng ngừa hen phế quản ở trẻ mùa lạnh
Hen phế quản là bệnh hô hấp mạn tính và không thể được chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu điều trị kịp thời, theo đúng phác đồ thì trẻ vẫn có thể kiểm soát được bệnh. Do đó, phụ huynh cần chú ý nhiều hơn đến sức khỏe của trẻ, tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ, có chế độ điều trị dự phòng cho trẻ hiệu quả.
Đưa trẻ đi khám nếu thuốc cắt cơn không mang lại tác dụng.
Để phòng ngừa hen phế quản ở trẻ mùa lạnh, cha mẹ cần chú ý những điều sau:
- Đảm bảo phòng của trẻ luôn được sạch sẽ, thông thoáng, gọn gàng.
- Cho trẻ mặc ấm, hạn chế tiếp xúc trực tiếp với thời tiết lạnh.
- Phòng tránh những yếu tố làm tăng nguy cơ khởi phát cơn hen ở trẻ như: không nuôi chó mèo, để trẻ tránh xa khói thuốc lá, không để hoa tươi trong phòng ngủ của trẻ, không nên cho trẻ chơi những loại đồ chơi như thú bông, không cho trẻ đắp chăn có nhiều lông, hạn chế cho trẻ ăn những thực phẩm dễ gây dị ứng(nhất là tôm, cua,…), tránh ăn những loại đồ ăn nhanh, đồ ăn có chứa nhiều chất bảo quản,…
- Đảm bảo trẻ luôn mang theo thuốc cắt cơn khó thở.
- Tái khám đúng hẹn theo chỉ định của bác sĩ.
Trên đây là những hướng dẫn về cách xử trí và phòng ngừa tình trạng hen phế quản ở trẻ mùa lạnh. Nếu cần được tư vấn thêm hoặc muốn cho trẻ thăm khám để theo dõi tình trạng sức khỏe, hãy liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56, các chuyên gia của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC sẽ hỗ trợ bạn.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!