Tin tức
Bật mí cách xây dựng chế độ ăn dặm khoa học cho trẻ
- 25/09/2021 | Những lưu ý khi cho trẻ ăn dặm để bé luôn khỏe mạnh
- 14/08/2021 | Dấu hiệu cho thấy trẻ đã sẵn sàng ăn dặm cha mẹ cần lưu ý
- 02/07/2021 | Một số lưu ý khi nấu cháo yến mạch cho trẻ ăn dặm
- 23/09/2021 | Góc tư vấn: Cho trẻ ăn dặm bao nhiêu là đủ?
1. Ăn dặm có quan trọng với trẻ hay không?
Chắc hẳn khái niệm ăn dặm không còn xa lạ đối với chúng ta, chúng còn được biết với tên gọi khác là ăn bổ sung. Khi bắt đầu tập ăn dặm, bên cạnh sữa mẹ, trẻ sẽ ăn thêm một số thức ăn khác để bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Trong giai đoạn đầu, chúng ta thường mất một thời gian để cho con tập làm quen với các món ăn. Chính vì thế, cha mẹ thường chế biến những món dễ nhai, nuốt như cháo xay hoặc bột gạo xay. Kèm theo đó, bạn có thể cho trẻ ăn thêm thịt, trứng và rau củ.
Khi nhu cầu dinh dưỡng tăng, cha mẹ nên cho trẻ tập ăn dặm
Bắt đầu từ 6 tháng tuổi, trẻ cần hấp thu khoảng 700 kcal mỗi ngày, trong đó dinh dưỡng từ sữa mẹ chỉ đảm bảo cung cấp khoảng 450 kcal. Phần còn lại, cha mẹ phải bổ sung cho bé thông qua các bữa ăn dặm trong ngày. Như vậy, em bé sẽ phát triển toàn diện cả về chiều cao, cân nặng cũng như trí tuệ.
Điều quan trọng nhất chính là xây dựng được một chế độ ăn dặm khoa học cho trẻ. Đây là chiếc chìa khóa giúp con lớn lên khỏe mạnh, hạn chế nguy cơ mắc bệnh do hệ miễn dịch còn yếu.
2. Lựa chọn thời điểm bắt đầu cho trẻ ăn dặm
Một trong những vấn đề được các bậc phụ huynh quan tâm là: nên cho bé tập ăn dặm vào thời điểm nào? Nếu cho con tập ăn quá sớm, hệ tiêu hóa của trẻ chưa thực sự hoàn thiện và không thể hấp thụ toàn bộ nguồn dinh dưỡng. Trong khi đó, tập ăn dặm muộn là nguyên nhân khiến bé suy giảm hệ miễn dịch, kém phát triển hơn so với bạn bè đồng trang lứa. Vậy thời điểm nào là thích hợp cho trẻ nhỏ tập ăn dặm?
Tổ chức Y tế Thế giới WHO khuyến khích cha mẹ nên cho con ăn dặm khi được 6 tháng tuổi trở lên. Như đã phân tích ở trên, từ 6 tháng tuổi, nhu cầu dinh dưỡng của trẻ tăng đáng kể và nguồn dinh dưỡng từ sữa mẹ không đảm bảo cung cấp đầy đủ. Chính vì thế, đây là thời điểm vàng để cha mẹ bắt đầu cho trẻ làm quen với chế độ ăn dặm. Đồng thời, thực hiện chế độ ăn dặm khoa học cho trẻ vào thời điểm này sẽ giảm thiểu nguy cơ trẻ bị thiếu máu nhờ bổ sung những thực phẩm giàu sắt vào thực đơn ăn uống hàng ngày.
Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên được khuyến khích tập ăn dặm
Tùy vào độ tuổi, cha mẹ sẽ chế biến những món ăn phù hợp với khả năng tiêu hóa của con. Ví dụ, trẻ từ 6 - 8 tháng tuổi nên ăn các món mềm và dễ tiêu hóa bởi vì con mới bắt đầu tập ăn dặm nên cần có thời gian làm quen. Mỗi ngày, cha mẹ có thể cho bé ăn từ 2 - 3 bữa nhỏ thay vì ép trẻ ăn nhiều trong 1 - 2 bữa. Kể từ 9 tháng tuổi, chúng ta sẽ để thay các món xay nhuyễn bằng đồ ăn mềm và có chút lợn cợn, đây là thời điểm thích hợp để bé tập nhai. Ngoài ra, trong giai đoạn này, bạn nên tăng khẩu phần ăn và chia thành 3 - 4 bữa nhỏ trong ngày.
3. Nhóm dinh dưỡng cần có trong chế độ ăn dặm cho trẻ
Khi tìm hiểu về chế độ ăn dặm khoa học cho trẻ, các bậc phụ huynh cần nắm được nhóm dinh dưỡng quan trọng đối với sự phát triển của bé. Trong đó, 4 nhóm chất không thể thiếu là bột đường, nhóm chất đạm, chất béo và nhóm chất xơ cùng vitamin.
Các món ăn mềm, xay nhuyễn phù hợp với chế độ ăn dặm khoa học cho trẻ
Đối với những thực phẩm giàu tinh bột, cha mẹ thường ưu tiên lựa chọn bột gạo xay hoặc cháo xay nhuyễn. Đây là những món ăn mềm và dễ tiêu hóa, bước đầu giúp trẻ làm quen với các món ăn trong thực đơn ăn dặm. Bên cạnh đó, chúng ta nên kết hợp thêm các đồ ăn dễ nuốt, ví dụ như súp khoai tây hoặc các loại bún, miến,… Như vậy, bữa ăn hàng ngày sẽ trở nên đa dạng hơn, giúp trẻ hào hứng khi bước vào bữa ăn.
Những thực phẩm giàu chất đạm cũng được ưu tiên bổ sung vào bữa ăn dặm của trẻ nhỏ. Trong thời gian đầu, bé có thể ăn thịt lợn nạc băm hoặc say nhuyễn, lòng đỏ trứng gà nấu mềm hoặc xay,… Khi đã bắt đầu quen, chúng ta nên đa dạng hóa các món ăn, cho bé tập ăn cá tôm hoặc thịt bò để bổ sung thêm nhiều dưỡng chất cho cơ thể.
Đặc biệt, chất xơ và vitamin đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển toàn diện của bé. Chúng hỗ trợ quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi hơn, đồng thời kiểm soát cân nặng của bé ở mức ổn định. Thông thường, mọi người sẽ xay rau củ kèm cháo để bé dễ ăn hơn.
Bên cạnh đó, mọi người đừng quên bổ sung chất béo vào chế độ ăn dặm khoa học cho trẻ và kết hợp cho bé ăn cả mỡ động vật và dầu thực vật nhé!
Trẻ nhỏ cần được bổ sung vitamin và chất xơ
4. Lưu ý khi bé tập ăn dặm
Trên thực tế, nhiều bậc phụ huynh vẫn chưa biết cách xây dựng chế độ ăn dặm khoa học dành cho trẻ nhỏ. Đó là nguyên nhân vì sao bé suy dinh dưỡng, thấp còi và chậm phát triển hơn so với bạn bè. Để khắc phục vấn đề này, mọi người nên tham khảo một số bí quyết dưới đây.
Trong giai đoạn đầu, chúng ta nên cho bé làm quen với các món mềm, xay nhuyễn và dễ tiêu hóa. Đồng thời, cha mẹ có thể chia nhỏ thành nhiều bữa ăn thay vì ép con ăn hết trong một bữa, điều này sẽ khiến bé chán ăn và sợ ăn dặm. Bước đầu, cha mẹ duy trì cho bé ăn từ 2 - 3 bữa một ngày. Thời gian này, chúng ta nên kết hợp cho bé bú sữa mẹ và ăn dặm để đảm bảo dinh dưỡng cần thiết với cơ thể.
Sau khi bé đã quen, chúng ta sẽ chế biến các món ăn có chút lợn cợn để con bắt đầu tập nhai và tăng khẩu phần ăn hàng ngày lên. Tuy nhiên, mọi người cần hạn chế những thực phẩm khó tiêu, bởi vì hệ tiêu hóa của bé vẫn chưa hoàn thiện và chúng có thể gây rối loạn tiêu hóa.
Để con hứng thú với chế độ ăn dặm khoa học cho trẻ, các bậc phụ huynh cũng nên đa dạng hóa thực phẩm, chế biến theo nhiều cách khác nhau. Nhờ vậy, bé luôn háo hức và thích các bữa ăn dặm hàng ngày.
Cha mẹ nên đa dạng hóa thực đơn để con hào hứng ăn dặm
Hy vọng rằng gợi ý kể trên sẽ giúp cha mẹ xây dựng chế độ ăn dặm khoa học cho trẻ thật phù hợp. Khi cho con tập ăn dặm, chúng ta cần xác định độ tuổi thích hợp để áp dụng, đồng thời bổ sung đầy đủ nhóm dinh dưỡng quan trọng.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!