Các tin tức tại MEDlatec
Chọc ối xét nghiệm ADN có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- 14/08/2020 | Mẹ bầu trải lòng về nỗi sợ chọc ối và "cứu tinh" giúp mẹ an tâm suốt thai kỳ
- 11/01/2022 | Tư vấn mẹ bầu: Thời điểm chọc ối và sinh thiết gai rau chính xác nhất
- 01/04/2024 | Chỉ số ối bình thường là bao nhiêu Mẹ bầu cần biết để thai kỳ an toàn
- 24/08/2024 | Nhiễm trùng nước ối có nguy hiểm không: giải đáp băn khoăn của nhiều thai phụ
1. Quy trình chọc ối xét nghiệm ADN
Chọc ối xét nghiệm ADN là thủ thuật giúp xác định thai nhi có nguy cơ gặp phải rối loạn di truyền hoặc nhiễm sắc thể có bất thường hay không, chẳng hạn như phát hiện các bệnh lý về máu, hội chứng Down, nhược cơ và một số hội chứng, bệnh lý khác.
Chỉ chọc ối cho mẹ bầu nếu thật sự cần thiết
Tuy nhiên, các mẹ bầu cần hiểu rằng, phương pháp này không thể phát hiện tất cả những bệnh lý hay rối loạn bất thường ở thai nhi. Có thể thực hiện từ tuần thai thứ 16 - 18, để chẩn đoán nhiễm trùng ối.
Quy trình chọc ối sẽ được diễn ra như sau:
- Mẹ bầu nằm xuống theo tư thế mà bác sĩ hướng dẫn. Sau đó, bác sĩ sẽ siêu âm để biết rõ về tư thế của thai nhi cũng như tình trạng hiện tại của nhau thai.
- Chuyên gia xác định đúng vị trí để thực hiện chọc ối từ hình ảnh siêu âm thai. Chọc ối đúng vị trí nhằm đảm bảo an toàn nhất có thể cho thai nhi và bà bầu.
- Bác sĩ vệ sinh vị trí chọc ối trên bụng bà bầu. Tiếp đó tiêm thuốc tê tại chỗ.
- Dùng một đầu tiêm để chọc ối. Tiếp đó, rút 15 - 20ml nước ối trong vòng 30 giây.
- Sau khi lấy nước ối, bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng của thai nhi và bà mẹ để biết được có xảy ra những vấn đề gì sau quá trình chọc ối hay không.
2. Nguy cơ rủi ro từ chọc ối xét nghiệm ADN
Trước khi thực hiện chọc ối, bác sĩ sẽ tư vấn kỹ cho mẹ bầu về những lợi ích và nguy cơ có thể xảy ra khi thực hiện thủ thuật này. Các thủ thuật xâm lấn, bao gồm cả chọc ối đều tồn tại những nguy cơ rủi ro nhất định.
Bên cạnh đó, việc chọc ối có an toàn không, có ảnh hưởng đến thai nhi không, còn phụ thuộc vào trình độ chuyên môn của bác sĩ, các trang thiết bị máy móc hiện đại của cơ sở y tế và cả cơ địa của người mẹ.
Sau khi chọc ối, chị em có thể hơi khó chịu ở bụng. Tuy nhiên, cần bình tình và không nên lo lắng thái quá. Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp để mẹ bầu nhanh chóng cảm thấy dễ chịu hơn. Đồng thời, chị em cũng cần nghỉ ngơi sau khi thực hiện thủ thuật này. Sau một ngày, những cơn đau nhẹ hay khó chịu vùng bụng sẽ giảm đi đáng kể.
Chọc ối còn có thể gây ra một số nguy cơ như sau:
- Nguy cơ sảy thai.
- Thai lưu.
- Vỡ ối.
- Nhiễm trùng ối.
3. Đối tượng mẹ bầu cần chọc ối xét nghiệm ADN
Đây là thủ thuật xâm lấn và tồn tại những nguy cơ rủi ro như đã nêu trên. Do đó, nếu không cần thiết, bác sĩ sẽ không chỉ định chọc ối. Cụ thể là những đối tượng như sau:
- Mẹ bầu trên 35 tuổi.
- Mẹ bầu đã thực hiện xét nghiệm triple test và kết quả cho thấy nguy cơ cao.
- Có bất thường trong kết quả đo độ mờ da gáy.
- Có bất thường trong kết quả xét nghiệm NIPT, nhất là tình trạng nguy cơ cao về rối loạn di truyền, bất thường về nhiễm sắc thể.
- Trong gia đình có người mắc bệnh về rối loạn di truyền.
- Đã từng sinh con bị dị tật bẩm sinh liên quan đến di truyền hoặc rối loạn nhiễm sắc thể.
- Các trường hợp siêu âm thai cho kết quả bất thường, chẳng hạn như sứt môi, dị tật tim, hở hàm ếch, giãn não thất,...
4. Phương pháp giúp giảm nguy cơ từ chọc ối
Để hạn chế những nguy cơ rủi ro sau khi chọc ối, các mẹ bầu cần lưu ý những vấn đề sau:
- Một ngày sau khi chọc ối, mẹ bầu cần được nghỉ ngơi, không mang vác đồ nặng và không quan hệ. Vào ngày hôm sau, mẹ bầu có thể sinh hoạt theo những thói quen thường ngày.
Mẹ bầu nên thăm khám tại cơ sở y tế đáng tin cậy
- Mẹ bầu nên thực hiện chọc ối theo đúng quy trình lựa chọn những cơ sở y tế uy tín, có đầy đủ các trang thiết bị máy móc hiện đại. Các bác sĩ thực hiện chọc ối cần có trình độ chuyên môn cao, dày dặn kinh nghiệm, để hạn chế tối đa nguy cơ rủi ro từ thủ thuật này.
5. Thay thế chọc ối xét nghiệm ADN bằng phương pháp nào?
Chọc ối xét nghiệm ADN tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ rủi ro, chỉ áp dụng khi cần thiết. Hiện nay, xét nghiệm NIPT được áp dụng phổ biến để phát hiện sớm những bất thường về số lượng cũng như cấu trúc nhiễm sắc thể của thai nhi. Đặc biệt có thể thực hiện ngay từ tuần thai thứ 9 với độ chính xác lên tới 99.98%.
Xét nghiệm NIPT an toàn và có độ chính xác cao
NIPT không gây xâm lấn vì được thực hiện phân tích trên mẫu máu của mẹ. Do đó, phương pháp này có thể giảm tối đa nguy cơ sảy thai và những ảnh hưởng khác đối với thai nhi và mẹ bầu.
Hiện nay, Hệ thống Y tế MEDLATEC là cơ sở y tế đáng tin cậy để mẹ bầu thực hiện xét nghiệm NIPT. MEDLATEC có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao và được đầu tư hệ thống máy móc xét nghiệm hiện đại, đảm bảo mang lại dịch vụ y tế chất lượng. Hơn nữa, thái độ phục vụ chuyên nghiệp, tận tình của đội ngũ nhân viên MEDLATEC sẽ giúp cho khách hàng luôn cảm thấy an tâm và thoải mái khi lựa chọn các dịch vụ y tế tại đây, bao gồm xét nghiệm NIPT.
MEDLATEC cung cấp dịch vụ xét nghiệm trực tiếp tại viện và dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà. Tùy theo nhu cầu, mẹ bầu có thể lựa chọn dịch vụ phù hợp với mình. Nếu thực hiện lấy mẫu xét nghiệm tại nhà, chị em chỉ cần trả theo đúng mức giá niêm yết tại viện cộng thêm 10.000 đồng phụ phí cho một lượt lấy mẫu.
Nhiều mẹ bầu tin tưởng lựa chọn xét nghiệm NIPT tại MEDLATEC
Mọi thông tin chi tiết và có nhu cầu đặt lịch xét nghiệm, mẹ bầu có thể liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!