Các tin tức tại MEDlatec
Những dấu hiệu ngộ độc rượu và cách xử lý khẩn cấp
- 08/01/2025 | Bấm huyệt giải rượu: Tìm hiểu kỹ thuật đơn giản, dễ thực hiện
- 13/01/2025 | Uống gì trước khi uống rượu để đỡ say - mẹo hay cánh mày râu nên biết
- 13/01/2025 | Cách pha nước chanh giải rượu đơn giản và hiệu quả tại nhà
- 16/01/2025 | Điểm danh các loại nước giải rượu dễ tìm cho hiệu quả không ngờ
- 16/01/2025 | Uống rượu bị dị ứng mẩn đỏ - Tìm hiểu nguyên nhân và cách xử trí
1. Tổng quan về tình trạng ngộ độc rượu
Rượu là dạng ethanol có thể tìm thấy trong một số loại thức uống có cồn, các sản phẩm nước súc miệng hoặc chiết xuất nấu ăn,... Ngoài ra, rượu cũng có thể tồn tại ở các dạng khác như isopropyl (thành phần có trong nước thơm hoặc các sản phẩm tẩy rửa), methanol hay ethylene glycol (thành phần thường được dùng trong các chất chống đông, sơn và cả dung môi). Những dạng này đều có thể khiến người dùng bị ngộ độc và cần được cấp cứu.
Ngộ độc rượu cực kỳ nguy hiểm đối với sức khỏe
So với các loại thực phẩm, đồ uống khác, rượu được cơ thể hấp thụ một cách nhanh chóng nhưng cần nhiều thời gian hơn so để đào thải ra ngoài. Đa số rượu khi vào bên trong cơ thể sẽ được xử lý tại gan. Người uống nhiều rượu trong một thời gian ngắn sẽ có nguy cơ cao bị ngộ độc cấp. Bên canh đó, nếu lạm dụng rượu trong thời gian dài cũng có thể gây nên các biểu hiện ngộ độc rượu mạn tính.
Tình trạng này có thể xuất hiện ở cả người lớn và trẻ em khi uống nhầm những sản phẩm gia dụng có cồn. Khi bạn nhận thấy những dấu hiệu ngộ độc rượu đáng ngờ, hãy ngay lập tức tìm đến các cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.
2. Ngộ độc rượu nguyên nhân do đâu?
Nguyên nhân chính khiến bạn bị ngộ độc rượu là do cơ thể phải tiêu thụ một lượng lớn rượu trong thời gian ngắn hoặc lạm dụng trong thời gian dài. Thông thường, rượu sẽ được hấp thu vào trong máu từ ruột non, một số ít khác sẽ được hấp thu thông qua dạ dày. Thời gian mà rượu hấp thu vào trong máu thường nhanh hơn so với thời gian để đào thải ra bên ngoài.
Trung bình, một lượng nhỏ lượng rượu được đưa vào cơ thể sẽ được bài tiết thông qua nước tiểu, mồ hôi và hơi thở. Phần lớn còn lại sẽ được chuyển hóa ở gan, ethanol sẽ được xử lý thành acetaldehyde. Chúng sẽ được oxy hóa thành CO2 và nước. Nếu uống quá nhiều rượu chỉ trong một thời gian ngắn, gan sẽ không thể xử lý được hết lượng cồn đưa vào trong máu. Ethanol từ đó sẽ hấp thu vào máu nhiều dẫn đến tình trạng ngộ độc rượu.
Các tình trạng ngộ độc rượu thường do quá lạm dụng vào rượu trong thời gian dài
Thông thường, nam giới có nguy cơ bị ngộ độc rượu cao hơn nhiều lần so với nữ giới. Một vài yếu tố được kể đến sau đây có thể làm tăng tỷ lệ bị ngộ độc rượu:
- Cân nặng và chỉ số BMI của cơ thể.
- Sức khỏe.
- Khả năng hấp thu rượu.
- Chế độ ăn uống.
- Thói quen sử dụng các chất kích thích, gây nghiện.
- Người uống rượu khi bụng đang đói.
- Uống rượu ngay sau khi uống thuốc.
- Sử dụng rượu không có nguồn gốc rõ ràng.
- Pha rượu với nhiều nguyên liệu khác.
3. Dấu hiệu ngộ độc rượu bạn cần biết
So với các dạng rượu khác, methanol có tỷ lệ gây ngộ độc cao hơn. Mặc dù ethanol không chứa độc tính mạnh như methanol, thế nhưng nếu bạn uống một lượng lớn trong thời gian ngắn hoặc uống liên tiếp trong thời gian dài thì cũng có thể bị ngộ độc rượu nghiêm trọng. Nồng độ cồn trong máu tùy vào mức độ sẽ gây ra các triệu chứng khác nhau.
Một vài triệu chứng ngộ độc rượu bạn cần lưu ý gồm có:
- Da tái, hơi xanh, nhất là vùng da quanh môi và ở móng tay.
- Có dấu hiệu bị lú lẫn, thiếu linh hoạt, nhiều trường hợp không đi lại được.
- Gặp khó khăn trong vấn đề duy trì ý thức.
- Bị hạ thân nhiệt.
- Nói không rõ hoặc bị nói ngọng.
- Có biểu hiện nôn mửa.
- Thở chậm hoặc hơi thở không đồng đều.
- Nghiêm trọng hơn, bệnh nhân có thể bị co giật, bị hôn mê, nghẹt thở, thậm chí là tổn thương não và tử vong.
- Tiểu tiện không thể kiểm soát.
- Cơ thể luôn có mùi rượu rất nồng.
- Bị đau hoặc chướng bụng.
- Bị tê yếu ở một bên tay, chân hoặc mặt,...
Có nhiều dấu hiệu ngộ độc rượu khác nhau
Nhìn chung, khi phát hiện bản thân hoặc bất cứ ai có dấu hiệu ngộ độc rượu kể trên, bạn nên nhanh chóng đưa đến các cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ kiểm tra và xử lý kịp thời. Ngộ độc rượu nếu không được điều trị kịp thời sẽ dễ dẫn đến những biến chứng vô cùng nguy hiểm.
4. Những biến chứng nguy hiểm khi bị ngộ độc rượu
Theo đó, khi phát hiện các dấu hiệu ngộ độc rượu nếu không được xử lý kịp thời, người bệnh có thể dễ gặp phải các biến chứng nghiêm trọng như:
- Bị mất trí nhớ.
- Thân nhiệt suy giảm.
- Bị hạ đường huyết khiến người bệnh mất ý thức và co giật.
- Nhịp tim có sự bất thường, thậm chí là ngừng đập.
- Nôn mửa nhiều khiến cơ thể mất nước, bị co giật và làm cho não bị tổn thương vĩnh viễn.
- Bị nhiễm ceton do uống nhiều rượu khiến hệ thần kinh trung ương bị ức chế.
- Bị suy hô hấp, đe dọa tính mạng,...
Bệnh nhân có thể gặp nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời
Ngoài ra, những người thường xuyên lạm dụng rượu còn có thể gặp phải những biến chứng khác như:
- Các bệnh về gan như gan nhiễm mỡ, viêm gan hoặc xơ gan,...
- Rối loạn đông máu làm tăng nguy cơ bị chảy máu khi gặp phải các chấn thương, bị xuất huyết tiêu hóa,...
- Viêm tụy.
- Các bệnh cơ tim đi kèm với biểu hiện bị rối loạn nhịp hoặc tăng huyết áp.
- Các bệnh lý liên quan đến hệ thần kinh ngoại biên.
- Một số tổn thương não như Korsakoff, Wernicke,...
- Các bệnh ung thư điển hình như ung thư vòm họng, ung thư thực quản,...
- Bị suy dinh dưỡng hoặc bị thiếu hụt hàm lượng vitamin.
5. Cách xử lý khi bị ngộ độc rượu
Để xử lý những trường hợp bị ngộ độc rượu, bạn có thể áp dụng theo hướng dẫn sau:
- Giữ cho người bệnh ngồi thẳng, trong trường hợp muốn nằm, bạn nên kê gối để phần đầu và vai cao hơn so với phần thân. Nếu bệnh nhân bị ứ đọng đờm dãi, có biểu hiện thở khò khè và bất tỉnh thì bạn nên nằm nghiêng để khi nôn sẽ không bị sặc, có thể giúp kích thích để nôn hết rượu nhằm mục đích loại bỏ cồn trong dạ dày ra ngoài tuy nhiên phải đảm bảo an toàn tránh bị sặc chất nôn.
- Cho bệnh nhân uống thêm nhiều nước ấm để tránh cơ thể bị mất nước (nhất là sau khi vừa nôn xong) và giúp làm loãng nồng độ của rượu. Việc này sẽ giúp cho quá trình đào thải rượu ra ngoài nhanh chóng hơn. Bạn có thể cho bệnh nhân uống thêm nước gừng tươi, nước cam hay nước chanh,... để giúp giải độc rượu (nếu tình trạng ngộ độc nhẹ).
- Những trường hợp bị ngộ độc rượu thường có nguy cơ cao bị hạ thân nhiên nên bạn cần phải tìm cách để giữ ấm cơ thể cho bệnh nhân.
- Thường xuyên nói chuyện, trấn an và giải thích để người bệnh hợp tác và không bị kích động. Ngoài ra, cần theo dõi sát ý thức của bệnh nhân.
Tốt nhất, bạn nên liên hệ ngay với cơ sở y tế để được hướng dẫn cụ thể hơn và đồng thời đưa người bệnh đến bệnh viện gần nhất để xử lý.
6. Biện pháp phòng ngừa ngộ độc rượu
Để phòng ngừa bị ngộ độc rượu, cách tốt nhân là bạn nên hạn chế uống rượu hoặc bạn cũng có thể áp dụng một số phương pháp sau đây để phòng ngừa ngộ độc:
- Uống nhiều nước ngay sau khi uống rượu.
- Khi đang điều trị bệnh và phải uống thuốc, bạn nhất định không được uống rượu.
- Khi bụng đang đói, không được uống rượu.
- Không sử dụng các sản phẩm thức uống không rõ nguồn gốc và thành phần, không nên pha với các loại nước tăng lực.
Không uống rượu chính là cách tốt nhất để phòng ngộ độc
Có thể khẳng định rằng ngộ độc rượu ảnh hưởng rất nhiều sức khỏe. Vì vậy, để tránh hậu quả nghiêm trọng, cách tốt nhất là bạn nên hạn chế uống rượu. Trong trường hợp nhận thấy các dấu hiệu ngộ độc rượu, bạn hãy nhanh chóng đưa người bệnh đến các cơ sở y tế gần nhất. Một trong những cơ sở y tế bạn có thể tin tưởng và lựa chọn là Hệ thống Y tế MEDLATEC, đơn vị mở cửa xuyên Tết, luôn sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ. Nếu vẫn còn thắc mắc về sức khỏe cần được giải đáp hoặc muốn đặt lịch khám, Quý khách có thể liên hệ với MEDLATEC qua đường dây nóng 1900 56 56 56.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!