Các tin tức tại MEDlatec

Sàng lọc trước khi mang thai có cần thiết không? Cần chuẩn bị những gì?

Ngày 01/09/2023
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Các cặp đôi nên thực hiện khám sàng lọc trước khi mang thai để đảm bảo có một thai kỳ khỏe mạnh. Vậy khám sàng lọc trước khi mang thai có cần thiết không và cần chuẩn bị những gì? Câu trả lời sẽ có ở bài viết dưới đây.

1. Sàng lọc trước khi mang thai có ý nghĩa như thế nào?

Mỗi năm, nước ta có hàng chục nghìn trẻ em sinh ra có dị tật bẩm sinh, tỷ lệ thai chết lưu, sảy thai cũng gia tăng. Đây là vấn đề rất đáng lo ngại, gây ảnh hưởng đến hạnh phúc và kinh tế của mỗi gia đình, cũng như sự phát triển chung của toàn xã hội.

Kiểm tra sức khỏe trước khi mang thai để có một thai kỳ khỏe mạnh

Khám sàng lọc trước khi mang thai là thực hiện thăm khám, kiểm tra sức khỏe của người bố và người mẹ để:

- Phát hiện những bất thường về di truyền mà người mẹ và người bố đang mang và có thể di truyền sang con. Từ đó, có kế hoạch sàng lọc phôi trước khi mang thai, đảm bảo an toàn cho quá trình thụ thai và mang thai

- Mẹ bầu được nhận những những lời khuyên chi tiết từ bác sĩ về thời điểm sinh con, quá trình theo theo dõi thai kỳ,... để đảm bảo mẹ và bé được an toàn, khỏe mạnh.

- Bác sĩ sẽ đưa ra những lời khuyên về chế độ dinh dưỡng và một số loại thuốc cần bổ sung cho chị em từ để bào thai phát triển tốt ngay từ thời điểm mang thai.

2. Sàng lọc trước khi mang thai bằng những phương pháp nào?

2.1. Đối với người chồng

- Khám tổng quát - lâm sàng: Bác sĩ sẽ khai thác về tiền sử bệnh gia đình và cá nhân của người chồng. Tiếp đó, đo cân nặng và chiều cao, đo huyết áp, khám tổng quát vùng kín.

- Chụp X-quang tim, phổi.

- Nam giới có thể được chỉ định siêu âm vùng bẹn bìu và ổ bụng.

- Thực hiện một số xét nghiệm như sau:

+ Xét nghiệm máu.

+ Xét nghiệm nước tiểu.

+ Xét nghiệm nội tiết.

+ Xét nghiệm tinh dịch đồ.

+ Xét nghiệm kháng thể kháng tinh trùng

+ Sàng lọc các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

+ Sàng lọc những bất thường về nhiễm sắc thể.

2.2. Đối với người vợ

Khám sàng lọc trước khi mang thai đối với người vợ cần bao gồm:

Các cặp đôi nên thực hiện xét nghiệm máu trước khi mang thai

- Khám tổng quát - lâm sàng: Đo huyết áp, cân nặng, chiều cao, nghe tim phổi, tìm hiểu các thông tin về tiền sử bệnh của bản thân bệnh nhân và của gia đình người bệnh.

- Khám và siêu âm tuyến vú, tuyến giáp và ổ bụng.

- Khám phụ khoa: Kiểm tra các bất thường về cơ quan sinh dục bên ngoài, tình trạng viêm nhiễm, cũng như cần tầm soát sớm ung thư cổ tử cung.

- Siêu âm tử cung - buồng trứng.

- Chụp X-quang tim phổi.

- Những trường hợp có bệnh lý về tim mạch cần được làm điện tim, siêu âm tim cũng như khám chuyên khoa tim mạch.

- Thực hiện xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu và xét nghiệm nội tiết tố nữ.

+ Sàng lọc các bệnh lây truyền qua đường tình dục cũng như các bệnh lý truyền nhiễm qua đường máu như viêm gan B, HIV , giang mai.

+ Sàng lọc các bệnh lý di truyền nhiễm sắc thể.

2.3. Những cặp đôi cần đặc biệt lưu ý đến việc sàng lọc trước khi mang thai.

- Khám vô sinh, tiền sử bị sảy thai, lưu thai.

- Lần mang thai trước sinh con có bệnh lý.

- Gia đình có người mắc bệnh tự kỷ, chậm phát triển hay dị tật bẩm sinh,...

- Bị tăng huyết áp.

- Tăng đường huyết.

- Gia đình có người mắc bệnh về gen di truyền.

- Bà bầu trên 35 tuổi.

- Nghề nghiệp của người vợ hoặc chồng thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại,...

3. Những điều cần chuẩn bị trước khi đi khám sàng lọc

Trong thời kỳ mang thai, cơ thể chị em rất dễ bị các loại vi khuẩn virus tấn công và gây bệnh. Do đó, trước khi mang thai khoảng 3 đến 6 tháng, người vợ nên đi tiêm phòng để bảo vệ sức khỏe cho mẹ bầu và thai nhi.

Tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ trong quá trình khám

Để đảm bảo quá trình thăm khám diễn ra thuận lợi và có được kết quả khám chính xác, cần chuẩn bị:

- Mang theo giấy khám sức khỏe gần nhất, giấy tiêm chủng,... để bác sĩ có thể dựa vào đó để đối chiếu với kết quả khám mới, từ đó có thể đưa ra kết quả chẩn đoán chính xác và nhanh chóng hơn.

- Nếu chị em đã từng mang thai, cần cung cấp thông tin về lịch sử mang thai cho bác sĩ.

- Bên cạnh đó, cũng cần cung cấp một số thông tin về tiền sử bệnh lý cá nhân như từng phẫu thuật hay chưa, đã từng bị dị ứng hay không, chu kỳ kinh nguyệt như thế nào, có mắc phải các bệnh lý về di truyền hay không, đã từng tiêm những loại vắc xin nào,...

- Tìm hiểu kỹ về một số loại xét nghiệm cần thực hiện trong quá trình sàng lọc để có sự chuẩn bị tốt nhất, chẳng hạn như nhịn ăn, kiêng quan hệ tình dục, thời điểm phù hợp để thăm khám phụ khoa, ngừng dùng thuốc điều trị, trang phục nên mặc khi đi khám,...

4. Địa chỉ uy tín thực hiện khám sàng lọc trước khi mang thai

Rất nhiều cơ sở y tế cung cấp dịch vụ khám sàng lọc trước khi mang thai nhưng không phải cơ sở nào cũng đảm bảo chất lượng. Do đó, chị em nên tìm hiểu kỹ, tham khảo nhiều nguồn thông tin để lựa chọn cơ sở y tế đáng tin cậy, đảm bảo có được kết quả phù hợp nhất.

MEDLATEC được đầu tư quy mô về các loại máy xét nghiệm

Hiện nay, Hệ thống Y tế MEDLATEC đang là địa chỉ y tế được nhiều cặp đôi tin tưởng và lựa chọn để kiểm tra sức khỏe trước khi lên kế hoạch mang thai. Một số ưu điểm nổi bất của MEDLATEC như sau:

- Là nơi quy tụ các bác sĩ giỏi chuyên môn và dày dặn kinh nghiệm.

- Hệ thống thiết bị y tế hiện đại mang đến kết quả chính xác và nhanh chóng.

- Trung tâm Xét nghiệm của MEDLATEC đạt chứng chỉ ISO 15189:2012 và tiêu chuẩn CAP (Hoa Kỳ).

- Thái độ phục vụ chuyên nghiệp, chu đáo.

Nếu có nhu cầu khám sàng lọc trước khi mang thai tại Hệ thống Y tế MEDLATEC, mời quý khách hàng liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56 để được tư vấn chi tiết và hướng dẫn đặt lịch khám sớm nhất.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.