Các tin tức tại MEDlatec
Nuốt nước bọt đau họng phải làm sao để nhanh khỏi?
nuốt nước bọt đau họng phải làm sao
Nuốt nước bọt đau họng phải làm sao để nhanh khỏi?
Nuốt nước bọt bị đau họng có thể gây ra cho bạn nhiều sự khó chịu và cảm giác phiền toái trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, nếu biết nuốt nước bọt đau họng phải làm sao để xử trí đúng cách thì tình trạng này sẽ sớm được khắc phục hiệu quả. Cụ thể hướng xử trí như thế nào, bạn có thể tham khảo chia sẻ sau đây để có được giải đáp chi tiết.
1. Như thế nào là nuốt nước bọt đau họng?
Nuốt nước bọt bị đau họng tức là cảm giác đau hoặc khó chịu khi thực hiện hành động nuốt. Cơn đau có thể xuất hiện ở phía sau cổ họng, lan lên tai hoặc xuống vùng ngực.
Triệu chứng này thường đi kèm với cảm giác khô, rát hoặc nóng ở cổ họng. Cảm giác đau trong họng có thể trở nên nghiêm trọng hơn khi nuốt thức ăn cứng hoặc uống nước nóng.
Nguyên nhân phổ biến gây nên triệu chứng này là viêm họng do nhiễm khuẩn hoặc virus, dị ứng, khô họng hoặc kích ứng từ khói thuốc.
Đôi khi, nuốt nước bọt đau họng còn là dấu hiệu của các bệnh lý nghiêm trọng hơn như viêm amidan, trào ngược dạ dày thực quản hoặc các vấn đề liên quan đến thanh quản.
Nuốt nước bọt đau họng là cảm giác vướng, đau bên trong cổ họng
2. Khi nuốt nước bọt đau họng phải làm sao?
2.1. Xử trí tại nhà khi nuốt nước bọt bị đau họng
2.1.1. Uống nhiều nước
Nếu chưa biết nuốt nước bọt đau họng phải làm sao thì việc đầu tiên bạn nên làm là uống nhiều nước ấm. Việc làm này sẽ giúp làm ẩm cổ họng, giảm đau rát. Khi cổ họng bị khô, cảm giác đau khi nuốt sẽ trở nên tồi tệ hơn.
Hãy cố gắng uống 1.5 - 2 lít nước/ngày, đặc biệt là nước ấm để giúp cổ họng được làm dịu. Uống nước ấm hoặc nước chanh ấm pha mật ong, hoặc trà thảo mộc đều là những gợi ý tốt khi bị nuốt nước bọt đau họng. Tuy nhiên, cần tránh uống các loại nước có chứa caffeine hoặc cồn vì chúng có thể khiến cổ họng thêm khô rát.
2.2.2. Súc miệng bằng nước muối
Nước muối có tính kháng khuẩn và kháng viêm, giúp giảm viêm và làm sạch cổ họng. Súc miệng bằng nước muối ấm là một phương pháp hiệu quả để giảm đau họng.
Bạn có thể tự pha nước muối sinh lý để súc họng bằng cách: pha 1 thìa cà phê muối vào trong 1 cốc nước ấm. Bạn hãy dùng nước muối đã pha để súc miệng trong khoảng 30 giây, rồi. Cứ làm lại việc làm đó 2 - 3 lần/ngày sẽ giúp cổ họng được làm sạch, giảm viêm và đau.
2.2.3. Tránh chất kích thích
Một việc nên làm nữa cho những ai đang băn khoăn nuốt nước bọt đau họng phải làm sao là tránh xa chất kích thích. Đồ uống có cồn, thuốc lá, đồ ăn cay nóng,... đều được xem là chất kích thích dễ khiến tình trạng đau họng trở nên phức tạp hơn.
2.2.4. Dùng các biện pháp tự nhiên
Một số thảo dược và nguyên liệu tự nhiên có thể giúp giảm viêm và làm dịu cổ họng khi gặp triệu chứng nuốt nước bọt bị đau họng:
- Mật ong và chanh
Mật ong có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm tự nhiên, chanh là loại quả giàu vitamin C có thể cải thiện miễn dịch. Do đó, kết hợp hai yếu tố này sẽ giúp cổ họng được kháng khuẩn và giảm đau rất tốt.
Cách khắc phục cho những ai chưa biết nuốt nước bọt đau họng phải làm sao là hãy pha 1 thìa cà phê mật ong với nước cốt của một nửa quả chanh vào trong một cốc nước ấm sau đó uống từ từ để hỗn hợp có thời gian tác động lên cổ họng. Tốt nhất nên làm như vậy 2 - 3 lần/ngày để sớm chấm dứt tình trạng đau họng.
- Gừng
Gừng có tính chất chống viêm và khả năng giảm đau. Bạn có thể sử dụng gừng để làm trà hoặc nhai một lát gừng tươi để làm dịu cổ họng. Cách pha trà gừng rất đơn giản, chỉ cần đun sôi vài lát gừng tươi trong nước 10 phút sau đó thêm một chút mật ong vào rồi uống khi nước còn ấm, làm như vậy 2 - 3 lần/ngày.
Gừng mật ong có thể giúp giảm đau rát cổ họng
2.2. Khi nào nuốt nước bọt bị đau họng cần can thiệp y tế?
Khi có các dấu hiệu bất thường, người bệnh nên khám bác sĩ chuyên khoa để biết nuốt nước bọt đau họng phải làm sao
Nuốt nước bọt bị đau họng là triệu chứng phổ biến và thường có thể tự điều trị tại nhà. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, triệu chứng này có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nghiêm trọng hơn và cần được can thiệp y tế:
- Đau họng trên 1 tuần
Nếu triệu chứng nuốt nước bọt đau họng kéo dài hơn một tuần mà không có dấu hiệu cải thiện, đó có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn như nhiễm khuẩn, viêm amidan mạn tính,...
- Sốt trên 39 độ C
Sốt cao trên 39 độ C kèm đau họng có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng nghiêm trọng như viêm họng do liên cầu khuẩn, viêm phổi,... cần điều trị ngay để tránh biến chứng không tốt cho sức khỏe.
- Khó nuốt, khó thở
Khó nuốt kèm khó thở là dấu hiệu cảnh báo sưng nề cổ họng nghiêm trọng không nên chủ quan vì nếu kéo dài có thể gây tắc nghẽn đường thở, đe dọa tính mạng.
- Sưng to hạch bạch huyết
Hạch bạch huyết ở cổ bị sưng hạch góc hàm và đau kéo dài có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng hoặc ung thư hạch bạch huyết.
- Phát ban
Phát ban kèm theo đau họng có thể là dấu hiệu của sốt phát ban, viêm họng do liên cầu khuẩn,... cần được điều trị.
- Khàn giọng kéo dài
Giọng khàn kéo dài hơn 2 tuần kèm theo đau họng có thể là dấu hiệu của viêm thanh quản mãn tính, polyp dây thanh,... cần điều trị để tránh tổn thương dây thanh âm lâu dài.
- Cân nặng giảm nhanh không có lý do
Nếu bạn bị đau họng kèm theo sụt cân không rõ nguyên nhân, đây có thể là dấu hiệu của bệnh lý nghiêm trọng như ung thư thực quản, ung thư vòm họng,...
Không phải mọi trường hợp nuốt nước bọt đau họng đều là vấn đề sức khỏe đáng lo ngại nhưng cũng không được chủ quan khi thường xuyên gặp phải tình trạng này. Khi triệu chứng kéo dài hoặc có dấu hiệu nghiêm trọng, hãy đến gặp bác sĩ thăm khám ngay để được hướng dẫn nuốt nước bọt đau họng phải làm sao cho nhanh khỏi.
Mọi thắc mắc hoặc có nhu cầu thăm khám bệnh lý vùng tai mũi họng, quý khách có thể liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 của Hệ thống Y tế MEDLATEC để được giải đáp và hướng dẫn chi tiết.
BS Chỉnh đã duyệt
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!