Các tin tức tại MEDlatec
Những lưu ý để mẹ bầu an toàn trong mùa cúm
- 06/02/2025 | Tiêm phòng cúm cho bà bầu liệu có an toàn? Cần lưu ý điều gì?
- 06/02/2025 | Cúm mùa: Gia tăng bệnh nhân diễn biến nặng, chuyên gia khuyến cáo người dân cần cảnh giác với căn bệnh hay bị xem nhẹ
- 07/02/2025 | Tự mua thuốc cảm cúm về dùng nhưng không đỡ, người phụ nữ nhập viện trong đêm vì biến chứng viêm phổi do cúm A
Thai phụ mắc cúm phải nhập viện sau 2 ngày ho, sốt
Thai phụ N.T.N.T (26 tuổi, ở Hà Nội), hai ngày trước đi khám, bệnh nhân xuất hiện ho có ít đờm, kèm đau họng, sốt không rõ nhiệt độ, đau mỏi người nhiều, tự dùng thuốc hạ sốt và uống Oresol tại nhà nhưng không đỡ. Lo lắng trước những dấu hiệu bất thường đó, thai phụ đến Phòng khám Đa khoa MEDLATEC Tây Hồ thăm khám.
Với lý do sốt ngày thứ 2 ở thai phụ 10 tuần, bác sĩ tư vấn và giải thích cho bệnh nhân những chỉ định để chẩn đoán.
Sau 2 ngày sốt, thai phụ đi khám phát hiện mắc cúm A. Ảnh: Nguồn Internet
Kết quả xét nghiệm CRP tăng, cúm A dương tính. Nội soi tai mũi họng, tại họng có tăng sinh tổ chức hạt thành sau, niêm mạch họng sung huyết. Siêu âm hình ảnh thai 11 tuần 02 ngày, nhịp tim thai nhanh 190 chu kỳ/ phút. Vì vậy, bệnh nhân có chẩn đoán xác định cúm A/ thai 10 tuần và có chỉ định nhập viện theo dõi và điều trị.
PGS.TS Trần Văn Giang - Chuyên khoa Truyền nhiễm, Phó Trưởng khoa Virus - Ký sinh trùng (Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương), Phó trưởng Bộ môn Truyền nhiễm (Đại học Y Hà Nội), thành viên Hội đồng cố vấn Hệ thống Y tế MEDLATEC chia sẻ: Trường hợp ở thai phụ này có sốt, có tim thai đập nhanh nên có chỉ định nhập viện để tránh biến chứng về thai như động thai, suy tim thai, thai lưu... Đồng thời, thai phụ cần được tiêm phòng vaccine cúm, nếu trước khi mang thai chưa tiêm.
Thai phụ mắc cúm được điều trị thế nào?
Với kinh nghiệm của mình, PGS.TS Trần Văn Giang cho biết: Những thai phụ mắc cúm hoàn toàn có thể sử dụng Tamiflu để điều trị và hoàn toàn an toàn cho mẹ, thai nhi. Thời gian sử dụng là 48h đầu tiên, trong vòng 3-5 ngày.
Cụ thể ở trường hợp của thai phụ N.T.N.T liều lượng sử dụng thuốc uống là thuốc Tamiflu 7.5mmg/ ngày, chia 2 lần, cách nhau 12 tiếng và sử dụng, ở thai phụ này điều trị trong 5 ngày là hoàn toàn hợp lý. Bên cạnh đó, thai có thể an tâm sử dụng thuốc Tamiflu cùng các thuốc điều trị triệu chứng khác mà bệnh nhân cảm thấy khó chịu.
Thuốc Tamiflu được sử dụng để điều trị mắc cúm ở thai phụ khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa
Đồng thời, chuyên gia nhấn mạnh: Việc sử dụng thuốc Tamiflu cho thai phụ cần được chỉ định và quản lý chặt chẽ bởi các bác sĩ Sản khoa. Vì có những thuốc cần chỉ định và chống chỉ định ở những phụ nữ có thai. ở trường hợp này cần điều trị để tránh biến chứng thai sản.
Chuyên gia cho biết thêm, các trường hợp sản khoa mắc cúm A, hay cúm B được sử dụng Tamiflu giúp triệu chứng giảm nhanh, hạn chế biến chứng nặng, khi việc thanh thải virus càng nhanh còn mang lại ý nghĩa cho người bệnh và cả cộng đồng. Đối với cộng đồng làm giảm tình trạng lây lan virus từ người bị cúm sang người khỏe mạnh.
Ngoài thai phụ, đối tượng cần cảnh giác khi mắc cúm?
Cúm mùa là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính, do Influenza virus gây ra. Virus cúm có 4 chủng chính: A, B, C và D. Cúm A và B thường gặp ở người, trong khi cúm C gây bệnh nhẹ và thường không có triệu chứng. Cúm D ảnh hưởng chủ yếu đến gia súc và không gây bệnh ở người. Thông thường, ở thể nhẹ, cúm mùa có thể tự khỏi sau 5 - 7 ngày. Tuy nhiên, bệnh có thể diễn biến nặng gây ra viêm phổi, suy hô hấp, viêm cơ tim, suy đa tạng, hoặc nhiễm trùng huyết dẫn đến tử vong, đặc biệt ở người có hệ miễn dịch yếu.
TS.BS Ngô Chí Cương - Phó Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, Trưởng Chuyên khoa Truyền nhiễm, Hệ thống Y tế MEDLATEC cho biết, sau kỳ nghỉ Tết, khi mọi người quay trở lại làm việc, bệnh viện tiếp nhận khoảng 30-40 trường hợp mỗi ngày với các triệu chứng giống cúm như ho, sốt, đau họng và tức ngực.
Qua thăm khám, các bác sĩ phát hiện khoảng 30-40% trong số đó mắc cúm A. Đối với những ca bệnh thể nhẹ, triệu chứng đơn thuần, bác sĩ kê đơn thuốc và hướng dẫn bệnh nhân điều trị tại nhà. Tuy nhiên, một số trường hợp biến chứng nặng như viêm xoang nặng, viêm phổi nặng cần nhập viện để theo dõi và điều trị tích cực.
Khi mắc cúm người bệnh thường xuất hiện triệu chứng đau đầu, sốt, ớn lạnh, ho, đau họng, đau nhức cơ khớp, mệt mỏi... Các triệu chứng không đặc hiệu có thể khiến người dân nhầm lẫn với cảm lạnh thông thường.
Thông thường trong điều trị cúm, bệnh nhân sẽ hết sốt trong vòng 24-48 giờ. Nếu sau thời gian này vẫn không cắt sốt hoặc xuất hiện các triệu chứng như khó thở, tức ngực, viêm phổi thì cần đến viện ngay để được hậu quả để lại.
Theo BSCKI. Bùi Văn Hải, Giám đốc Chuyên môn Phòng khám Đa khoa MEDLATEC cơ sở 1, những người có hệ miễn dịch yếu cần cảnh giác mắc và có thể để lại biến chứng do cúm gây nên, gồm:
- Trẻ em: dưới 5 tuổi, suy dinh dưỡng, béo phì, hen phế quản hoặc bị suy giảm miễn dịch bẩm sinh hay mắc phải;
- Người già trên 65 tuổi;
- Phụ nữ có thai;
- Người lớn mắc các bệnh mạn tính (tim mạch, tiểu đường);
- Suy giảm miễn dịch (bệnh nhân đang điều trị thuốc chống ung thư, HIV/AIDS).
Chẩn đoán cúm ở thai phụ cần lưu ý gì?
Theo các chuyên gia y tế của Hệ thống Y tế MEDLATEC, chẩn đoán cúm, bác sĩ lâm sàng cần dựa vào những dấu hiệu và các kỹ thuật chẩn đoán sau:
- Có yếu tố dịch tễ: Sống hoặc đến từ khu vực có bệnh cúm lưu hành hoặc có tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân cúm.
- Lâm sàng có sốt (thường trên 38 độ C), đau nhức cơ toàn thân và có một trong số các biểu hiện về hô hấp như đau họng, hắt hơi, ngạt mũi, chảy nước mũi, ho, khó thở.
- Hình ảnh chụp X-quang phổi bình thường hoặc có tổn thương thâm nhiễm lan tỏa ở phổi.
- Xét nghiệm công thức máu bạch cầu bình thường hoặc giảm.
- Xét nghiệm dương tính với virus cúm bằng kỹ thuật RT-PCR hoặc real time RT-PCR hoặc nuôi cấy vi rút đối với các bệnh phẩm là dịch ngoáy họng, dịch tỵ hầu, dịch phế quản.
Tuy nhiên, với những đối tượng có hệ miễn dịch yếu như phụ nữ mang thai, hoặc trẻ em, người cao tuổi, các chuyên gia y tế lưu ý, các bác sĩ khi thăm khám cần khai thác tiền sử của bệnh nhân, đặc biệt những đối tượng này có chỉ định chụp X-quang phổi là rất khó khăn, nên việc khai thác kỹ tiền sử và khám kỹ những triệu chứng của bệnh nhân giúp tránh bỏ sót bệnh để điều trị kịp thời cho người bệnh.
Những biện pháp hữu hiệu phòng cúm dễ dàng, chủ động
Trước tình trạng số ca mắc cúm gia tăng, số ca mắc cúm hiện tại không thay đổi độc lực, chủ yếu là cúm A/H1N1, A/H3N2 và cúm B, tuy nhiên, người dân không nên chủ động phòng ngừa bằng việc áp dụng các biện pháp dễ dàng như sau:
Tiêm vaccine là biện pháp phòng ngừa cúm chủ động, hữu hiệu
- Các biện pháp phòng bệnh chung: Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh nghi nhiễm cúm, rửa tay đúng quy trình…
- Phòng lây nhiễm từ người bệnh: Cách ly người bệnh phải đeo khẩu trang trong thời gian điều trị; Thường xuyên làm sạch và khử khuẩn buồng bệnh và quần áo, dụng cụ của người bệnh.
- Tiêm phòng vaccine cúm: Nên tiêm phòng vaccine cúm hàng năm, đặc biệt nhóm nguy cơ cao; Có thể điều trị dự phòng bằng thuốc kháng virus Oseltamivir (Tamiflu) cho những người thuộc nhóm nguy cơ cao mắc cúm biến chứng có tiếp xúc với người bệnh được chẩn đoán xác định cúm. Thời gian điều trị dự phòng là 10 ngày.
- Chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt: Duy trì lối sống lành mạnh, chế độ dinh dưỡng cân đối, tập thể dục đều đặn, ngủ đủ giấc và tránh stress có thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, giảm nguy cơ mắc cúm.
HỆ THỐNG Y TẾ MEDLATEC - ĐỊA CHỈ “CHỌN MẶT, GỬI SỨC KHỎE” MÙA CÚM
|
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!