Các tin tức tại MEDlatec
Những điều bạn cần biết liên quan đến bạch cầu đa nhân trung tính
- 26/08/2022 | Bệnh bạch cầu là gì? Bệnh lý này có ảnh hưởng như thế nào với sức khỏe?
- 20/06/2022 | Những nguyên nhân bạch cầu giảm và hướng điều trị
- 20/06/2022 | Thận trọng khi số lượng bạch cầu trung tính giảm mạnh
- 30/07/2022 | Bệnh bạch cầu cấp dòng tủy - nguyên nhân, triệu chứng và cách xử trí
1. Tìm hiểu chung về bạch cầu trung tính
Chắc hẳn bạch cầu là cái tên không còn quá xa lạ đối với chúng ta, đây là một thành phần đóng vai trò quan trong trong máu. Nhờ sự có mặt của bạch cầu, cơ thể của bạn được bảo vệ khỏi sự xâm nhập của vi rút, vi khuẩn gây hại đối với sức khỏe. Chính vì thế, mọi người cần lưu ý và duy trì lượng bạch cầu ở mức ổn định nhất.
Bạch cầu đa nhân trung tính chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số bạch cầu của cơ thể
Theo nghiên cứu, có khá nhiều loại bạch cầu tồn tại trong cơ thể chúng ta, nổi bật trong số đó là bạch cầu trung tính. Dạng bạch cầu này vốn được biết với tên gọi là Neutrophil, chúng được cấu tạo nhờ tủy xương. Bạch cầu trung tính tham gia sâu vào quá trình bảo vệ sức khỏe, ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn gây hại cho sức khỏe.
Vậy bạch cầu đa nhân trung tính có phải loại phổ biến trong cơ thể mọi người hay không? Câu trả lời là có, theo thống kê, số lượng bạch cầu đa nhận dạng trung tính có thể lên tới 40 - 76% tổng lượng bạch cầu tồn tại trong cơ thể. Như vậy bạch cầu đa nhân trung tính là dạng cực kỳ phổ biến và giữ nhiệm vụ tương đối quan trọng.
2. Một số vấn đề thường xảy ra với bạch cầu trung tính
Như đã phân tích, số lượng bạch cầu trung tính chiếm tỷ lệ lớn trong cơ thể và thực hiện vai trò không thể thay thế. Tuy nhiên trong một số trường hợp, số lượng bạch cầu này có thể tăng hoặc giảm bất thường, điều này ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của chúng ta.
Hiện nay, giảm bạch cầu đa nhân trung tính là vấn đề thường gặp và khiến nhiều bệnh nhân lo lắng. Bác sĩ cho biết nếu lượng tuyệt đối trong máu của bạn nhỏ hơn 2000/μl thì khả năng cao bạn đã mắc bệnh giảm bạch cầu trung tính. Chỉ số này càng thấp thì tình hình sức khỏe của bạn càng đáng báo động. Chính vì thế việc theo dõi lượng tuyệt đối trong máu là vô cùng cần thiết để kịp thời phát hiện và điều trị bệnh giảm bạch cầu trung tính.
Giảm bạch cầu trung tính là vấn đề sức khỏe đáng lo
Trên thực tế, bệnh xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, mọi người cần nắm được tác nhân chính xác để chủ động chăm sóc sức khỏe và có kế hoạch điều trị khoa học, phù hợp nhất. Nguyên nhân chính gây giảm bạch cầu trung tính là do bạn đang gặp vấn đề sức khỏe liên quan tới tủy xương. Bởi vì bạch cầu đa nhân trung tính được tạo ra bởi tủy xương và chịu ảnh hưởng trực tiếp tới bộ phận này.
Bên cạnh đó, người mắc bệnh nhiễm trùng, ví dụ như bệnh sốt xuất huyết hoặc nhiễm vi rút cũng phải đối mặt với nguy cơ cao bị giảm bạch cầu trung tính. Tốt nhất, khi mắc bệnh nhiễm trùng hoặc vi rút tấn công, bạn nên thận trọng và điều trị dứt điểm, ngăn ngừa những hậu quả khôn lường đối với sức khỏe.
Thậm chí, chế độ ăn uống kèm lành mạnh cũng là một nguyên nhân dẫn tới hiện tượng giảm bạch cầu trung tính. Mọi người nên chủ động bổ sung vitamin và khoáng chất như B12 hoặc folate để ngăn ngừa tình trạng kể trên xảy ra nhé.
3. Các dạng giảm bạch cầu đa nhân trung tính bạn cần biết
Một trong những vấn đề được mọi người quan tâm là: các dạng bệnh giảm bạch cầu đa nhân trung tính thường gặp. Việc xác định rõ tình hình sức khỏe của bản thân là vô cùng cần thiết, đây là cơ sở để bác sĩ theo dõi và đưa ra phác đồ điều trị thích hợp nhất.
Có nhiều dạng bệnh giảm bạch cầu đa nhân trung tính khác nhau
Hiện nay, bệnh giảm bạch cầu trung tính có 4 dạng phổ biến nhất, đó là dạng bệnh bẩm sinh, bệnh xảy ra theo chu kỳ, do tự miễn dịch hoặc vô căn. Dù mắc phải tình trạng nào đi chăng nữa, bạn cũng cần chủ động theo dõi và chăm sóc sức khỏe cẩn thận.
Trẻ em là đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh giảm bạch cầu đa nhân trung tính bẩm sinh, tình trạng này hay còn được biết đến với tên gọi là Kostmann. Nếu không chăm sóc và điều trị kịp thời, bé có thể mắc bệnh nhiễm trùng, sức khỏe bị đe dọa nặng nề. Trong khi đó, bệnh giảm bạch cầu theo chu kỳ xảy ra trong khoảng 21 ngày và lặp đi lặp lại theo chu kỳ, điều này ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân.
Đáng lo ngại nhất là tình trạng giảm bạch cầu tự miễn dịch hoặc vô căn, quá trình điều trị sẽ mất nhiều thời gian và khó khăn hơn.
Người bệnh không thể chủ quan, bỏ qua việc điều trị
4. Chia sẻ kinh nghiệm thăm khám các vấn đề sức khỏe có liên quan tới bạch cầu trung tính
Bạch cầu đa nhân trung tính giữ vai trò quan trọng trong cơ thể của chúng ta, chính vì thế việc điều trị các vấn đề sức khỏe liên quan là cần thiết. Khi được chẩn đoán mắc bệnh giảm bạch cầu trung tính, bệnh nhân nên chủ động tới các phòng khám, cơ sở y tế uy tín để được chăm sóc, điều trị kịp thời. Tùy nguyên nhân và dạng bệnh của từng người, bác sĩ sẽ lựa chọn phương án điều trị thích hợp nhất. Một số bệnh nhân được chỉ định điều trị bằng kháng sinh, kích thích tế bào hạt hoặc cấy ghép tế bào gốc để cải thiện tình hình sức khỏe nhanh chóng, hiệu quả nhất.
Điều quan trọng là bạn lựa chọn được cơ sở y tế uy tín, đảm bảo chất lượng để thăm khám, theo dõi. Bạn có thể tham khảo và sử dụng dịch vụ của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC - đơn vị y tế đã có gần 30 năm kinh nghiệm hoạt động. Đặc biệt, bệnh viện được đánh giá cao bởi chất lượng dịch vụ xét nghiệm, hệ thống máy móc hiện đại như Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn ISO 15189:2012 và chứng chỉ CAP do Hội Bệnh học Hoa Kỳ cấp.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC cung cấp dịch vụ xét nghiệm chất lượng cao
Để đặt lịch xét nghiệm hoặc khám bệnh, Quý khách hàng vui lòng liên lạc tổng đài 1900 56 56 56.
Hy vọng rằng qua bài viết trên, mọi người đã hiểu hơn về vai trò của bạch cầu đa nhân trung tính. Đồng thời, các bạn nên thận trọng trước những vấn đề sức khỏe bất thường xảy ra đối với bạch cầu trung tính và chủ động đi điều trị sớm nhé.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!