Các tin tức tại MEDlatec
Những lưu ý cho trẻ ăn dặm giúp bé ăn ngon, chóng lớn
- 13/04/2022 | Lý giải nguyên nhân bé ăn dặm bị táo bón và cách xử lý hiệu quả
- 08/12/2021 | Cho trẻ sơ sinh ăn bổ sung như thế nào trong thời kỳ ăn dặm
- 02/11/2021 | Bật mí cách xây dựng chế độ ăn dặm khoa học cho trẻ
1. Ăn dặm mang lại những lợi ích gì cho trẻ?
Độ tuổi ăn dặm là thời điểm mà các mẹ cần bổ sung các chất dinh dưỡng từ những thực phẩm khác ngoài sữa mẹ. Điều này giúp cơ thể bé có nhiều năng lượng cho các hoạt động, đồng thời đảm bảo đầy đủ các dưỡng chất để bé phát triển tốt. Đồng thời, nhu cầu ăn dặm của trẻ càng tăng lên khi trẻ lớn, vì thế các mẹ cần tăng lượng thức ăn và đa dạng món ăn theo độ tuổi của bé.
Ngược lại, nếu bé không được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng trong giai đoạn phát triển thì bé sẽ chậm lớn hơn so với lứa tuổi và so với các bé khác.
Cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết khi cho trẻ ăn dặm
Bên cạnh đó, khi các bé đến tầm 6 tháng tuổi, cơ thể bé cần được bổ sung nhiều chất sắt không chỉ ở sữa mẹ mà còn trong các thực phẩm khác. Nếu trẻ thiếu chất sắt sẽ dẫn đến thiếu máu.
Khi cho trẻ ăn dặm. các mẹ cần lưu ý tạo thực đơn ăn uống mỗi ngày với 4 nhóm thực phẩm sau: chất đường bột, chất béo, chất đạm, chất xơ và vitamin. Tuy nhiên, gia đình không nên cai sữa hoàn toàn mà hãy kết hợp giữa ăn dặm và bú sữa mẹ để bé được phát triển tốt nhất.
2. Khi nào nên cho bé ăn dặm?
Đa số các bé thường ăn dặm khi 6 tháng tuổi, có vài bé có thể ăn sớm hơn hoặc muộn hơn. Điều này phụ thuộc vào tình trạng của mỗi bé, dưới đây là một số tiêu chí để xác định thời điểm ăn dặm tốt nhất cho con.
-
Trẻ trông cứng cáp hơn, tự kiểm soát được đầu và cổ, ngoài ra khi có phụ huynh giúp đỡ thì bé có thể ngồi vững vào bàn ăn mà không bị nghiêng qua nghiêng lại.
Khi bé trông cứng cáp hơn cần cho bé ăn dặm để cung cấp thêm những dưỡng chất khá
-
Bé nhanh đói dù mẹ đã cho bé bú sữa, bé cảm thấy thích, hứng thú với thức ăn.
-
Khi bé thức đêm nhiều, các mẹ cần lưu ý cho trẻ ăn dặm, vì có khả năng cao là trẻ đang đói khi không được cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết. Vì vậy, các mẹ nên đảm bảo cho con ăn dặm đúng vào thời điểm để con không thấy đói và ngủ ngon hơn.
-
Bé có tình trạng mút tay, cho tay vào miệng hoặc cho các đồ chơi vào miệng. Khi phụ huynh đưa thức ăn đến gần thì bé không tránh né mà thậm chí còn há miệng để được ăn.
Trên đây là một vài lưu ý cho trẻ ăn dặm đúng với giai đoạn phát triển của bé, các mẹ hãy quan sát các con để áp dụng đúng.
3. Điều gì sẽ xảy ra khi bé ăn dặm quá sớm hoặc quá muộn?
Cho trẻ ăn dặm quá sớm hoặc quá muộn là không tốt cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Ăn dặm quá sớm khiến hệ tiêu hóa của trẻ bị ảnh hưởng còn ăn dặm quá trễ, trẻ chậm phát triển so với lứa tuổi. Những tác động cụ thể đối với trẻ khi ăn dặm không đúng thời điểm là:
Ăn dặm quá sớm, khi các cơ quan bên trong cơ thể, đặc biệt là tiêu hóa chưa hoàn thiện sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của trẻ. Cụ thể là thức ăn bên ngoài không được cơ thể trẻ hấp thụ, một số trường hợp có thể gây dị ứng thực phẩm. Bên cạnh đó, ăn dặm sớm, lúc này các bé chưa muốn ăn nên việc cho bé ăn cũng gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là khi khả năng nhai, nuốt chưa tốt. Điều này cũng khiến tâm lý trẻ sợ ăn và dẫn đến biếng ăn trong tương lai.
Ăn dặm quá sớm là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng biếng ăn ở trẻ
Đối với trường hợp trẻ ăn dặm quá muộn so với tiến trình phát triển của cơ thể, điều này dẫn đến tình trạng thiếu dinh dưỡng cho các con. Và như vậy thì có thể tăng nguy cơ bé thiếu sắt, thiếu máu, còi xương, chậm phát triển hơn.
4. Những lưu ý cho trẻ ăn dặm và hướng dẫn cho bé ăn dặm theo độ tuổi
Dưới đây là là một số lưu ý cho trẻ ăn dặm và một số hướng dẫn cho bé ăn dặm theo độ tuổi giúp các con vừa ăn ngon vừa hấp thu hết các dưỡng chất từ những thức ăn ngoài.
-
Khi bắt đầu cho trẻ ăn dặm, hãy chế biến thức ăn thành dạng loãng, mềm như nấu cháo, súp hoặc xay nguyễn đồ ăn cho bé.
-
Bỏ qua những thực phẩm khó tiêu trong thực đơn ăn uống của trẻ đang ăn dặm.
-
Những ngày đầu tiên khi bé ăn dặm, gia đình nên cho trẻ ăn 1 bữa trong ngày, sau đó quan sát xem trẻ có thích ăn hay không, nếu trẻ thích thì tăng số bữa còn nếu trẻ chưa thích ứng được, nên cho trẻ thời gian để tập ăn. Vì số bữa ăn dặm trong ngày phụ thuộc vào mỗi trẻ nên tránh trường hợp áp dụng kinh nghiệm của các bé khác.
-
Xây dựng thực đơn ăn dặm đa dạng các loại thực phẩm nhằm cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết. Lưu ý khi đổi món mới cho trẻ, ba mẹ cần cho con ăn từng chút, tránh ép bé ăn nhiều ngay lần đầu mới ăn, vì có thể bé chưa thích ứng được với món mới.
-
Bổ sung nhiều chất dinh dưỡng hơn ngày thường khi bé bị ốm, sụt cân để đảm bảo bé phát triển bình thường.
-
Cho bé ăn nhiều rau xanh, trái cây nhiều vitamin.
Trái cây chứa nhiều vitamin và các dưỡng chất tốt cho hệ miễn dịch của trẻ
-
Thực phẩm cho trẻ ăn cần đảm bảo sạch sẽ và an toàn vệ sinh.
-
Vệ sinh sạch sẽ dụng cụ chế biến cũng như muỗng, bát, ly uống nước của trẻ.
-
Trong quá trình nấu ăn cho trẻ, khi nêm nếm gia vị, mẹ không nêm mặn vì thận của trẻ chưa phát triển tốt nên rất dễ gây các bệnh lý về thận.
-
Gia đình tránh cho các con ăn bữa phụ với những thức ăn chứa nhiều đường, ít mang lại giá trị dinh dưỡng, bởi vì những thực phẩm làm tăng khả năng mắc bệnh rối loạn chuyển hóa ở trẻ em.
Trên đây là những thông tin hữu ích lưu ý cho trẻ ăn dặm đúng thời điểm, đúng cách giúp trẻ ăn ngon, chóng lớn.
Ngoài ra, nếu trong quá trình ăn dặm bé có những biểu hiện bất thường, chán ăn, ăn nhiều nhưng không hấp thu, gia đình có thể đưa trẻ đến khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC hoặc liên hệ với chúng tôi qua đường dây nóng: 1900 56 56 56 để được tư vấn, giải đáp thắc mắc và hỗ trợ từ các chuyên gia.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!