Các tin tức tại MEDlatec

Những nguyên nhân gây dị ứng và các nhóm thuốc dị ứng được dùng phổ biến

Ngày 07/08/2024
Tham vấn y khoa: BS. Đinh Văn Chỉnh
Dị ứng là tình trạng hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng bằng các biểu hiện như phát ban, nổi mề đay, hắt hơi,... khi phát hiện có tác nhân lạ tấn công. Dị ứng có thể tự khỏi sau một thời gian ngắn nhưng cũng có tình trạng trở nặng hơn cần dùng thuốc. Vậy thuốc dị ứng có an toàn không và có những nhóm thuốc phổ biến nào?

1. Tìm hiểu về dị ứng: nguyên nhân và triệu chứng 

Dị ứng xảy ra khi hệ miễn dịch phản ứng quá mức với các tác nhân lạ tấn công vào cơ thể. Các yếu tố gây dị ứng thường gặp có thể kể đến như phấn hoa, bụi, lông động vật, hóa chất,.... hoặc một số thành phần đặc biệt có trong các loại thực phẩm như sữa, trứng gà,... 

Dị ứng cho nhiều tác nhân khác nhau gây nên

Tùy thuộc vào khu vực bị dị ứng mà triệu chứng bệnh lý cũng sẽ có sự khác nhau:

  • Viêm da cơ địa: Vùng da bị dị ứng bị ngứa đỏ, sưng phù, xuất hiện mụn nước và chảy dịch. Người bị dị ứng thường dùng tay gãi nhiều lần làm cho da bị tổn thương, dễ bị viêm và khiến các dị nguyên xâm nhập và khiến tình trạng dị ứng nặng thêm.
  • Người bị dị ứng đường thở thì lớp niêm mạc sẽ bị kích thích phù nề, tiết nhiều dịch. 
  • Người bị viêm mũi dị ứng sẽ có biểu hiện là ngứa mũi, hay hắt hơi và chảy nhiều nước mũi.
  • Bệnh nhân hen sẽ bị khó thở, thở khò khè và bị ho có đờm. 
  • Người bị dị ứng ở đường tiêu hóa thường bị ngứa ở môi, vòm miệng bị sưng, tiết nhiều dịch và bị phù nề ở niêm mạc ruột khiến bệnh nhân cảm thấy đau bụng, tiêu chảy,…

Trong nhiều trường hợp bị dị ứng nặng, các phản ứng, triệu chứng này không chỉ dừng lại ở những khu vực có tiếp xúc với dị nguyên mà có thể phát ra toàn cơ thể với biểu hiện dị ứng toàn thân, nặng hơn là sốc phản vệ. 

2. Các nhóm thuốc dị ứng được sử dụng phổ biến

Hiện nay, thuốc dị ứng được chia thành nhiều nhóm khác nhau, phổ biến là: 

2.1. Thuốc kháng Histamin

Thuốc kháng Histamin thường được bác sĩ kê có người bị dị ứng. Histamin là một chất trung gian hóa học sinh ra do quá trình phản ứng với tác nhân dị nguyên. Histamin thường tập trung ở các tế bào mast ở các bộ phận như ruột, da, phổi hoặc những tế bào ưa kiềm. 

Hiện tại, thuốc kháng Histamin được phân thành 2 loại bao gồm:

  • Histamin thế hệ 1: Loại này ra đời lần đầu vào những năm 1930. Thuốc có thể gây nên tình trạng buồn ngủ, hiệu quả sử dụng ngắn nên bệnh nhân phải dùng nhiều lần trong một ngày. Thuốc tránh sử dụng với những người làm công việc cần tập trung như lái xe, kỹ thuật,... 
  • Histamin thế hệ 2: Tốt hơn so với thế hệ 1, ít gây cảm giác buồn ngủ và được dùng nhiều hơn. 

Nhóm thuốc kháng Histamin không chỉ khiến người dùng buồn ngủ mà còn có thể bị ù tai, mờ mặt, táo bón,... Thuốc chống chỉ định cho các trường hợp bị tắc nghẽn ở ống tiêu hóa hoặc đường tiểu, bệnh nhân bị Glôcôm,....

2.2. Thuốc ức chế tế bào mast

Nhóm thuốc này sẽ giúp ngăn chặn quá trình giải phóng các hoạt chất trung gian có khả năng gây dị ứng của các tế bào mast. Thuốc thường được chỉ định với những bệnh nhân đã từng dùng corticoid tại chỗ hoặc từng sử dụng histamin nhưng không có hiệu quả. Các loại thuốc dị ứng ổn định tế bào mast thường được bào chế ở dạng nhỏ mũi, thuốc dạng uống hoặc nhỏ mắt. 

Thuốc dị ứng ức chế tế bào mast có thể gây ra một số tác dụng phụ khi dùng

Bệnh nhân khi sử dụng thuốc ức chế tế bào mast có thể gặp phải một số tác dụng phụ như:

  • Đắng miệng.
  • Ngứa ngáy.
  • Châm chích.
  • Chảy máu cam.
  • Hắt hơi,…

Thuốc hiệu quả với tình trạng dị ứng từ nhẹ đến trung bình. Phụ nữ có thai nên cẩn trọng khi dùng loại thuốc này. 

2.3. Thuốc kháng leukotriene

Leukotriene cũng là một chất trung gian có liên quan đến những phản ứng bị viêm dị ứng và có thể gây ra các triệu chứng như bị giãn mạch, bị tăng tiết dịch nhầy hoặc bị co thắt cơ trơn phế quản,...

Hầu hết các loại thuốc kháng Leukotriene giúp điều trị các bệnh lý như viêm mũi dị ứng, mề đay hoặc hen phế quản. Hiệu quả loại thuốc này mang lại chỉ ở mức trung bình, thường được chỉ định cho bệnh nhân từ 12 tuổi trở lên. Tác dụng phụ được ghi nhận là làm tăng men gan. 

2.4. Thuốc corticosteroid

Corticoid thường được chỉ định trong các đơn thuốc điều trị nhiều bệnh lý khác nhau. Corticoid có khả năng chống viêm và dị ứng, giúp kiểm soát được những triệu chứng của bệnh lý chỉ trong một khoảng thời gian ngắn. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc chống viêm có chứa corticoid cũng chữa nhiều nguy cơ tiềm ẩn với các tác dụng phụ khác. 

Corticosteroid cũng là một loại thuốc chống dị ứng phổ biến hiện nay

Bệnh nhân khi sử dụng corticoid để điều trị trong thời gian ngắn sẽ gặp phải một số tác dụng phụ khác như bị khó ngủ, dạ dày bị kích ứng,... Trong khi đó, việc sử dụng corticoid lâu ngày hoặc sử dụng thuốc kê đơn ngắn ngày nhưng lặp lại nhiều lần với liều lượng tăng dần có thể khiến bệnh nhân gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm như: loãng xương, tăng nguy cơ nhiễm trùng, suy thượng thận,...

3. Cách sử dụng thuốc chống dị ứng an toàn

  • Việc dùng thuốc dị ứng cần tham khảo trước ý kiến của bác sĩ, đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng và tuân thủ liều lượng bác sĩ kê. Ngoài ra, trường hợp xuất hiện biểu hiện bất thường và không thuyên giảm thì nên dừng uống thuốc và thông báo với bác sĩ để được xử lý kịp thời. 
  • Không được tự đổi, thay đổi liều lượng hoặc quá lạm dụng thuốc để tránh để lại hệ lụy. Sau khi kết thúc quá trình dùng thuốc, bạn không nên sử dụng lại đơn thuốc cũ trước đó để phòng tránh các tác dụng phụ khác có thể xảy ra. 

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tuân thủ chỉ định của bác sĩ khi dùng thuốc

4. Những nhóm đối tượng cần đặc biệt lưu ý khi dùng thuốc

Khi sử dụng thuốc chống dị ứng, nếu bạn nằm trong nhóm các đối tượng sau đây thì cần cân nhắc cẩn thận và lưu ý hỏi trước ý kiến của bác sĩ:

  • Phụ nữ đang trong quá trình mang thai hoặc đang cho con bú sữa mẹ
  • Người đang mắc phải các bệnh nền mạn tính như tiểu đường, tăng nhãn áp, loãng xương, cao huyết áp, các bệnh lý tim mạch, huyết áp.
  • Người đang trong quá trình điều trị bằng các loại thuốc khác.
  • Khi sử dụng thuốc dị ứng cho trẻ em, bạn cần lưu ý liều lượng thuốc. 

Một vài đối tượng cần lưu ý hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc điều trị

Hy vọng những thông tin về thuốc dị ứng được chia sẻ ở trên sẽ có ích cho bạn đọc. Tốt nhất, để đảm bảo hiệu quả và an toàn, bạn nên đi thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín như Hệ thống Y tế MEDLATEC để được bác sĩ kiểm tra và chỉ định loại thuốc phù hợp. Để đặt lịch khám, Quý khách có thể liên hệ hotline 1900 56 56 56 của MEDLATEC để tư vấn thêm. 

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.