Các tin tức tại MEDlatec
Răng mọc ngầm là gì và cách xử lý như thế nào?
- 19/09/2022 | Mọi điều cần biết về phương pháp nhổ răng bằng máy Piezotome
- 15/09/2022 | Thay răng sữa ở trẻ và những lưu ý quan trọng
- 22/09/2022 | Chuyên gia giải thích lý do nên khổ răng khôn trước khi mang thai
1. Răng mọc ngầm là gì?
Răng mọc ngầm là những răng mọc nhưng bị kẹt trong xương hàm hoặc không thể xuyên qua nướu nhô ra ngoài, nghĩa là bên ngoài sẽ không thấy răng mọc ngầm xuất hiện trên hàm răng. Thực tế trong quá trình mọc răng vĩnh viễn, bất cứ răng nào cũng có thể gặp phải tình trạng mọc ngầm. Nguyên nhân thường do có vật cản trở đường răng mọc như: răng sữa không rụng, u nang lợi nướu hoặc do răng mọc sai hướng,...
Răng mọc ngầm thường xảy ra với răng nanh hoặc răng khôn
Thông thường, răng mọc ngầm nếu không hoặc ít ảnh hưởng đến các răng khác thì không gây triệu chứng rõ ràng. Nhiều người có răng mọc ngầm nhưng hoàn toàn không biết về tình trạng này, chỉ nhìn thấy khi chụp X-quang răng tại các phòng khám nha khoa.
Nếu ở độ tuổi mọc răng, trẻ bị thiếu một chiếc răng nào đó, nhất là răng nanh thì có thể do mất răng bẩm sinh hoặc răng mọc ngầm. Cần đi khám chụp X-quang răng để xác định, nếu do răng mọc ngầm thì cần can thiệp để răng mọc sớm như răng bình thường.
2. Dấu hiệu nhận biết tình trạng răng mọc ngầm
Răng mọc ngầm có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng, làm xô lệch các răng trên hàm sẽ gây ra nhiều triệu chứng khó chịu. Khi đó, cần điều trị sớm để tránh biến chứng nặng, thậm chí là hỏng răng do răng mọc ngầm gây ra, các triệu chứng nhận biết bao gồm:
-
Ở độ tuổi mọc răng vĩnh viễn, thấy răng sữa không rụng hoặc lâu rụng, cùng vị trí đó thấy răng vĩnh viễn mọc muộn hơn so với các răng khác.
Răng mọc ngầm có thể nhìn thấy khi chụp X-quang
-
Khi sờ trong miệng thấy vùng cứng như răng ở khu vực dọc theo ổ xương răng hoặc xuất hiện vùng lợi bị trồi lên bất thường.
-
Đau nhức và ê buốt cả khu vực răng xung quanh răng mọc ngầm khi nó xô đẩy gây ảnh hưởng. Triệu chứng thường gặp là tình trạng ê buốt, đau nhức khó chịu khi ăn uống, nặng hơn là cơn đau xuất hiện mọi lúc mọi nơi ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe. Thường trong trường hợp này, nếu không được can thiệp sớm, răng mọc ngầm sẽ xô lệch làm tổn thương dây thần kinh răng hàm, gây đau nhức kéo dài và lan rộng.
Răng mọc ngầm gây ra tình trạng đau nhức, khó chịu
-
Có dấu hiệu răng mọc như nướu sưng đỏ, sốt, đau,... nhưng không thấy răng mọc, có thể răng đang bị kẹt ở dưới hàm không nhô lên được. Triệu chứng xuất hiện theo từng đợt khi răng động hoặc có tác động từ bên ngoài vào răng này, thường gặp hơn với các răng ở hàm dưới.
-
Hôi miệng, đắng miệng, lâu dần dẫn đến viêm nướu, sâu răng: Dù răng mọc ngầm nhưng khi răng động, phần nướu xung quanh cũng bị tác động gây sưng lên, khiến vụn thức ăn kẹt lại khó vệ sinh. Đây là nơi lý tưởng để vi khuẩn răng miệng cư trú gây bệnh, gây ra triệu chứng hôi miệng khó chịu.
Dựa trên các dấu hiệu nhận biết răng mọc ngầm, nếu gặp phải nên đi khám nha sĩ sớm để can thiệp có hiệu quả, giúp răng mọc lên hoặc loại bỏ nguy cơ biến chứng sau này.
3. Răng mọc ngầm có nguy hiểm không?
Răng mọc ngầm là tình trạng không quá nguy hiểm, tuy nhiên có thể gây nhiều đau đớn, khó chịu và biến chứng nếu không chăm sóc điều trị tốt. Biến chứng chủ yếu do việc vệ sinh răng mọc ngầm không tốt gây ra các bệnh lý răng miệng như:
-
Nhiễm trùng lợi nướu.
-
Sâu răng.
-
Có nang làm hỏng chân răng và các răng xung quanh.
-
Răng mọc ngầm chèn gây xô lệch cả hàm răng.
-
Răng mọc ngầm hấp thu chất khoáng ở xương và các răng xung quanh, khiến răng thiếu chất khoáng dễ bị tổn thương hơn.
-
Sưng nướu và các bệnh về nướu khác.
Nếu được phát hiện, theo dõi và điều trị sớm, răng mọc ngầm sẽ được xử lý, không gây ra những ảnh hưởng sức khỏe như trên. Do vậy người bệnh không nên chủ quan nếu bị răng mọc ngầm, nhất là trẻ nhỏ đang ở độ tuổi mọc răng vĩnh viễn.
4. Xử lý thế nào với răng mọc ngầm?
Khi bị răng mọc ngầm, bạn cần đi khám tại cơ sở nha khoa uy tín để được kiểm tra chính xác tình trạng, triệu chứng và những ảnh hưởng của răng đến hàm. Theo đó, bác sĩ sẽ tư vấn biện pháp can thiệp, theo dõi phù hợp.
4.1. Theo dõi tình trạng răng mọc ngầm
Nếu răng mọc ngầm không gây triệu chứng khó chịu nào và cũng chưa ảnh hưởng đến hàm răng, nha sĩ sẽ gợi ý bạn tự theo dõi tại nhà và đi thăm khám định kỳ. Khi răng mọc ngầm có sự di động vị trí sẽ kịp thời xử lý và điều trị.
4.2. Phẫu thuật xử lý răng mọc ngầm
Khi răng mọc ngầm gây đau đớn, khó chịu và nguy cơ biến chứng nguy hiểm, nha sĩ sẽ xem xét và gợi ý phẫu thuật nhổ bỏ răng nếu cần thiết. Đặc biệt là trường hợp răng khôn mọc ngầm hầu hết đều cần nhổ bỏ để tránh ảnh hưởng đến các răng khác của hàm.
Phẫu thuật xử lý răng mọc ngầm thường không kéo dài, thời gian thực hiện từ 45 - 60 phút và bạn sẽ được gây tê cục bộ. Sau khi hết thuốc tê và trở về nhà, bạn có thể bị đau trong vài ngày và được hướng dẫn dùng thuốc giảm đau.
4.3. Kích thích cho răng mọc
Nếu răng mọc ngầm là răng nanh, có vị trí cho răng hoặc do răng sữa chưa rụng khiến răng chưa mọc được, biện pháp phù hợp là can thiệp để răng mọc nhanh chóng hơn. Tùy vào tình trạng mà cách hỗ trợ răng mọc ngầm mọc lên có thể khác nhau như: niềng răng, nhổ răng ảnh hưởng tới quá trình răng mọc,...
Có thể kích thích răng ngầm mọc để tránh ảnh hưởng đến hàm răng
4.4. Sử dụng thuốc giảm đau
Nếu răng mọc ngầm gây đau đớn nhưng chưa thể can thiệp xử lý, bác sĩ có thể gợi ý bạn sử dụng thuốc giảm đau kháng viêm như ibuprofen, paracetamol. Một số biện pháp can thiệp cũng có thể giúp bạn đỡ đau hơn gồm: súc miệng với nước muối ấm, chườm nước đá,...
Chuyên khoa Răng Hàm Mặt, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là cơ sở y tế được nhiều bệnh nhân tin tưởng lựa chọn khi có vấn đề về sức khỏe răng miệng, trong đó có tình trạng răng mọc ngầm. Đội ngũ chuyên gia, bác sĩ nhiều năm trong nghề cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại sẽ giúp chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh, từ đó đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả nhất.
Hi vọng với những chia sẻ qua bài viết này, MEDLATEC đã cùng bạn đọc hiểu rõ răng mọc ngầm là gì và cách xử lý răng mọc ngầm tránh ảnh hưởng đến răng khác. Nếu đang gặp khó chịu do răng mọc ngầm, đừng quên liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được tư vấn.
Để được tư vấn trực tiếp cùng bác sĩ và hiểu rõ tình trạng răng - miệng của mình, Quý khách hàng cũng có thể liên hệ ngay đội ngũ tiến sĩ, bác sĩ trên 15 năm kinh nghiệm của Hệ thống nha khoa MedDental - Medlatec tại:
- Tổng đài: 1900 4000 66 | Đường dây nóng: 0969 789 888
- Website: meddental.vn
- Địa chỉ cơ sở:
- Cơ sở 1: 87 Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, Hà Nội
- Cơ sở 2: 03 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
- Cơ sở 3: 99 Trích Sài, Tây Hồ, Hà Nội
- Cơ sở 4: 42-44-66 Nghĩa Dũng, Ba Đình, Hà Nội
- Cơ sở 5: 31 Ngõ 23 Lê Văn Lương, Thanh Xuân, Hà Nội
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!