Các tin tức tại MEDlatec
Phế cầu khuẩn gây hại cho sức khỏe như thế nào?
- 19/07/2020 | Tác dụng của vắc xin phế cầu và lịch tiêm chủng cho bé
- 19/07/2020 | Vắc xin phế cầu là vắc xin gì, có nên tiêm không?
- 16/07/2020 | Trẻ có thể mắc bệnh lý gì nếu không tiêm vắc xin phế cầu
- 16/07/2020 | Tư vấn: Vắc xin phế cầu phòng bệnh gì?
- 16/07/2020 | Vắc xin phế cầu khuẩn có an toàn không và các trường hợp cần cẩn trọng
1. Phế cầu khuẩn là gì?
Đây là một loại vi khuẩn và tên khoa học của nó là Streptococcus pneumoniae. Có rất nhiều chủng Phế cầu khác nhau. Loại vi khuẩn này có thể tìm thấy trong mũi, họng hay đường thở của người khỏe mạnh và chúng không gây bệnh. Các trường hợp này được gọi là người lành mang trùng.
Nhưng đối với những đối tượng có sức đề kháng yếu, chẳng hạn như trẻ em dưới 5 tuổi và người cao tuổi hoặc những trường hợp bệnh nhân bị suy giảm hệ miễn dịch thì phế cầu khuẩn sẽ có cơ hội rất cao để xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh. Hằng năm trên thế giới, có hàng trăm nghìn trẻ em tử vong vì những bệnh do vi khuẩn này gây ra. Trẻ em cũng là đối tượng mắc bệnh nhiều nhất.
2. Phế cầu khuẩn gây bệnh gì?
Trẻ bị nhiễm phế cầu khuẩn sẽ có thể dẫn đến nhiều loại bệnh lý như viêm xoang, viêm tai giữa. Nhưng bên cạnh đó, trẻ cũng có nguy cơ cao mắc một số bệnh nghiêm trọng, thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng, bao gồm bệnh viêm màng não, viêm phổi và nhiễm trùng huyết. Có thể nói rằng, trẻ em phải chịu ảnh hưởng nghiêm trọng từ loại khuẩn bệnh này. Cụ thể như sau:
2.1. Viêm tai giữa
Khuẩn Streptococcus pneumoniae là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh viêm tai giữa và rất nhiều trẻ em mắc phải căn bệnh này. Theo thống kê, có đến 80% trẻ dưới 3 tuổi phải đối mặt với tình trạng viêm tai giữa ít nhất 1 lần, những trẻ dưới 1 tuổi là đối tượng mắc nhiều nhất.
Đáng lo ngại hơn khi nhiều trẻ mắc bệnh viêm tai giữa do phế cầu khuẩn có nguy cơ tái phát bệnh nhiều lần trong thời gian dài. Bệnh có thể được điều trị hiệu quả nếu phát hiện kịp thời. Nhưng một số trường hợp bệnh quá nghiêm trọng, các bác sĩ phải tiến hành phẫu thuật cho trẻ.
Ngoài ra, cha mẹ cần lưu ý, bệnh có thể lây khi trẻ khỏe mạnh tiếp xúc với trẻ bị bệnh, đặc biệt càng dễ lây lan ở những nơi công cộng như nhà trẻ, trường học và khu vui chơi dành cho trẻ em.
Một số triệu chứng thường gặp ở trẻ là đau tai, tai có biểu hiện sưng nề và đỏ, trẻ bị suy giảm thính lực, trẻ khó ngủ, có thể sốt và bứt rứt, khó chịu.
2.2. viêm màng não
Đây là tình trạng bệnh rất đáng lo ngại ở trẻ nhỏ, càng nguy hiểm hơn đối với trẻ dưới 2 tuổi. Tỷ lệ trẻ tử vong vì căn bệnh này cũng rất cao, đặc biệt ở những nước đang phát triển khi điều kiện kinh tế và y học còn nhiều hạn chế.
Những trẻ bị viêm màng não và may mắn vượt qua cơn nguy kịch vẫn sẽ phải chịu những di chứng lâu dài. Thậm chỉ có những trường hợp có nguy cơ bị liệt, bị điếc, mù, mắc bệnh động kinh, chậm phát triển, bị suy giảm trí nhớ hoặc thường xuyên bị đau đầu.
Một số biểu hiện của bệnh bao gồm sốt cao, trẻ bị đau đầu có thể là những cơn đau trong vòng một vài giờ hoặc cũng có thể kéo dài từ 1 - 2 ngày. Bên cạnh đó, trẻ có thể xuất hiện thêm những dấu hiệu bệnh khác nữa, chẳng hạn như nôn mửa, đau cứng cổ, biếng ăn, rối loạn ý thức, nhạy cảm với ánh sáng, bứt rứt, khó chịu, nằm li bì, ngủ gà. Nếu thấy trẻ có những biểu hiện bất thường, bạn nên cho trẻ đi khám càng sớm càng tốt.
2.3. Nhiễm trùng huyết
Phế cầu khuẩn xâm nhập vào máu có thể gây ra tình trạng bị sốc nhiễm trùng. Những trẻ có bệnh lý nền thì càng nguy hiểm hơn và dẫn tới tỉ lệ tử vong cao hơn các trường hợp không có bệnh lý nền.
Một số biểu hiện nhiễm bệnh của trẻ như là sốt, rét run, trẻ có cảm giác bứt rứt hay đau đầu, đau cơ, ngủ li bì, ngủ gà và có tình trạng phát ban ngoài da.
2.4. Viêm phổi
Viêm phổi do phế cầu khuẩn là một bệnh khá nguy hiểm và cũng là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu với nhiều bệnh nhi dưới 5 tuổi. Ngoài ra, người cao tuổi cũng là nhóm đối tượng cần phải cẩn trọng với căn bệnh này vì sức đề kháng đã suy giảm rất nhiều.
Một số triệu chứng của bệnh viêm phổi do phế cầu khuẩn gây ra là tình trạng sốt, ho, bệnh nhân cảm thấy khó thở và thường xuyên bị đau tức ngực.
3. Phòng ngừa viêm phế cầu khuẩn bằng cách nào?
Trẻ em là đối tượng có hệ miễn dịch chưa phát triển toàn diện, sức đề kháng còn yếu nên có nguy cơ cao mắc nhiều loại bệnh, đặc biệt là các loại bệnh do phế cầu khuẩn gây ra.
Để hạn chế, giảm tối đa nguy cơ này, bố mẹ hãy cho con đi tiêm vắc-xin phòng bệnh. Hiện nay, tiêm phòng chính là một biện pháp ngăn ngừa bệnh một cách hiệu quả nhất, chủ động và giúp tiết kiệm chi phí.
Để tiêm phòng đảm bảo được hiệu quả tối đa, cha mẹ nên theo dõi và cho con đi tiêm theo đúng lịch hẹn của bác sĩ và đặc biệt, nên chọn những trung tâm y tế có dịch vụ tiêm chất lượng, uy tín.
Tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, chúng tôi luôn áp dụng quy trình tiêm chủng đảm bảo theo tiêu chuẩn trong nước và quốc tế. Khi đưa trẻ đến tiêm phòng, cha mẹ có thể hoàn toàn yên tâm vì:
Vắc-xin hoàn toàn được nhập khẩu và được bảo quản tại hệ thống kho lạnh nhằm giữ vắc-xin trong điều kiện tốt nhất từ đó đảm bảo chất lượng.
Trước khi tiêm, bé sẽ được thăm khám, sàng lọc, lên phác đồ tiêm. Sau khi tiêm bé cũng được theo dõi, đánh giá sức khỏe cho trẻ trước khi bố mẹ đưa trẻ về nhà.
Bố mẹ có nhu cầu đăng ký tiêm các mũi vắc-xin cho bé, vui lòng liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, các chuyên gia luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!