Các tin tức tại MEDlatec
Nổi mề đay sau sinh ảnh hưởng đến mẹ và bé như thế nào?
- 26/12/2020 | Tổng quan thông tin cần biết về hiện tượng nổi mề đay
- 26/12/2020 | Chữa nổi mề đay hiệu quả tại nhà - Tại sao không?
- 24/12/2020 | Đọc ngay nếu muốn biết “dị ứng nổi mề đay kiêng gì”
1. Nổi mề đay sau sinh là hiện tượng gì?
Nổi mề đay sau sinh là hiện tượng xuất hiện những nốt sần phù nổi trên cơ thể, có cảm giác ngứa ngáy, cơ thể phù nề hoặc sộp da, gây khó chịu ở mẹ sau sinh. Tình trạng này thường xuất hiện ở mẹ từ 1 - 3 tháng sau sinh. Không ngoại trừ đẻ mổ hay đẻ thường, tất cả các mẹ sau sinh thường bị suy giảm hệ miễn dịch, sức khỏe yếu đi do đó dễ bị nổi mề đay. Tuy nhiên, theo một số nghiên cứu tỷ lệ mắc bệnh ở phụ nữ đẻ mổ cao hơn ở đẻ thường.
Nổi mề đay sau sinh gây ngứa ngáy khó chịu
2. Vậy nổi mề đay sau sinh là do đâu?
Có rất nhiều yếu tố tác động làm nổi mề đay, đặc biệt hơn là ở phụ nữ sau sinh. Lúc này, nội tiết tố thay đổi, hệ miễn dịch kém cộng với đó là chế độ ăn uống ở phụ nữ sau sinh có phần kiêng cữ. Chỉ các yếu tố đó cũng đủ làm cho cơ thể suy yếu, ảnh hưởng đến chức năng giải độc gan gây nhiễm độc cho cơ thể. Ngoài ra, còn một số yếu tố tác động quan trọng khác như:
Stress sau sinh:
Stress sau sinh xuất hiện bởi sự thay đổi từ bên trong lẫn bên ngoài ở phụ nữ, những lo lắng về chăm sóc con nhỏ,... Tác động đến hệ thần kinh từ đó gián tiếp làm suy yếu hệ miễn dịch.
Mẹ nuôi con bị stress rất dễ gây nổi mề đay
Chế độ chăm sóc mẹ sau sinh:
Ăn uống kiêng cữ, không được tắm gội thường xuyên, nằm trong không gian kín lâu ngày, ăn mặc kín đáo dễ toát nhiều mồ hôi gây bịt kín lỗ chân lông,... Tất cả những yếu tố này đều là những dị nguyên tác động mạnh đến việc nổi mề đay sau sinh.
Thói quen sinh hoạt bị đảo lộn:
Giờ giấc sinh hoạt gần như bị đảo lộn do theo “giờ giấc sinh hoạt” của con. Con hay quấy khóc về đêm, nửa đêm dậy thay tã cho con,... gây mất ngủ. Đây là yếu tố dễ gây khởi phát mề đay sau sinh.
Ảnh hưởng bởi các loại thuốc sử dụng trong lúc sinh:
Các loại thuốc gây mê, gây tê được sử dụng trong lúc sinh đẻ có thể là nguyên nhân gây nổi mề đay. Bởi những tác dụng phụ của chúng sau khi sử dụng là khó tránh khỏi.
Dị ứng lông chó, mèo, phấn hoa,...
Trường hợp này thường xuất hiện ở những mẹ có cơ địa nhạy cảm. Cũng có một số trường hợp trước đó mẹ không hề bị, nhưng lại xuất hiện dị ứng ngứa ngáy sau khi “lâm bồn”.
3. Nổi mề đay sau sinh ảnh hưởng đến mẹ và bé như thế nào?
Trầm cảm có thể xảy ra ở mẹ bị nổi mề đay sau sinh:
Vốn dĩ, sau sinh mẹ đã rất dễ bị trầm cảm do nhiều yếu tố tác động gây căng thẳng nặng. Nổi mề đay lại gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, cơn ngứa không những không giảm mà còn nặng thêm sau mỗi lần gãi ngứa. Đặc biệt, về đêm cơn ngứa càng nhiều hơn, khiến mẹ vô cùng khó chịu, bức bối, không thể ngủ thẳng giấc. Những điều này làm ảnh hưởng trầm trọng đến tinh thần của mẹ.
Ảnh hưởng đến bé:
Khi mẹ trầm cảm dễ làm các yếu tố nội tiết thay đổi, từ đó giảm khả năng tiết sữa cho con. Trẻ không được bú đầy đủ, do đó phải bổ sung sữa ngoài. Đặc biệt, ở giai đoạn này sữa mẹ lại là thức ăn tốt nhất cho trẻ, trẻ nên ăn sữa mẹ từ 6 - 9 tháng để phát triển một cách toàn diện nhất.
Con phải uống sữa ngoài nếu mẹ không cung cấp đủ lượng sữa cho con
4. Vậy nếu chẳng may ở mẹ nổi mề đay thì làm thế nào để tốt cho cả mẹ lẫn bé?
Điều trị nổi mề đay sau sinh ở mẹ cần phải đặt biệt chú ý. Những ảnh hưởng sau đó không chỉ ảnh hưởng đến mẹ mà còn ảnh hưởng đến cả bé.
Theo dân gian, chị em có thể sử dụng các loại cây thảo mộc từ thiên nhiên để giảm sưng, nổi mẩn, ngứa ngáy, đảm bảo an toàn, không tác động đến việc điều tiết sữa của cơ thể. Một số phương thức các mẹ có thể dùng như:
Sử dụng cây kinh giới:
Trong cây kinh giới có chứa tinh dầu nóng cũng các chất hoạt chất kháng hàn, do đó có tác dụng giảm mẩn ngứa, sần da,...
Một túi vải chứa cây kinh giới đã được sao cùng với muối hạt sau đó chườm lên vùng da bị nổi mẩn. Bằng cách này, các cơn ngứa dần được khắc phục, các nốt sần dần dần lặng đi nhanh chóng. Nổi mề đay sau sinh sẽ dần khỏi chỉ cần các mẹ duy trì sử dụng trong vài ngày.
Ngoài ra, các mẹ có thể thêm cây kinh giới vào xông cùng trong suốt thời gian ở cữ, đây cũng là phương pháp hay, giúp ngăn ngừa nổi mề đay.
Dùng các loại trà thảo mộc
Trong hầu hết các loại trà đều có tác dụng thanh lọc cơ thể, điều tiết thanh nhiệt, giải độc gan tốt do đó việc sử dụng các loại trà mang lại rất nhiều hiệu quả tốt.
Một số loại trà có các thành phần thanh mát như: lá chè xanh, atiso, trà hoa cúc, hoa nhài,...
Sử dụng nha đam:
Nha đam rửa sạch xước bỏ vỏ, dùng phần thịt chà nhẹ lên vùng có nổi mẩn, hoặc xay nhuyễn rồi đắp lên. Trong vòng 20 phút, các vùng nổi mẩn giảm dần, bớt nóng do đó cảm giác ngứa ngáy cũng không còn. Kiên trì sử dụng trong vài ngày để thấy hiệu quả đáng ngờ của nó các mẹ nhé!
Tắm mướp đắng hoặc lá khế để giảm nổi mề đay sau sinh:
Mướp đắng cắt lát nhỏ cho vào nấu cùng nước và một ít muối hạt để tắm. Chỉ cần tắm hoặc dùng khăn lau cơ thể với hỗn hợp này 2 lần/ ngày sẽ giúp đẩy lùi cơn ngứa nhanh chóng. Không chỉ vậy nó còn giúp nhanh lành các vết xước do gãi ngứa gây nên. Bởi trong mướp đắng có thành phần kháng khuẩn cao, đồng thời tắm rửa cũng làm cách để cuốn trôi bụi bặm, vi khuẩn, các yếu tố gây bệnh,...
Mướp đắng là một trong những thực phẩm hay dùng trong điều trị nổi mề đay
Đối với lá khế các mẹ cũng có thể làm tương tự. Cho một ít lá khế đã được rửa sạch vào đun sôi cùng một ít muối sau đó pha thành nước tắm. Cả hai loại thực phẩm này không chỉ giúp mẹ giảm nổi mẩn, ngứa ngáy mà nó còn có tác dụng với cả con.
Ngoài ra, một số lại sử dụng các loại thuốc tây để điều trị nổi mề đay. Tuy nhiên, các mẹ khó có thể kiểm soát được những tác dụng phụ mà thuốc gây ra như: giảm tiết sữa, gây ngứa thêm,... gián tiếp ảnh hưởng đến trẻ. Do đó hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ một loại thuốc nào trong suốt giai đoạn mang thai và cho con bú.
Bên cạnh đó các mẹ nên chú ý hơn về chế độ ăn uống. Bổ sung đầy đủ các loại vitamin cần thiết, ăn nhiều rau xanh, uống nhiều nước để tăng khả năng trao đổi chất và giải độc cơ thể. Điều đáng chú ý là trong suốt thời gian ở cữ, các mẹ được khuyến cáo là hạn chế ra tắm gội, tránh gió. Tuy nhiên, đây là quan niệm sai lầm, mẹ cần giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ, hạn chế mức thấp nhất các tác động của các yếu tố dị nguyên gây nổi mề đay sau sinh.
Qua bài viết trên hi vọng chị em đã hiểu hơn về hiện tượng nổi mề đay sau sinh và những tác động của nó lên cơ thể chính mẹ và bé. Vì vậy, bảo vệ cơ thể mẹ sau sinh cũng đồng nghĩa là bạn đang bảo vệ đứa trẻ. Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, cơ sở y tế uy tín hàng đầu hiện nay luôn sẵn sàng hỗ trợ bất cứ khi nào các mẹ cần. Chỉ cần nhấc máy gọi vào hotline 1900565656 các mẹ nhé.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!