Các tin tức tại MEDlatec
Răng đang đau có nhổ được không? Và không được nhổ khi nào?
- 31/07/2023 | Gợi ý các loại thuốc giảm đau răng an toàn, hiệu quả và một số lưu ý
- 01/10/2023 | Nên làm gì nếu nhổ răng khôn xong bị đau răng bên cạnh?
- 30/11/2023 | Thuốc chữa đau răng dùng thế nào để khỏi đau mà an toàn cho sức khỏe?
1. Nguyên nhân đau răng
*Sâu răng:
Sâu răng do ăn quá nhiều thực phẩm chứa đường, axit và tinh bột nhưng việc vệ sinh răng miệng không hiệu quả, tạo điều kiện để vi khuẩn phát triển, ăn mòn men răng. Lâu dần, xuất hiện những lỗ trên bề mặt răng có màu vàng, nâu hoặc đen. Răng trở nên nhạy cảm, thường xuyên đau nhức, ê buốt ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.
*Do viêm tủy:
Tủy răng là bộ phận chứa nhiều dây thần kinh và mạch máu nên tương đối nhạy cảm. Tủy răng được bao bọc bởi men và ngà răng. Do đó, sâu răng lâu ngày, khi vi khuẩn ăn hết men răng sẽ ăn sâu vào tủy răng gây viêm.
Viêm tủy còn có thể do tác động bên ngoài như chấn thương, va chạm mạnh khiến răng bị gãy mẻ lớn ảnh hưởng tới tủy. Biểu hiện rõ nhất của viêm tủy đó là đau nhức dữ dội.
*Do áp xe răng:
Áp xe răng là tình trạng răng bị nhiễm trùng, các vi khuẩn tiết độc tố làm mủ tích tụ ở chân răng gây sưng nề và đau nhức. Ngoài ra áp xe răng còn có biểu hiện nóng sốt, hơi thở có mùi hôi khó chịu.
*Do mọc răng số 8:
Răng khôn thường mọc ở người trưởng thành trong độ tuổi từ 17 đến 25, quá trình mọc răng khôn thường gây đau nhức. Bởi vì răng khôn là răng mọc cuối cùng trên cung hàm, nên thường không có đủ không gian, dẫn đến tình trạng mọc ngầm, mọc lệch và gây ra những cơn đau nhức âm ỉ, kéo dài. Nhiều trường hợp còn có biểu hiện sốt, chán ăn khi mọc răng khôn.
Răng 8 mọc không đúng là nguyên nhân khiến bạn phải chịu những cơn đau nhức răng dai dẳng
2. Răng đang đau có nhổ được không?
Nhiều người thắc mắc "răng đang đau có nhổ được không?", "đang đau răng có nhổ được không?", "răng sâu đang đau có nhổ được không?". Mặc dù nhổ răng chỉ là một tiểu phẫu đơn giản trong nha khoa, không phải quá khó. Nhưng vẫn có một vài trường hợp xảy ra biến chứng, do lúc nhổ răng hàm dưới làm ảnh hưởng đến các dây thần kinh.
Chính vì vậy, để đảm bảo an toàn sau khi nhổ, trước khi quyết định nhổ răng, bác sĩ thường sẽ tiến hành thăm khám tổng quát tình trạng sức khỏe răng miệng, tiến hành chụp X – Quang nếu cần thiết. Đánh giá chính xác, cụ thể tình trạng, nguyên nhân gây đau răng của bệnh nhân và đưa ra phương án giải quyết phù hợp.
Nhổ răng được xem là chỉ định cuối cùng khi răng bị sâu và hư hỏng ở mức độ quá nặng không thể phục hình bằng các giải pháp nha khoa khác.
Với trường hợp bắt buộc phải nhổ răng bị đau nhức, bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện các biện pháp giảm đau, giảm sưng nướu trước trong khoảng từ 1 – 3 ngày. Sau đó mới tiến hành nhổ răng.
Nếu trong lúc bệnh nhân đang đau nhức răng dữ dội, nướu có hiện tượng sưng viêm, mà tiến hành nhổ răng sẽ gây ra nhiều biến chứng rất nguy hiểm như nhiễm trùng máu, nhiễm trùng lan rộng.
Vì thế, không thể tùy tiện tiến hành nhổ răng mà không qua kiểm tra, thăm khám từ bác sĩ. Để có những biện pháp điều trị phù hợp và an toàn nhất.
Người bệnh cần thực hiện đủ các bước thăm khám trước nhổ để bác sĩ có thể đưa ra chỉ định chính xác nhất
3. Trường hợp nào nên nhổ răng
Tiểu phẫu răng được chỉ định trong các trường hợp sau:
- Răng bị sâu nặng và có nguy cơ hư hỏng: Tình trạng sâu răng nặng, ăn gần như toàn bộ răng làm ảnh hưởng lớn đến chức năng ăn nhai. Bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng để tránh sâu răng lây lan và gây hư tổn cho các răng bên cạnh. Sau khi nhổ bỏ răng bạn có thể cấy ghép implant hoặc trồng răng giả để để phục hình răng;
- Răng bị viêm tủy hoặc hoại tử tủy: Sâu răng lâu và không được điều trị có thể dẫn đến hoại tử tủy. Do đó, việc chỉ định nhổ răng là rất cần thiết;
- Răng mọc lệch, mọc sai vị trí: Đa phần răng khôn mọc sau răng vĩnh viễn một thời gian rất dài nên thường có xu hướng mọc lệch do không còn đủ khoảng trống để mọc. Nếu răng khôn mọc lệch 90 độ sẽ đâm vào răng cắm khiến bạn rất đau đớn nên sẽ phải chỉ định nhổ bỏ răng khôn;
- Nhổ bớt răng khi thực hiện niềng răng: Nếu bạn có hàm răng mọc quá dày và mọc lệch, bạn muốn có một hàm răng chắc khỏe và đẹp thì bác sĩ có thể chỉ định nhổ răng và kéo răng trở lại ngay ngắn để chuẩn bị cho việc niềng răng;
- Răng bị viêm nha chu trầm trọng: Bệnh viêm nha chu ảnh hưởng nghiêm trọng đến tủy răng, chóp răng và xương ổ răng. Trường hợp này nếu không hỗ trợ điều trị thì nên nhổ bỏ răng để tránh gây hại đến tủy răng và xương hàm về sau;
- Răng bị gãy, vỡ do tai nạn: Không may bạn bị gãy mất vài chiếc răng hoặc gãy răng quá cao khiến các bác sĩ không thể phục hình được làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và chức năng ăn nhai của răng. Lúc này, các bác sĩ sẽ khuyên nên nhổ răng và sau đó phục hình lại bằng một chiếc răng giả.
4. Các trường hợp không được nhổ răng
4.1. Chống chỉ định tạm thời:
- Trường hợp bệnh nhân đang bị viêm lợi cấp tính, gây khó khăn trong việc há miệng. Cản trở việc quan sát, khám răng cho các nha sĩ.
Không nhổ răng khi đang trong tình trạng viêm quanh cuống, viêm quanh thân răng cấp tính;
- Đang trong giai đoạn điều trị viêm xoang hàm cấp tính;
- Phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt, hoặc đang mang thai ở giai đoạn nhạy cảm. Tức là vào 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ;
- Bệnh nhân có tiền sử mắc các bệnh về tim mạch, tâm thần, tiểu đường, bệnh về máu hoặc đang bị sốt;
- Không nhổ răng nếu bệnh nhân chạy tia X vào thời điểm trong và sau khi chạy.
4.2. Chống chỉ định tuyệt đối:
Đối với bệnh nhân mắc bệnh ung thư máu và bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS tuyệt đối không được nhổ răng.
5. Lưu ý sau khi nhổ răng đau
- Cảm thấy đau nhức vùng nướu và má ngay vị trí nhổ răng. Thường sẽ bị sưng sau 1 - 2 ngày nhổ răng. Bạn không cần quá lo lắng. Điều này là hoàn toàn bình thường;
- Hạn chế khạc nhổ, không dùng tay hoặc vật nhọn, cứng chọc vào chỗ nhổ răng;
- Sau 1 - 2 tiếng nhổ răng mới được ăn. Khi thuốc tê chưa hết tác dụng, ăn sẽ dễ dàng cắn vào môi, má và lưỡi;
- Trong khoảng 1 giờ sau khi nhổ răng, không nên súc miệng. Để mạch máu ngay vị trí vết thương được bịt kín, tránh hiện tượng xuất huyết trong miệng;
- Hạn chế hoặc tốt nhất là ngừng hẳn việc hút thuốc lá. Không sử dụng các chất kích thích, trong 1 tuần sau khi nhổ răng;
- Nên ăn những thức ăn mềm, nguội vào những ngày đầu mới nhổ răng xong. Tránh các thức ăn quá lạnh, quá nóng hoặc quá cứng, sẽ kích thích đến vết thương.
Nếu bạn đang tìm địa chỉ nhổ răng không đau, an toàn thì Hệ thống Nha khoa MEDDENTAL thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC chính là một gợi ý hữu ích. Khi lựa chọn MEDDENTAL, bạn sẽ được thăm khám và điều trị bởi đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm. Bên cạnh đó, MEDDENTAL luôn sử dụng các thiết bị y khoa hiện đại để hỗ trợ hiệu quả nhất cho các bác sĩ trong quá trình khám chữa các bệnh lý về răng miệng.
Hệ thống Nha khoa MEDDENTAL có áp dụng phương pháp nhổ răng công nghệ hiện đại giúp hạn chế chảy máu, đau đớn và có độ an toàn cao
Để đăng ký đặt lịch khám sớm, mời quý khách hàng liên hệ tổng đài 1900 400 066 của Hệ thống Nha khoa MEDDENTAL, đội ngũ tổng đài viên luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!