Các tin tức tại MEDlatec
Ra khí hư khi mang thai có nghiêm trọng không?
- 17/12/2020 | Bị u xơ tử cung có mang thai được không?
- 10/12/2020 | Tất tần tật về hiện tượng chuột rút bắp chân khi mang thai
- 04/01/2021 | Nguyên nhân và cách khắc phục đau bụng dưới khi mang thai tháng cuối
1. Tại sao phụ nữ ra khí hư nhiều hơn khi mang thai?
Nội tiết tố bên trong cơ thể phụ nữ thường bị thay đổi khi mang thai. Do đó, các mẹ bầu thường cảm nhận vùng kín của mình tiết ra khí hư nhiều hơn so với ngày thường. Chính vì thế, phụ nữ mang thai thường cảm thấy hoang mang vì không biết triệu chứng này xuất hiện do thai nhi hoặc những bệnh lý liên quan đến tử cung. Tuy nhiên, tình trạng khí hư tiết ra nhiều nhưng không có màu lạ hoặc không có mùi hôi thì các mẹ bầu cũng không nên quá lo lắng.
Khí hư tiết ra nhiều hơn khi mang thai
Thực tế, tình trạng ra khí hư khi mang thai chỉ là một phản ứng bình thường của cơ thể khi nội tiết tố bên trong thay đổi để thích nghi với sự hình thành và phát triển bào thai. Bên cạnh đó, sự thay đổi của nồng độ hormone cũng có ảnh hưởng đến nhu cầu sinh lý của mẹ bầu. Do đó, cơ thể buộc phải tiết ra nhiều khí hư để cân bằng và dễ dàng thỏa mãn những vấn đề liên quan đến nhu cầu sinh lý.
Ngoài ra, khi bắt đầu chuyển sang giai đoạn cuối của thai kỳ, thai nhi dần xoay đầu về hướng tử cung nên sẽ gây áp lực cho vùng xương chậu nhiều hơn. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng phụ nữ ra khí hư khi mang thai. Đặc biệt, vào thời gian khoảng 3 - 4 tuần cuối của thai kỳ, khí hư tiết ra có kèm theo một ít máu li ti.
2. Ra khí hư khi mang thai thì nên làm gì?
Trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu không chỉ cần chú tâm vào việc bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho thai nhi phát triển mà còn phải chăm sóc bản thân mình nhiều hơn. Bởi lẽ, trong thời kì này, cơ thể mẹ bầu sẽ có nhiều thay đổi cả bên trong lẫn bên ngoài. Đặc biệt,mẹ bầu nên cân nhắc tình trạng ra khí hư khi mang thai vì đây là một trong những nguyên nhân gây viêm, ngứa vùng âm đạo. Vậy khi bà bầu ra khí hư nhiều thì nên làm gì? Sau đây là một số gợi ý dành cho các bạn:
-
Thường xuyên thay quần lót và vệ sinh vùng kín bằng dung dịch rửa phụ khoa để giảm thiểu nguy cơ bị viêm nhiễm âm đạo. Theo các bác sĩ, mỗi ngày mẹ bầu nên thay quần lót tối thiểu 2 lần và lựa chọn những trang phục rộng rãi.
Thay quần lót để hạn chế viêm nhiễm phụ khoa
-
Trong quá trình vệ sinh vùng kín, mẹ bầu chỉ nên rửa sạch bên ngoài vì thụt rửa quá sâu vào bên trong sẽ khiến môi trường bên trong âm đạo bị thay đổi. Đây cũng là một trong những lý do khiến vùng âm đạo dễ bị viêm nhiễm nặng.
-
Tuyệt đối không nên mặc quần lót size quá chật thì dễ gây ra cảm giác khó chịu, bức bối cho vùng kín. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.
-
Thường xuyên thư giãn, giải trí, nghỉ ngơi vì khi cơ thể đối diện với căng thẳng cũng có thể khiến nội tiết tố bên trong bị thay đổi.
-
Đảm bảo cung cấp cho cơ thể đầy đủ các loại dưỡng chất cần thiết. Đồng thời, mẹ bầu cũng nên hạn chế ăn uống những loại thực phẩm, thức ăn có chứa nhiều chất béo (đặc biệt là chất béo có hại).
-
Đảm bảo vệ sinh vùng kín sạch sẽ trước và sau khi quan hệ tình dục.
-
Nên thăm khám phụ khoa để phát hiện bệnh sớm và điều trị bệnh kịp thời.
-
Đối với những bệnh nhân được bác sĩ kê toa thuốc điều trị thì cần phải đảm bảo uống đúng liều.
3. Thời điểm nên thăm khám khi mẹ bầu ra nhiều khí hư
Mặc dù, tình trạng bà bầu ra khí hư khi mang thai là một biểu hiện sinh lý bình thường nhưng các bạn cũng không thể chủ quan. Thực tế, một số bệnh lý liên quan đến bộ phận sinh dục thường được nhận diện dựa trên mùi hôi và màu sắc của khí hư. Do đó, nếu khí hư ra nhiều kèm theo một số biểu hiện bất thường thì mẹ bầu nên đi thăm khám để được chẩn đoán chính xác. Với những dấu hiệu sau đây, bạn có thể dễ dàng nhận biết tình trạng ra khí hư khi mang thai có sự bất thường:
-
Khí hư tiết ra nhiều hơn, màu sắc thay đổi, có mùi hôi khó chịu. Ngoài ra, xung quanh vùng âm đạo còn xuất hiện một số triệu chứng như sưng đỏ, đau rát,...
Thăm khám khi màu sắc khí hư thay đổi bất thường
-
Khí hư nổi bọt, có mùi hơi chua và thay đổi màu sắc bất thường. Điển hình như khí hư màu xám, vàng, xanh,... Đây là một trong những triệu chứng thường gặp ở phụ nữ bị viêm nhiễm vùng kín hoặc mắc phải một số bệnh lý liên quan đến bộ phận sinh dục.
-
Khí hư tiết ra lẫn lộn một ít máu cũng là dấu hiệu cảnh báo tình trạng thai đậu ngoài tử cung hoặc mẹ bầu có nguy cơ bị sảy thai. Tuy nhiên, vào giai đoạn cuối của thai kỳ thì đây lại là triệu chứng cảnh báo tình trạng chuyển dạ sinh ở mẹ bầu.
4. Những lưu khi mẹ bầu ra khí hư bất thường
Bà bầu ra khí hư không phải là hiện tượng quá nghiêm trọng, tuy nhiên các bạn cũng không nên ỷ lại. Theo kinh nghiệm của các bác sĩ phụ khoa cho biết, khi nhận thấy âm đạo tiết ra khí hư khi mang thai, các mẹ bầu nên lưu ý một số điều dưới đây:
-
Không được tự ý mua thuốc uống mà không có sự thăm khám và chỉ định từ bác sĩ. Vì nếu mẹ bầu uống không đúng thuốc trong quá trình mang thai có thể gây nguy hiểm đến thai nhi hoặc sự phát triển của con trẻ về sau.
Chỉ thăm khám bệnh ở những cơ sở đáng tin cậy
-
Chỉ nên thăm khám và điều trị các bệnh phụ khoa tại những bệnh viện, cơ sở uy tín để giảm thiểu nguy cơ xảy ra những tình huống không mong muốn.
-
Khi nhận thấy khí hư tiết ra kèm theo những dấu hiệu lạ thường thì mẹ bầu nên đi thăm khám càng sớm càng tốt. Vì nếu tình trạng này kéo dài có thể khiến em bé bị mẹ lây nhiễm bệnh khi chào đời.
5. Phòng tránh khí hư bất thường khi mang thai
Mặc dù, ra khí hư khi mang thai là một hiện tượng sinh lý bình thường nhưng các mẹ bầu cũng nên chủ động phòng tránh những biến đổi bất thường của khí hư. Vậy làm thế nào để giảm thiểu nguy cơ âm đạo tiết ra nhiều khí hư gây viêm nhiễm? Theo lời chia sẻ của bác sĩ chuyên gia phụ khoa thì phụ nữ đang mang thai nên tuân thủ một số điều sau đây để hạn chế tiết ra khí hư bất thường:
-
Đảm bảo vùng kín luôn sạch sẽ: trong thời kỳ mang thai mẹ bầu rất dễ mắc các bệnh phụ khoa nếu âm đạo không được vệ sinh sạch sẽ. Chính vì thế, sau mỗi lần vệ sinh, các bạn nên lau khô vùng kín. Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên thay băng vệ sinh thường xuyên (khoảng 4 giờ thay băng một lần).
-
Hạn chế thụt rửa sâu để hạn chế làm thay đổi môi trường bên trong âm đạo.
Hạn chế tắm bồn trong thời kỳ mang thai
-
Tuyệt đối không tắm bồn: việc tắm bồn có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công và cư trú trong bộ phận sinh dục. Đồng thời, mẹ bầu thường có cảm giác ngứa hoặc kích ứng vùng âm đạo sau mỗi lần tắm bồn.
Với những chia sẻ từ bác sĩ phụ khoa, các bạn có thể yên tâm hơn về tình trạng ra khí hư khi mang thai. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng đừng quên bảo vệ sức khỏe và thực hiện các giải pháp giúp phòng tránh tình trạng viêm nhiễm do khí hư bất thường.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!