Tin tức

Lý giải nguyên nhân bé ăn dặm bị táo bón và cách xử lý hiệu quả

Ngày 13/04/2022
Khi con bắt đầu bước vào giai đoạn ăn dặm cũng là lúc mẹ sẽ phải lo lắng với rất nhiều vấn đề có thể xảy ra, trong đó có hiện tượng táo bón. Vậy nguyên nhân khiến bé ăn dặm bị táo bón là gì và cách trị táo bón cho trẻ ăn dặm, bài viết sau sẽ giúp mẹ vượt qua được nỗi lo này để yên tâm chăm sóc trẻ.

1. Nguyên nhân nào khiến cho bé ăn dặm bị táo bón?

Do nhiều yếu tố tác động mà giai đoạn mới bắt đầu ăn dặm trẻ dễ bị táo bón

Do nhiều yếu tố tác động mà giai đoạn mới bắt đầu ăn dặm trẻ dễ bị táo bón

Táo bón là hiện tượng rất dễ xảy ra khi bé bắt đầu ăn dặm. Nguyên nhân khiến cho bé bị táo bón khi ăn dặm chủ yếu là:

- Hệ tiêu hóa chưa thích nghi kịp 

Trước khi ăn dặm, nhiều trẻ bú mẹ hoàn toàn. Bản thân sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng rất dễ tiêu hóa nên hầu như trẻ không phải trải qua hiện tượng táo bón. Khi bắt đầu ăn dặm, hệ tiêu hóa của trẻ sẽ phải làm quen với nhiều thay đổi bất ngờ trong chế độ ăn. Không những thế, đồ ăn dặm lại chứa nhiều chất và đặc hơn so với sữa mẹ. Vì thế, hệ tiêu hóa của bé sẽ phải làm việc nhiều hơn, dễ phải hoạt động quá mức nên dễ xảy ra trở ngại về tiêu hóa trong đó có táo bón. 

- Chế độ dinh dưỡng

Chế độ ăn uống ở giai đoạn ăn dặm ảnh hưởng không nhỏ đối với hệ tiêu hóa của bé. Hiện tượng táo bón ở trẻ ăn dặm có thể xảy ra nếu chế độ ăn của trẻ bị không đủ dưỡng chất gây thừa hoặc thiếu một số chất. Điển hình như khi trẻ ăn quá nhiều chất béo, tinh bột mà lại ít chất xơ thì táo bón là khó tránh khỏi.

- Thời điểm bắt đầu ăn dặm sớm quá mức

Nếu tập ăn dặm khi trẻ mới 3, 4, 5 tháng tuổi thì cũng dễ bị táo bón vì hệ tiêu hóa của trẻ vẫn còn non nớt nên không đủ khả năng tiêu hóa hết thức ăn, lượng thức ăn này không được tiêu hóa hết này theo thời gian sẽ tích tụ lại và dẫn đến táo bón.

- Tỷ lệ sữa công thức bị pha sai

Nhiều mẹ không biết rằng bé ăn dặm bị táo bón còn có thể do trẻ uống sữa công thức không đúng cách. Trẻ uống sữa pha ít nước có thể gây nóng trong và dẫn đến táo bón; ngược lại trẻ uống sữa pha quá nhiều nước thì sẽ không hấp thụ được đầy đủ chất dinh dưỡng. Không những thế, nếu mẹ cho nước trái cây, đường hay ngũ cốc vào trong sữa thì trẻ cũng dễ bị rối loạn tiêu hóa.

Pha sữa công thức sai tỷ lệ là một trong những nguyên nhân khiến cho bé ăn dặm bị táo bón

Pha sữa công thức sai tỷ lệ là một trong những nguyên nhân khiến cho bé ăn dặm bị táo bón

- Thiếu nước

Nhiều bé bị táo bón trong giai đoạn ăn dặm là do thiếu nước. Điều này được lý giải rằng, cơ thể khi không có đủ lượng nước cần thiết sẽ khiến cho phân bị khô và khó đẩy ra bên ngoài nên tích tụ lại, gây ra táo bón.

- Dư thừa chất đạm

Trẻ ăn dặm quá nhiều chất đạm sẽ tạo áp lực cho hệ tiêu hóa, dễ gây khó tiêu nên gây ra táo bón. Chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng trẻ trong độ tuổi 1 - 3 mỗi ngày chỉ nên ăn tối đa 13g đạm.

2. Cách trị táo bón cho trẻ ăn dặm mẹ nên biết

2.1. Táo bón và những ảnh hưởng đến trẻ

Cha mẹ nên tìm cách trị táo bón cho trẻ ăn dặm bởi tình trạng này kéo dài không chỉ làm trẻ mất hứng thú với ăn uống mà còn dễ khiến cho sức khỏe của trẻ phải chịu nhiều ảnh hưởng:

- Làm độc tố tích tụ

Mỗi ngày đi đại tiện sẽ giúp cho độc tố được đào thải ra bên ngoài cơ thể. Trẻ bị táo bón dễ bị tích tụ chất độc vì việc đại tiện không diễn ra hàng ngày từ đó dễ gây ảnh hưởng đến các cơ quan khác.

- Táo bón ngày càng nặng

Mỗi lần đi đại tiện do bị táo bón nên phân khô cứng, to, trẻ sẽ thấy đau rát hậu môn khi rặn từ đó ngại và sợ đi, dần dần thành nhịn đại tiện. Chính thói quen này sẽ khiến cho tình trạng táo bón ngày càng trở nên trầm trọng.

- Bị nứt kẽ hậu môn

Táo bón kéo dài khiến phân lớn và cứng hơn bình thường nên khi đi đại tiện dễ làm ống hậu môn giãn nở. Có trường hợp trẻ còn bị chảy máu hậu môn kéo dài nên thiếu máu.

Táo bón lâu ngày có thể khiến trẻ mắc bệnh trĩ

Táo bón lâu ngày có thể khiến trẻ mắc bệnh trĩ

- Bệnh trĩ

Trẻ có nguy cơ bị bệnh trĩ khi táo bón lâu ngày vì thường xuyên phải rặn khi đại tiện. 

Ngoài ra, táo bón do ăn dặm nếu kéo dài còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý: rò hậu môn, xuất huyết đại tràng, rò hậu môn, viêm ống hậu môn trực tràng, tắc ruột,...

2.2. Hướng xử trí khi bé bị táo bón

Bất kỳ bậc cha mẹ nào cũng đều có chung tâm lý muốn tìm cách trị táo bón cho trẻ mới ăn dặm vì hiện tượng này gây ra nhiều ảnh hưởng cho trẻ. Để đạt được mục đích ấy, cha mẹ cần:

- Chú ý đến chế độ ăn

Khi trẻ mới bắt đầu ăn dặm, trong cách chế biến, cha mẹ hãy ưu tiên món dạng mềm, lỏng rồi dần dần chuyển sang dạng đặc và cứng. Khi cho trẻ dùng sữa công thức cần tuân thủ đúng tỷ lệ được nhà sản xuất hướng dẫn.

Mỗi bữa của trẻ nên có các loại củ quả, rau xanh để bổ sung chất xơ. Khi trẻ mới ăn dặm, hệ tiêu hóa vẫn chưa kịp thích ứng nên mẹ chưa cần cho trẻ ăn nhiều đạm mà hãy cho con làm quen từ lượng nhỏ rồi tăng dần.

Massage bụng giúp cải thiện táo bón ở trẻ

Massage bụng giúp cải thiện táo bón ở trẻ

- Bổ sung nước

Trong các nguyên nhân bé ăn dặm bị táo bón thì thiếu nước cũng là vấn đề. Vì thế, giai đoạn này mẹ cần tập cho con uống nước mỗi ngày và chủ động bổ sung nước cho con vì trẻ chưa biết nói. Nhờ có nước mà phân sẽ mềm và tình trạng táo bón ở trẻ sẽ được cải thiện.

- Tăng cường vận động

Những trẻ ít vận động thường có nguy cơ bị táo bón cao. Vì thế, cha mẹ nên hướng dẫn và cùng con tham gia các trò vận động nhẹ nhàng. Theo thời gian, việc vận động sẽ thúc đẩy đường ruột hoạt động tốt hơn, nhờ đó mà tình trạng táo bón được cải thiện.

- Massage bụng

Tập động tác đạp xe hay massage vùng bụng không chỉ giúp trẻ thư giãn mà còn cải thiện chứng táo bón. Để massage, mẹ hãy dùng hai tay xoa tản từ giữa bụng đều ra hai bên mép bụng theo chiều từ ngực xuống. Sau đó, lần lượt dùng một ngón tay nhẹ nhàng vòng quanh và bung toàn bộ lòng bàn tay ấn nhẹ xuống. Hoạt động này sẽ giúp cho hơi ấm từ tay mẹ tạo cảm giác dễ chịu cho con và kích thích ruột hoạt động tốt hơn.  

Nếu đã thực hiện những biện pháp hỗ trợ trên đây mà không cải thiện được tình trạng bé ăn dặm bị táo bón thì tốt nhất cha mẹ nên cho trẻ khám tiêu hóa để tìm nguyên nhân và có cách điều trị hiệu quả, tránh bỏ qua những vấn đề sức khỏe gây táo bón cho trẻ mà không được phát hiện kịp thời.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ