Các tin tức tại MEDlatec
Quả gấc: Công dụng và những lưu ý khi dùng
Key: quả gấc
Tít: Quả gấc: Công dụng và những lưu ý khi sử dụng
Không chỉ là nguyên liệu chế biến ra nhiều món ăn thơm ngon như xôi gấc, dầu gấc hay gà nấu gấc, quả gấc còn có chứa nhiều vitamin, chất chống oxy hóa,... rất tốt cho sức khỏe. Vậy cụ thể loại quả này có những công dụng gì và cần lưu ý những gì khi ăn?
1. Đặc điểm của quả gấc
Quả gấc có nhiều gai, có hình bầu dục, quả thường dài 13 cm với đường kính khoảng 10 cm. Khi còn non, quả gấc có màu xanh và đến khi chín, quả sẽ chuyển sang màu cam, màu đỏ sẫm. Bên trong quả có cùi và hạt gấc màu đen.
Quả gấc khi chín có màu đỏ
Quả gấc có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng nhưng thành phần dưỡng chất nổi bật trong quả gấc là carotene - tiền thân của vitamin A. Màng đỏ bao quanh hạt gấc và dầu gấc chính là phần có chứa nhiều Carotene nhất. Bên cạnh đó, gấc còn có chứa nhiều lycopen, vitamin E và được sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp dược phẩm.
2. Quả gấc mang lại những lợi ích gì ?
Không chỉ là nguyên liệu để chế biến nhiều món ăn thơm ngon, hấp dẫn, quả gấc còn mang lại giá trị dinh dưỡng cao, rất tốt cho sức khỏe. Dưới đây là một số lợi ích đến từ quả gấc:
- Chống thiếu máu: Tình trạng thiếu máu có thể gây ra những biến chứng sức khỏe nghiêm trọng nếu không được phát hiện sớm và áp dụng những phương pháp điều trị kịp thời. Thường xuyên ăn gấc cũng có thể giúp bạn hạn chế nguy cơ hoặc khắc phục tình trạng thiếu máu vì trong loại quả này có chứa sắt, nhiều vitamin C và axit folic.
Gấc giúp phòng ngừa nguy cơ tim mạch
- Làm giảm cholesterol.
- Phòng ngừa nguy cơ mắc các bệnh tim mạch: Quả gấc có chứa rất nhiều chất chống oxy hóa. Do đó, ăn gấc đúng cách kết hợp với lối sống lành mạnh, tích cực chính là những yếu tố giúp bạn bảo vệ sức khỏe tim mạch.
Chất Lycopene, carotenoid, polyphenol và flavonoid có nhiều trong gấc cũng có thể giúp bạn giảm nguy cơ đột quỵ và nguy cơ mắc các vấn đề về tim mạch. Bên cạnh đó, gấc còn có chứa nhiều Omega 3 và 6, có tác dụng ngăn ngừa bệnh lý về tim mạch và sửa chữa các tổn thương DNA.
Dầu gấc chứa nhiều chất dinh dưỡng
- Cải thiện thị lực: Gấc có chứa nhiều beta carotene, vitamin A, lycopene, lutein và một số dưỡng chất khác, rất tốt cho thị lực, phòng ngừa bệnh đục thủy tinh thể và một số vấn đề về mắt khác.
- Phòng tránh bệnh trầm cảm: Selen và các loại vitamin trong quả gấc rất cần thiết cho hệ thần kinh. Vì thế ăn gấc cũng là một cách bổ sung những dưỡng chất quan trọng này cho cơ thể và góp phần ngăn ngừa nguy cơ trầm cảm.
- Làm chậm quá trình lão hóa: Gấc có chứa nhiều vitamin, hỗ trợ làm chậm quá trình lão hóa và rất hữu ích trong việc làm đẹp. Xây dựng cấu trúc collagen dưới da, giảm nếp nhăn giúp da trở tươi trẻ. Protein, chất béo lành mạnh và carbohydrate trong quả gấc có thể giúp da tươi sáng, giảm nguy cơ ung thư da.
- Ngăn ngừa nguy cơ phì đại tuyến tiền liệt: Gấc có tác dụng chữa lành u xơ tuyến tiền liệt. Phần cùi ngọt quanh hạt gấc có rất nhiều lycopene. Sử dụng gấc thường xuyên có thể chống lại u xơ tuyến tiền liệt.
3. Những lưu ý khi ăn quả gấc
- Những quả gấc vừa chín và còn tươi ngon sẽ có chứa nhiều dưỡng chất nhất. Quả gấc có thể ăn sống được nhưng có nguy cơ cao gây đầy bụng, ngộ độc, do đó, gấc thường được chế biến trước khi ăn. Phần thịt quả gấc thường được dùng để nấu xôi, làm dầu gấc, làm mứt dừa gấc,... Những món ăn này hấp dẫn, thơm ngon và rất quen thuộc với người Việt.
Không nên ăn quá nhiều gấc
- Ăn quá nhiều gấc có thể dẫn đến dư thừa beta-caroten, tình trạng tích tụ beta-caroten trong gan có thể dẫn đến ngộ độc và gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Dầu gấc có chứa nhiều dưỡng chất và rất tốt cho sức khỏe nhưng ăn quá nhiều lại dẫn đến nhiều nguy hại cho sức khỏe. Người lớn chỉ nên uống 1 – 2ml dầu gấc mỗi ngày. Nên uống trước khi ăn và có thể chia thành 2 lần uống trong ngày. Khi đang uống dầu gấc, bạn cũng cần điều chỉnh chế độ ăn của mình, không nên ăn những loại rau củ quả có chứa nhiều beta-caroten, chẳng hạn như đu đủ, bí đỏ, cà rốt, đu đủ để tránh nguy cơ bị vàng da.
- Không nên bỏ màng đỏ quanh hạt gấc vì nó rất tốt cho mắt, cải thiện bệnh khô mắt và giúp tăng cường thị lực.
- Cẩn thận khi dùng hạt gấc để tránh ngộ độc: Chỉ nên dùng hạt gấc để bôi da, không nên dùng qua đường uống một cách bừa bãi. Chỉ sử dụng hạt đã nướng chín.
- Cách chọn và bảo quản gấc: Khi chọn gấc, bạn nên lưu ý, chọn những loại quả có dáng tròn đều, gai nở, có vỏ màu đỏ, cầm chắc tay. Nên chọn quả còn nguyên, không bị vỡ hoặc dập.
Muốn bảo quản gấc được lâu, bạn có thể bổ đôi quả gấc, sau đó múc nhân bên trong ra ngoài. Tác bỏ hạt và lấy lại phần thịt gấc. Sau đó, bạn chia nhỏ thành từng phần, đóng hộp hoặc bọc lại bằng màng bọc thực phẩm hay túi ni lông và gói kín, rồi bảo quản trong ngăn đông của tủ lạnh. Khi dùng gấc, bạn cho rã đông trước khi chế biến. Nếu để trong ngăn mát, chỉ dùng gấc trong vòng 1 tuần nhưng nếu nấu đông lạnh có thể dự trữ gấc trong cả năm.
Quả gấc không chỉ là loại quả thông thường, được dùng nhiều trong chế biến mà còn là một loại thuốc quý, rất tốt cho sức khỏe. Hi vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về công dụng và lưu ý khi dùng gấc, để có thể nhận được những lợi ích sức khỏe tốt nhất và tránh được những ảnh hưởng không đáng có, đặc biệt là phòng ngừa nguy cơ ngộ độc gấc.
Để nâng cao sức khỏe, bạn nên ăn uống đầy đủ và đa dạng dưỡng chất, đồng thời thường xuyên tập luyện và duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh. Đặc biệt, nên đi khám định kỳ để theo dõi sức khỏe, phát hiện sớm những bất thường trong cơ thể để kịp thời xử trí, điều trị hiệu quả.
BS Vân đã duyệt
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!