Các tin tức tại MEDlatec
Những đối tượng nào cần đi tầm soát ung thư gan định kỳ?
1. Tại sao nên tầm soát ung thư gan
Đã có những số liệu chứng minh rằng bệnh ung thư gan trong năm 2018 đã vượt qua ung thư phổi, vươn lên đầu bảng căn bệnh ung thư khiến nhiều người tử vong nhất Việt Nam. Số lượng người hiện nay mắc bệnh ước tính lên tới hơn 25 ngàn người.
Việt Nam còn thuộc top những quốc gia có tỷ lệ ung thư gan cao nhất thế giới, trong 100.000 người thì có khoảng 23 - 24 người mắc bệnh. Tình trạng này xảy ra là do phát hiện bệnh quá muộn, giai đoạn phát triển của bệnh đã đi vào giai đoạn cuối. Lúc này việc điều trị vô cùng khó khăn, tỷ lệ có thể kéo dài tuổi thọ là vô cùng thấp.
Tỷ lệ tử vong do ung thư gan rất cao tại Việt Nam
Tầm soát ung thư gan giúp ta phát hiện được bệnh ở giai đoạn rất sớm, ngay cả khi chưa có triệu chứng. Ở giai đoạn sớm bác sĩ phẫu thuật để loại bỏ khối u giúp bệnh nhân hồi phục nhanh và không để lại di chứng. Phẫu thuật ở giai đoạn này còn giúp ngăn chặn khối u di căn đến các cơ quan khác trên cơ thể.
Việc phát hiện sớm và điều trị cũng giúp cho bệnh nhân không phải chịu những thương tổn về thể chất hay tâm lý. Ngoài ra điều trị ở giai đoạn sớm sẽ không gây tốn kém về mặt kinh tế cho người bệnh. Do đó việc tầm soát ung thư gan sớm là điều nên làm với những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh.
2. Đối tượng nào cần tầm soát ung thư gan sớm?
Thông thường chia làm 2 nhóm đối tượng có khả năng mắc ung thư gan cao lần lượt như sau:
Đang nhiễm virus và các bệnh liên quan đến gan
-
Tiền sử gia đình có người bị ung thư gan.
-
Virus viêm gan B và viêm gan C là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư tế bào gan nguyên phát.
-
Viêm gan do nguyên nhân tự miễn, có thể đi kèm các bệnh tự miễn khác: như ĐTĐ typ 1, Basedow, viêm khớp dạng thấp, Lupus ban đỏ,....
-
Gan nhiễm mỡ không do rượu.
Đối tượng nhiễm virus viêm gan B có khả năng mắc ung thư gan cao
Mắc các bệnh khác nhưng có nguy cơ bị ung thư gan
-
Các bệnh béo phì, tiểu đường làm tăng nguy cơ bị ung thư gan.
-
Xơ gan do sử dụng rượu bia, các chất kích thích quá nhiều.
-
Ngoài ra còn những nguyên nhân tự phát mà khoa học chưa thể nghiên cứu và giải thích.
-
Khi có những biểu hiện như thường xuyên mệt mỏi, nước tiểu có màu vàng đậm, đau âm ỉ vùng gan, xuất huyết dưới da thì cũng nên khám thường xuyên để nhận được lời khuyên của bác sĩ.
3. Các phương pháp tầm soát ung thư gan hiện nay
Hiện nay có 3 phương pháp tầm soát ung thư gan phổ biến nhất là:
Xét nghiệm máu tìm dấu vết AFP trong máu
AFP là một loại protein có trong thai nhi tuy nhiên sau khi trưởng thành thì tỷ lệ AFP trong máu rất thấp. Bệnh nhân mắc ung thư gan thì chỉ số AFP tăng lên bất thường. Tuy nhiên khi xét nghiệm bước đầu mà chỉ số AFP tăng, không có nghĩa là bạn mắc bệnh ung thư.
Việc chỉ số AFP tăng là biểu hiện nghi ngờ ung thư gan, bạn nên thực hiện các phương pháp tầm soát khác theo chỉ dẫn của bác sĩ để kết luận chắc chắn hơn tình trạng bệnh của mình.
Trong giai đoạn điều trị ung thư gan thì chỉ số AFP có tác dụng theo dõi tiến trình chữa bệnh, kiểm tra khả năng di căn của khối u.
Xét nghiệm máu tìm dấu ấn ung thư gan AFP
Phương pháp siêu âm gan
Siêu âm gan có thể phát hiện được khối u nhỏ hơn 1cm với chi phí tiết kiệm và không ảnh hưởng đến cơ thể. Ngoài ra siêu âm gan còn giúp phát hiện xơ gan và một số bệnh khác về gan.
Dựa vào hình ảnh của siêu âm gan ta có thể xác định được các thương tổn của gan. Kết hợp siêu âm gan với xét nghiệm máu tìm dấu vết AFP sẽ cho ra kết quả chẩn đoán chính xác hơn việc thực hiện riêng lẻ từng phương pháp.
Phương pháp siêu âm gan đang được sử dụng rộng rãi hiện nay
Sinh thiết gan
Sử dụng kim sinh thiết để chẩn đoán ung thư gan, bạn mắc bệnh nếu sinh thiết cho ra kết quả dương tính. Phương pháp này được thực hiện sau khi chẩn đoán hình ảnh (siêu âm, cắt lớp vi tính) có hình ảnh nghi ngờ.
Do phương pháp sinh thiết gan có 1% đến 3% rủi ro nên không được sử dụng thường xuyên. Các trường hợp nhiễm trùng, chảy máu qua kim sinh thiết rất hiếm nhưng không phải là không có. Vì vậy chỉ sử dụng phương pháp này khi thực sự cần thiết.
4. Phương pháp tầm soát ung thư tại MEDLATEC
Hiệp hội gan mật Châu Á Thái Bình Dương đã đưa ra khuyến cáo nên tầm soát ung thư gan 6 tháng một lần đối với những trường hợp có khả năng mắc bệnh cao. MEDLATEC thực hiện tất cả các phương pháp tầm soát ung thư gan như trên, ngoài ra chúng tôi còn triển khai phương pháp HCC Wako.
Phương pháp HCC Wako đã chứng minh tính hiệu quả của mình khi độ nhạy và độ chính xác khi chẩn đoán bệnh rất cao. Với bộ ba AFP, PIKA II, AFP L3 là các thông số sẽ được xem xét khi xét nghiệm, kết hợp với siêu âm ổ bụng để tầm soát ung thư gan hiệu quả nhất.
Tư vấn tầm soát ung thư gan tại MEDLATEC
Ngoài ra bệnh nhân có thể chỉ định chụp cắt lớp hoặc chụp cộng hưởng từ MRI ổ bụng để có được kết quả chính xác nhất.
Gói tầm soát ung thư tại MEDLATEC được thiết kế để đáp ứng được nhu cầu khám chữa của tất cả các đối tượng khách hàng. Thời gian chẩn đoán sau tầm soát nhanh chóng giúp tiết kiệm thời gian của người bệnh.
Việc tầm soát ung thư gan sớm giúp chúng ta có phương pháp điều trị và phẫu thuật kịp thời. Nếu có gì thắc mắc về vấn đề tầm soát ung thư hay các bệnh lý liên quan đến gan hãy liên hệ với MEDLATEC để được tư vấn cụ thể.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!