Các tin tức tại MEDlatec
Quy trình niềng răng hô đầy đủ, chi tiết nhất
Quy trình niềng răng hô đầy đủ, chi tiết nhất
Để khắc phục khuyết điểm răng hô có nhiều cách, và niềng răng là một trong số đó. Nhưng liệu bạn có biết quy trình niềng răng là gì? Yếu tố nào ảnh hưởng đến thời gian và chi phí niềng răng? Dưới đây là các chia sẻ đến từ chuyên gia, cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!
1. Răng hô là gì?
Trước khi tìm hiểu quy trình niềng răng hô, chúng ta cùng sơ lược răng hô là gì. Răng hô hay răng vẩu là tình trạng răng trên hoặc cả răng và xương hàm trên bị chìa ra ngoài, dẫn đến sai lệch khớp cắn.
Trong các khiếm khuyết về răng thì răng hô là phổ biến nhất và nghiêm trọng nhất. Bởi răng hô ảnh hưởng nặng nề đến tính thẩm mỹ cũng như hoạt động ăn uống do bị sai lệch khớp cắn. Do đó, việc khắc phục tình trạng răng hô là rất quan trọng và cần thiết.
Răng hô là tình trạng răng mọc chìa ra ngoài, rất mất thẩm mỹ và gây sai lệch khớp cắn
2. Răng hô là do đâu?
Xác định nguyên nhân răng hô sẽ giúp chúng ta có phương án khắc phục phù hợp cũng như có được quy trình niềng răng chuẩn nhất.
Răng hô do cấu trúc xương hàm
Đây là nguyên nhân răng hô bẩm sinh nên việc phòng ngừa hay khắc phục là rất khó. Bởi khi sinh ra, cấu trúc xương hàm đã chìa ra ngoài hoặc cấu trúc hàm mặt phát triển ngoài kiểm soát, dẫn đến hiện tượng cả hàm bị hô.
Răng hô do các vấn đề về răng
Đây là nguyên nhân răng hô rất phổ biến. Theo đó, nếu răng có kích thước lớn, khoảng trống trên cung hàm không đủ để răng mọc thẳng hàng thì răng sẽ có xu hướng mọc chìa ra ngoài, gây hô.
Các nguyên nhân khách quan
Răng bị hô còn do nhiều nguyên nhân khách quan khác như:
● Trong giai đoạn thay răng, việc nhổ răng sữa chậm trễ sẽ khiến răng vĩnh viễn không có chỗ để mọc lên, vì vậy mà buộc phải mọc chìa ra ngoài.
● Thói quen mút ngón tay, cắn móng tay, đẩy lưỡi, thở bằng miệng, ngủ há miệng,… khiến răng - đặc biệt là răng cửa từ từ bị đẩy ra ngoài, dẫn đến hô.
● Chế độ dinh dưỡng trong giai đoạn thay răng không phù hợp khiến răng sữa rụng sớm hoặc muộn, răng vĩnh viễn mọc không thẳng hàng, chìa ra ngoài hoặc tụt vào trong.
Thói quen ngủ há miệng và thở bằng miệng có thể khiến răng bị hô
3. Quy trình niềng răng hô
Quá trình niềng răng hô sẽ có sự khác nhau giữa các phương pháp niềng răng, cụ thể như sau.
Quy trình niềng răng mắc cài
Niềng răng mắc cài thường áp dụng cho tình trạng răng hô nặng với quy trình các bước như sau.
● Bác sĩ nha khoa thăm khám lâm sàng, kiểm tra tình trạng răng miệng tổng quát, sau đó tiến hành chụp phim cả mặt trong và mặt ngoài của hàm răng.
● Phân tích mức độ răng hô và lên kế hoạch, lộ trình niềng răng cụ thể cho khách hàng, bao gồm phương pháp niềng, thời gian niềng, chi phí,…
● Lấy dấu mẫu răng để chế tác mắc cài phù hợp, đảm bảo hiệu quả chỉnh nha cao và không gây khó chịu khi niềng.
● Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, nếu có bệnh lý răng miệng thì điều trị dứt điểm trước, sau đó tiến hành đeo mắc cài.
● Tái khám theo lịch trình của bác sĩ để điều chỉnh lực siết cũng như kiểm soát, khắc phục các rủi ro, biến chứng nếu có.
● Kết thúc quá trình niềng răng, bác sĩ có thể chỉ định đeo hàm duy trì trong một thời gian để răng ổn định.
Phương pháp niềng răng khác nhau thì quy trình thực hiện cũng không giống nhau
Quy trình niềng răng trong suốt
Niềng răng trong suốt thường áp dụng cho tình trạng răng hô nhẹ với quy trình các bước sau.
● Bác sĩ nha khoa thăm khám lâm sàng, chụp X-quang và lấy dấu mẫu hàm bằng công nghệ 5D.
● Sử dụng phần mềm Clincheck để lên kế hoạch điều trị. Phần mềm này cũng giúp khách hàng biết được hiệu quả sau điều trị là như thế nào.
● Thiết kế khay niềng theo cấu trúc và kích thước xương hàm của khách hàng, đảm bảo tính vừa vặn, thẩm mỹ cũng như hiệu quả chỉnh nha cao nhất.
● Khách hàng nhận và đeo khay niềng tại nhà, đảm bảo đúng như hướng dẫn để tránh các sự cố không mong muốn.
● Kết thúc quá trình điều trị, có thể đeo hàm duy trì tương tự như niềng răng trong suốt.
4. Thời gian niềng răng hô mất bao lâu?
Quá trình niềng răng hô lâu hay mau còn tùy vào trường hợp cụ thể. Nhưng thường thì mất 1,5 - 2 năm để hoàn thành một ca niềng răng. Tuy nhiên, trường hợp hô nặng kèm theo các bệnh lý răng miệng thì thời gian có thể lâu hơn, lên đến 3 năm. Ngoài ra, thời gian niềng răng hô còn phụ thuộc vào:
● Độ tuổi: Niềng răng càng muộn thì thời gian càng lâu do lúc này, răng và xương hàm đã phát triển hoàn thiện, mất rất lâu để răng và xương hàm có thể dịch chuyển về vị trí mong muốn.
● Tay nghề của bác sĩ: Bác sĩ tay nghề cao thì lộ trình và kỹ thuật niềng răng càng chuẩn xác, phòng tránh được các rủi ro và biến chứng nên đảm bảo thời gian niềng răng được rút ngắn.
● Phương pháp niềng răng: Niềng răng mắc cài thường sẽ nhanh hơn niềng răng trong suốt do lực kéo tốt, giúp răng dịch chuyển nhanh hơn và ổn định hơn.
● Cách chăm sóc răng miệng: Nếu vệ sinh răng miệng đúng như hướng dẫn của bác sĩ thì sẽ phòng tránh được các vấn đề phát sinh, đảm bảo thời gian niềng răng được nhanh chóng, đúng tiến độ.
Niềng răng hô thường mất khoảng thời gian từ 1,5 - 2 năm
5. Chi phí niềng răng hô là bao nhiêu?
Chi phí niềng răng hô ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, và phương pháp niềng là yếu tố mang tính chất quyết định. Cụ thể, chi phí niềng răng hô tại Hệ thống nha khoa MedDental thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC để bạn tham khảo như sau.
● Niềng răng mắc cài kim loại là rẻ nhất, từ 20 - 25 triệu đồng/ hàm, từ 30 - 40 triệu đồng/ 2 hàm.
● Tiếp đến là niềng răng mắc cài sứ, từ 30 - 35 triệu đồng/ hàm, từ 50 - 60 triệu đồng/ 2 hàm.
● Còn niềng răng trong suốt có chi phí cao nhất, từ 60 - 100 triệu đồng/ hàm, từ 80 - 140 triệu đồng/ 2 hàm.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại của hệ thống nha khoa MedDental
Ngoài ra, mỗi cơ sở nha khoa sẽ có một báo giá khác nhau. Để được báo giá chính xác nhất, bạn có thể liên hệ đến hotline 1900 400 066 của Hệ thống nha khoa MedDental thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC. Hoặc quý khách cũng có thể đến trực tiếp phòng nha để bác sĩ kiểm tra, thăm khám và có báo giá cụ thể, công khai, minh bạch.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!