Các tin tức tại MEDlatec
Sản phụ mổ đẻ nên kiêng ăn gì?
- 18/04/2020 | Mang thai ngoài tử cung ảnh hưởng ra sao đến sản phụ và thai nhi?
- 22/05/2020 | Có nên giảm cân bằng chế độ ăn low carb?
- 16/05/2020 | Một số điều sản phụ cần kiêng cữ sau sinh để đảm bảo sức khỏe
- 22/05/2020 | Ăn gì khi bị xơ gan?
1. Những thực phẩm sản phụ nên kiêng sau sinh mổ
Theo các chuyên gia, sau khi mổ lấy thai, ruột của sản phụ sẽ bị kích ứng, hoạt động của ruột và dạ dày giảm và vì thế khả năng tiêu hóa sẽ kém hơn. Trong những ngày sau mổ, nếu ăn những loại thức ăn gây khó tiêu thì chị em sẽ có nguy cơ bị đầy bụng, táo bón và chậm hồi phục hơn.
Sản phụ sau sinh không nên ăn đồ chiên rán.
Sản phụ sinh mổ nên kiêng những món ăn dưới đây để đẩy nhanh quá trình hồi phục:
-
Những thực phẩm có tính hàn như cua, ốc, rau đay,… Lý do là sau sinh, cơ thể chị em sẽ bị lạnh. Những thực phẩm có tính hàn có nguy cơ gây ức chế sự ngưng tụ của máu vì thế sẽ khiến vết mổ lâu lành hơn.
-
Đồ nếp, rau muống, lòng trắng trứng,… là những thực phẩm ảnh hưởng xấu đến quá trình lành sẹo vì nó có thể thúc đẩy quá trình tạo mủ, tăng nguy cơ gây viêm vết mổ.
-
Những loại thực phẩm có sắc tố đen sẽ có khả năng khiến vết sẹo trở nên sâu hơn.
-
Thực phẩm có chứa nhiều dầu mỡ như da gà, da vịt, móng giò, thịt mỡ, đồ ăn xào, chiên rán,...
-
Hạn chế những thực phẩm và các gia vị cay nóng như ớt hay hạt tiêu,…
-
Nên kiêng tuyệt đối các chất kích thích như cà phê, rượu, bia,...
-
Không nên ăn thực phẩm tái, sống như gỏi hay các loại rau sống.
-
Tránh các loại thức ăn dễ gây dị ứng.
-
Đặc biệt với những sản phụ bị chứng cao huyết áp cần hạn chế ăn muối, hạn chế ăn mặn.
Sản phụ sau sinh không nên ăn đồ nếp.
2. Những thực phẩm nên ăn sau sinh mổ?
Bên cạnh việc hạn chế những thực phẩm có ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và vết mổ thì sản phụ cũng nên bổ sung những thực phẩm có lợi cho sức khỏe trong giai đoạn này để quá trình hồi phục diễn ra nhanh hơn.
Thông thường, sau sinh mổ khoảng 6 giờ, chị em chỉ nên uống nước lọc, chỉ đến khi cơ thể có hiện tượng xì hơi hoặc có thể đi đại tiện được thì mới nên ăn cháo loãng. Các bữa sau sẽ tăng dần độ đặc của cháo.
Khoảng 3,4 ngày sau sinh mổ, sản phụ có thể ăn cơm. Tuy nhiên, cần phải chú ý không nên ăn quá nhiều và hạn chế những loại thực phẩm có nhiều dầu mỡ. Nên uống nhiều nước lọc và bổ sung các loại trái cây để tránh nguy cơ bị táo bón.
Chế độ dinh dưỡng sau sinh không chỉ quan trọng đối với sản phụ mà còn quan trọng với trẻ sơ sinh vì nó quyết định khả năng hồi phục sức khỏe cũng như chất lượng sữa của mẹ dành cho bé.
Sản phụ nên tăng cường ăn trái cây để tránh táo bón.
Sản phụ nên được ăn một số loại thực phẩm dễ tiêu như thịt lợn, canh xương hầm, canh gà,… đồng thời bổ sung rau xanh trong bữa ăn hằng ngày. Lưu ý rằng, một bữa ăn cần phải đầy đủ những dưỡng chất thiết yếu như protein, tinh bột, chất béo, chất khoáng, vitamin. Nên chia nhỏ thành 5 đến 6 bữa trong ngày thay vì chỉ ăn 3 bữa chính. Ngoài ra cũng nên chú ý đổi món để sản phụ không bị cảm giác chán ăn.
Dưới đây là một số món ăn tốt cho sản phụ sau sinh:
Đường đỏ: Đây là loại thực phẩm có tính ôn, dễ tiêu hóa, giúp giảm đau và lợi sữa. Bạn có thể kết hợp thực phẩm này với những loại thực phẩm khác để tạo thành những món ăn hấp dẫn lại bổ dưỡng, thúc đẩy quá trình phục hồi của cơ thể.
Cá chép: Đây được coi là một loại thực phẩm vô cùng bổ dưỡng với phụ nữ có thai và phụ nữ sau sinh. Protein trong cá chép có khả năng kích thích tử cung co bóp và đẩy lượng máu dư ra ngoài và rút ngắn thời gian ra sản dịch.
Trứng gà: Đây là thực phẩm dễ tìm lại có thể kết hợp với nhiều loại thực phẩm khác để trở thành những món ăn ngon mà bổ dưỡng. Trong trứng gà có chứa nhiều protein - loại dưỡng chất rất cần thiết cho quá trình hồi phục sức khỏe của phụ nữ sau sinh. Bên cạnh đó, trứng gà cũng có tác dụng giúp vết thương mau lành, tăng tiết sữa. Tuy nhiên, sản phụ cần bổ sung hợp lý. Không nên ăn quá nhiều vì có thể dẫn đến khó tiêu, đầy bụng.
Trái cây: Loại thực phẩm này rất đa dạng và dễ ăn. Trong trái cây có chứa nhiều vitamin và khoáng chất, giúp ngăn ngừa táo bón và đồng thời thúc đẩy quá trình tiêu hóa. Bên cạnh đó, tiêu thụ trái cây cùng giúp bổ sung các loại vitamin thiếu hụt trong cơ thể sản phụ. Chị em nên ăn một số loại trái cây có tính mát như chuối, nho, quýt, bưởi ngọt, táo, lê,...
3. Lưu ý
Bên cạnh những thực phẩm nên ăn và những thực phẩm không nên ăn đã được liệt kê phía trên, sản phụ cũng cần phải chú ý những điều sau:
Sản phụ cần được nghỉ ngơi để nhanh hồi phục sức khỏe.
Không làm việc sớm: Sau sinh cơ thể của mẹ còn rất yếu, vì thế nên tránh các hoạt động mạnh, giữ gìn sức khỏe để vết thương mau lành, ngay cả những việc vặt trong gia đình cũng không nên làm quá sớm.
Kiêng lạnh: Sản phụ không nên tắm nước lạnh, uống nước lạnh hay giặt quần áo vì lúc này cơ thể của họ rất dễ bị nhiễm lạnh.
Kiêng quan hệ: Sau sinh, tử cung cần từ 4 đến 6 tuần để được phục hồi và mẹ cần kiêng quan hệ tình dục để bảo vệ sức khỏe tử cung. Đồng thời, tránh những xúc động mạnh hoặc những yếu tố có thể gây ảnh hưởng đến tinh thần để giảm nguy cơ thiếu sữa, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Giữ vệ sinh sạch sẽ: Nên pha nước ấm để vệ sinh vùng kín hàng ngày để tránh nhiễm trùng và khử mùi hôi. Sản phụ có thể dùng túi chườm nóng để chườm bụng, lưng và cả hai bên háng. Đây là cách có thể chống đau lưng mỏi gối và giúp cơ thể nhanh hồi phục hơn. Khoảng 4 tuần sau phẫu thuật thì nên tắm rửa gội đầu.
Hi vọng những thông tin trên đã giúp bạn trả lời câu hỏi mổ đẻ kiêng ăn gì và nên ăn gì. Mọi thắc mắc, bạn có thể liên hệ đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC theo số 1900 56 56 56, chuyên gia của chúng tôi sẽ tư vấn chi tiết cho bạn.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!