Các tin tức tại MEDlatec

Phác đồ điều trị viêm gan B ở trẻ em như thế nào?

Ngày 23/06/2022
Viêm gan B là bệnh truyền nhiễm do virus HBV gây ra, ở Việt Nam tỉ lệ mắc bệnh khá cao lên tới khoảng 20% dân số, trong đó có nhiều trẻ em. Bệnh viêm gan B ở trẻ em thường diễn biến âm thầm, gây tổn thương gan kéo dài và làm tăng nguy cơ xơ gan, ung thư gan. Do đó, cần xác định sớm để điều trị viêm gan B ở trẻ em, hạn chế lây nhiễm sang những người xung quanh.

1. Trẻ em bị viêm gan B có nguy hiểm không?

Phần lớn trẻ nhỏ nhiễm viêm gan B là do lây truyền virus từ mẹ sang con, khi mẹ nhiễm bệnh trong thời gian mang thai. Đặc biệt là nếu mẹ mắc viêm gan B trong 3 tháng cuối thai kỳ, tỷ lệ lây nhiễm bệnh sang con lên tới 60 - 70%. Trẻ sơ sinh với hệ miễn dịch không hoàn chỉnh, khả năng kháng virus kém nên dễ bị tổn thương gan hơn nếu không may nhiễm phải virus viêm gan B, do vậy cần phát hiện và điều trị sớm.

Viêm gan B do nhiễm virus HBV

Virus viêm gan B ở trẻ nhỏ được coi như “sát thủ vô hình”, ban đầu bệnh gây rất ít triệu chứng nhưng virus vẫn âm thầm làm tổn thương tế bào gan. Đến khi trẻ có triệu chứng nặng thì thường đã ở tình trạng viêm gan muộn, có thể gặp cả biến chứng xơ gan, ung thư gan. Rất nhiều trường hợp ung thư gan sớm ở người trẻ tuổi, trong đó nhiều ca bệnh nhiễm viêm gan B từ nhỏ nhưng không hề hay biết.

Trẻ nhỏ nhiễm viêm gan B cần phải được điều trị với phác đồ đặc trị virus mới có thể giảm hoạt động gây bệnh và ngăn ngừa biến chứng hiệu quả. Tỉ lệ mắc viêm gan B ở nước ta hiện nay khá cao, nếu không có biện pháp ngăn ngừa lây nhiễm, trẻ mắc bệnh có thể lây cho những trẻ xung quanh.

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể nhiễm viêm gan B sớm

2. Phác đồ điều trị viêm gan B ở trẻ em

Phác đồ điều trị viêm gan B ở trẻ em cũng như người lớn sẽ phân biệt với thể bệnh cấp tính và mạn tính.

2.1. Điều trị viêm gan B cấp tính

Điều trị với thể viêm gan B cấp tính chủ yếu vẫn là điều trị hỗ trợ, không cần sử dụng thuốc điều trị mà cần chế độ ăn uống nghỉ ngơi khoa học:

  • Nghỉ ngơi tuyệt đối trong thời kỳ viêm gan B cấp tính có triệu chứng lâm sàng.

  • Chế độ ăn uống đầy đủ, tăng cường hoa quả tươi, rau xanh để bổ sung thêm vitamin và khoáng chất.

  • Hạn chế chất béo, muối, các loại thuốc chuyển hóa qua gan để giảm gánh nặng cho gan.

  • Uống nhiều nước để tăng cường trao đổi chất, thải lọc chất độc hại trong cơ thể tốt hơn.

Viêm gan B cấp tính ở trẻ em thường không kéo dài, triệu chứng cũng mờ nhạt nhưng cha mẹ không nên chủ quan. Ngoài chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ để bảo vệ gan, cha mẹ cần chú ý đưa trẻ đi khám định kỳ để theo dõi tiến triển bệnh và điều trị hiệu quả theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Viêm gan B mạn tính ở trẻ có thể diễn biến phức tạp và nguy hiểm

2.2. Viêm gan B mạn tính

Phương pháp điều trị giảm hoạt động của virus ở thể bệnh viêm gan B mạn tính là dùng thuốc, các thuốc thường dùng gồm:

  • Thuốc ức chế sao chép virus viêm gan B đường uống, sử dụng lâu dài để ngăn ngừa tình trạng tự tạo ra chủng virus kháng thuốc: Tenofovir, Lamivudin, Adefovir,...

  • Thuốc tiêm interferon: kích thích hệ miễn dịch để tiêu diệt virus viêm gan B cũng như các tế bào bệnh bị virus xâm nhập.

Trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai mắc viêm gan B mạn tính là những đối tượng đặc biệt cần chỉ định và theo dõi sát sao khi dùng thuốc điều trị. Thuốc kháng virus nhìn chung ít gây tác dụng phụ, còn thuốc tiêm interferon gây nhiều tác dụng phụ hơn cho trẻ như: buồn nôn, nôn mửa, mệt mỏi, chán ăn, triệu chứng giả cúm, rụng tóc, giảm bạch cầu,...

3. Tiêm vắc xin viêm gan B cho trẻ em

Hiện chưa có biện pháp điều trị triệt để, loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh là virus viêm gan B trong cơ thể trẻ nhiễm bệnh. Chúng vẫn tồn tại và có thể gây nhiều vấn đề về gan và sức khỏe lâu dài, làm giảm chất lượng cuộc sống và sức khỏe của trẻ trong tương lai.

Tiêm vắc xin sớm giúp phòng ngừa viêm gan B ở trẻ

Do vậy, phòng ngừa bệnh viêm gan B chủ động ở trẻ là rất quan trọng, phương pháp hiệu quả nhất hiện nay là tiêm vắc xin. Trẻ được tiêm vắc xin viêm gan B trong vòng 24 giờ sau sinh và hoàn thiện các mũi tiêm còn lại khi trẻ 2, 3 và 4 tháng tuổi. Khi có đầy đủ miễn dịch, trẻ có thể ngăn ngừa nguy cơ mắc viêm gan B dù tiếp xúc với nguồn bệnh sau đó.

Để ngăn ngừa viêm gan B lây nhiễm từ mẹ sang con trong quá trình mang thai và sinh con, mẹ bầu mắc bệnh cần tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ. Điều trị hiệu quả và kiểm soát được hoạt động của virus trong thai kỳ giúp ngăn ngừa hiệu quả lây nhiễm virus gây bệnh sang thai. Phụ nữ mang thai khi nhiễm virus viêm gan B thường được điều trị bằng thuốc TDF hoặc LAM kiểm soát hoạt động của virus.

Ngoài vắc xin phòng viêm gan B, trẻ cần được tiêm cả vắc xin phòng các bệnh viêm gan do virus khác như viêm gan A, viêm gan C, nếu mắc đồng thời các loại virus này, tổn thương gan thường nghiêm trọng, phức tạp, khó điều trị hơn.

Như vậy, tiêm vắc xin viêm gan B cho trẻ em là phương pháp phòng bệnh hiệu quả nhất, song trẻ vẫn có thể mắc bệnh do lây nhiễm virus từ mẹ trong quá trình mang thai. Bệnh diễn biến âm thầm và có thể gây nhiều hệ lụy sức khỏe sau này nên cần điều trị tích cực ngay khi phát hiện trẻ nhiễm bệnh.

Mẹ bầu có thể lây truyền virus viêm gan B sang thai nhi

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là địa chỉ khám, điều trị viêm gan B uy tín với đội ngũ chuyên gia, bác sĩ kiến thức chuyên môn vững vàng, nhiều kinh nghiệm cùng hệ thống thiết bị hỗ trợ điều trị bệnh hiện đại. Nếu trẻ không may mắc viêm gan B hoặc nghi ngờ trẻ có thể mắc bệnh, khách hàng hãy liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được tư vấn miễn phí cũng như đặt lịch thăm khám.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.