Các tin tức tại MEDlatec
Sâu răng trẻ em là do đâu? Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị
- 21/12/2021 | Bật mí cách giảm đau khi bị sâu răng cực hiệu quả
- 23/04/2021 | Hôi miệng là do bị sâu răng? Khắc phục tình trạng hôi miệng như thế nào?
- 27/02/2023 | Trẻ sâu răng phải làm sao để hết?
1. Nguyên nhân và các yếu tố làm tăng nguy cơ gây sâu răng ở trẻ
Sâu răng là tình trạng mô cứng của răng bị mất hoặc ăn mòn do vi khuẩn gây ra, chúng thường tồn tại trong các mảng bám, cặn thức ăn thừa còn sót lại trong các kẽ răng mà không được làm sạch ngay sau bữa ăn. Dần dần vi khuẩn sẽ tiết ra các men chuyển hóa thành phần chứa trong thức ăn thành một dạng axit, khi môi trường răng miệng có nồng độ pH < 5 thì sẽ dẫn đến phản ứng hủy khoáng, làm mất dần mô cứng của răng và kết quả là gây sâu răng.
Một số chủng vi khuẩn có khả năng dẫn đến sâu răng đó là Streptococcus Mutans (phổ biến nhất), Lactobacillus và Actinomyces,...
Bên cạnh nguyên nhân chính nêu trên, sau đây là một số yếu tố nguy cơ dẫn đến tình trạng sâu răng trẻ em:
-
Men răng: trẻ sở hữu men răng kém khoáng hóa (còn được gọi là men răng thiểu sản) sẽ dễ bị sâu răng hơn;
-
Cấu trúc răng: những răng có rãnh sâu, nhất là các răng hàm nhai sẽ có nguy cơ bị sâu cao hơn vì cấu tạo kiểu này sẽ khiến mảng bám tập trung nhiều vào các rãnh, khó làm sạch nên tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển. Bên cạnh đó, nếu răng của trẻ có hình dáng bất thường như răng dính, răng sinh đôi, núm phụ thì nguy cơ sâu răng cũng cao hơn;
-
Nước bọt: tốc độ chảy và dòng chảy của nước bọt là yếu tố giúp làm sạch mảng bám còn sót lại trong khoang miệng. Nước bọt có chức năng tạo màng bọc ở bề mặt của răng giúp bảo vệ men răng trước sự ăn mòn, là nguồn cung cấp chất khoáng thiết yếu giúp phục hồi tổn thương do sâu răng gây ra, đồng thời làm giảm độ toan của khoang miệng để đề kháng với sâu răng;
-
Vị trí răng: răng chen chúc nhau, mọc lệch lạc sẽ khó làm sạch các kẽ, tăng khả năng rắt các mảnh vụn thức ăn và mảng bám;
-
Vệ sinh răng miệng không đảm bảo: nếu trẻ lười đánh răng hoặc thực hiện thói quen này không đúng cách sẽ khiến cho các mảng bám tích tụ trong khoang miệng và dần dẫn đến sâu răng;
-
Chế độ ăn uống: sâu răng trẻ em còn xuất phát từ thói quen ăn uống nhiều đồ ngọt trước khi đi ngủ.
Ăn nhiều đồ ngọt là một trong những nguyên nhân gây sâu răng ở trẻ
2. Cách để nhận biết tình trạng sâu răng trẻ em ngay từ sớm
Một số biểu hiện sâu răng trẻ em các bậc phụ huynh cần lưu ý:
-
Quan sát bằng mắt thường có thể thấy ở những chỗ răng bị sâu sẽ xuất hiện các vết nâu vàng hoặc trắng đục, vết sâu răng chưa lan ra bề mặt men răng;
-
Răng có cảm giác đau và ê buốt, nhất là khi vùng răng tổn thương bị kích thích bởi các tác động như đồ ngọt, đồ chua, đồ nóng và lạnh. Cảm giác này sẽ hết khi ngừng kích thích;
-
Hơi thở bé có mùi hôi, không hết khi đã đánh răng.
Nếu để lâu mà không điều trị, sâu răng trẻ em có thể gây ra những tác hại như sau:
-
Vùng bị tổn thương sẽ lan vào tủ y răng, nếu không xử lý có thể dẫn tới tình trạng viêm tủy, áp xe răng, hoại tử tủy;
-
Khi răng sữa của trẻ bị nhiễm khuẩn nếu không có phương pháp điều trị thích hợp sẽ bị rụng sớm, từ đó làm ảnh hưởng đến khả năng phát triển của răng vĩnh viễn sau này, răng dễ có xu hướng mọc lệch và tác động đến cấu trúc hàm tổng thể;
-
Sâu răng trẻ em còn là yếu tố gây ra những vấn đề bệnh lý khác như viêm tủy xương, viêm hạch, viêm xoang hàm hay viêm mô tế bào;
-
Khi răng của trẻ bị sâu thì chức năng cắn xé, nhai và nghiền nát thức ăn sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Điều này không tốt cho hoạt động của hệ tiêu hóa và sự hấp thu các dưỡng chất có trong thức ăn;
-
Răng sữa còn đóng vai trò quan trọng trong việc giao tiếp hàng ngày. Nhất là những năm tháng đầu đời trẻ còn cần học phát âm, học nói, khi răng sữa bị hỏng do sâu răng sẽ làm hạn chế quá trình học tập ngôn ngữ của trẻ.
Cha mẹ nên hướng dẫn trẻ vệ sinh răng miệng đúng cách
3. Sâu răng trẻ em điều trị thế nào?
Dưới đây là những biện pháp được áp dụng trong điều trị sâu răng ở trẻ cha mẹ có thể tham khảo:
-
Khi nhận thấy các dấu hiệu mới chớm sâu răng ở trẻ, các bậc phụ huynh hãy sớm đưa trẻ đi khám để tránh hiện tượng tổn thương lây sang các răng khác. Việc điều trị từ sớm còn có tác dụng bảo tồn tủy răng, hạn chế nguy cơ mắc phải bệnh lý răng miệng nghiêm trọng và tránh cảm giác ê buốt khi ăn uống;
-
Bôi gel fluoride để bịt chỗ bị sâu. Đối với những trẻ bị sâu răng nghiêm trọng và phải nạo ngà răng vụn, bác sĩ sẽ tiến hành sát khuẩn, khử trùng và trám lỗ sâu, nếu không thể bảo tồn răng thì phải nhổ bỏ hoặc thay tủy răng;
-
Tăng cường tái khoáng cho răng bằng cách sử dụng photpho, canxi dạng gel cho vùng răng bị tổn thương;
-
Trẻ cần được hướng dẫn vệ sinh răng miệng đúng cách, kết hợp với thay đổi chế độ ăn uống hàng ngày, tránh ăn đồ ngọt, đồ ăn đồ uống chứa nhiều đường, đồ chua, đồ quá lạnh hoặc quá nóng, đồ quá cứng hoặc những món gây dính răng.
Nhìn chung để phòng ngừa sâu răng trẻ em thì bên cạnh các biện pháp y khoa, cha mẹ phải đặc biệt hướng dẫn trẻ tự bảo vệ sức khỏe răng miệng cho mình, sử dụng kem đánh răng chứa Flour và chỉ nha khoa.
Nếu nhận thấy con em mình có các dấu hiệu cảnh báo tình trạng sâu răng, các bậc phụ huynh hãy đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt. Khi sâu răng được can thiệp và xử trí từ sớm sẽ giúp bảo tồn được răng cho trẻ, tránh được các nguy cơ bệnh lý làm ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng cũng như sự phát triển của răng vĩnh viễn trong tương lai.
Hãy đưa trẻ đi khám khi có dấu hiệu sâu răng cha mẹ nhé
Chuyên khoa Răng Hàm Mặt của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là địa chỉ thăm khám đáng tin cậy được nhiều khách hàng lựa chọn và đánh giá cao về chất lượng dịch vụ. Chuyên khoa quy tụ đội ngũ các y bác sĩ đầu ngành với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nha khoa. Đồng hành cũng các bác sĩ là hệ thống máy móc hiện đại giúp quá trình thăm khám và chẩn đoán các vấn đề về răng miệng được tiến hành nhanh chóng với độ chuẩn xác cao. Vì vậy, hãy liên hệ ngay với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được tổng đài viên tư vấn và đăng ký đặt lịch khám cho bạn và gia đình ngay hôm nay!
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!