Các tin tức tại MEDlatec
Siêu âm có túi thai nhưng chưa thấy phôi thai: 6 nguyên nhân phổ biến
- 31/08/2023 | Từ A đến Z về siêu âm phát hiện dị tật thai nhi
- 30/08/2024 | Siêu âm thai quý III và những thông tin cần biết
- 18/09/2024 | Siêu âm thai theo từng giai đoạn của thai kỳ - Nhất định mẹ bầu không được bỏ qua để vượt cạn thành công
- 25/09/2024 | Siêu âm u xơ tử cung: giá trị chẩn đoán và đối tượng nên thực hiện
- 20/11/2024 | Siêu âm tim gắng sức: Đối tượng và cách thức thực hiện
- 10/12/2024 | Siêu âm tim bao nhiêu tiền và các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí siêu âm
1. Sự hình thành của túi thai, phôi thai
Sau khoảng 7 đến 10 ngày kể từ thời điểm thụ tinh, trứng được thụ tinh bắt đầu dịch chuyển tới tử cung. Tại đây, hợp tử sẽ làm tổ, đồng thời hình thành túi thai. Thường thì ngay lúc đó, túi thai cũng bám vào khu vực thành tử cung để tiếp tục lớn lên. Phụ thuộc vào thể trạng cơ thể của từng người phụ nữ, quá trình này có thể kéo dài trong 12 đến 14 ngày.
Sau 7 đến 10 ngày thụ tinh, trứng thường bắt đầu di chuyển tới tử cung
Trong phần lớn trường hợp, từ khoảng tuần thai thứ 5 hay chính là sau thời điểm chậm kinh 7 ngày, hormone HCG sẽ bắt đầu tăng cao. Khi đó, túi thai có thể được phát hiện thông qua siêu âm. Từ tuần thứ 7, sẽ bắt đầu hình thành phôi thai.
2. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng siêu âm có túi thai nhưng chưa thấy phôi thai
Siêu âm có túi thai nhưng chưa thấy phôi thai không phải hiện tượng hiếm gặp. Trong nhiều trường hợp, đây là dấu hiệu cảnh báo thai ngoài tử cung, trứng trống, mang thai trứng,... hoặc do một số nhầm lẫn khác.
2.1. Thai ngoài tử cung
Thai ngoài tử cung là một biến chứng không mong muốn trong thai kỳ, dễ gây nguy hiểm cho thai phụ. Bởi lúc này trứng sau khi thụ tinh thành công nhưng lại không xây tổ bên trong tử cung như bình thường. Đây chính là lý do khiến trong quá trình siêu âm, bác sĩ không thể nhìn thấy túi thai trong buồng tử cung và không nhìn thấy được phôi thai trong túi thai..
Mang thai ngoài tử cung là một trong những nguyên nhân khiến siêu âm có túi thai nhưng chưa thấy phôi thai
Khi mang thai ngoài tử cung, thai phụ thường biểu hiện một vài triệu chứng như cảm thấy đau dữ dội tại vùng bụng dưới, chảy máu âm đạo bất thường, choáng váng,... Nếu không phát hiện và xử lý kịp thời, tính mạng của thai phụ có thể bị đe dọa.
2.2. Trứng trống
Thông thường, sau khi thụ tinh, trứng được thụ tinh sẽ dịch chuyển vào tử cung và xây tổ tại đây. Mặc dù vậy ở một vài trường hợp, quá trình phát triển của thai bất thường, không thể tạo thành phôi thai. Túi thai vẫn có thể tăng về kích thước nhưng vẫn không có phôi thai.
Cho đến nay, người ta vẫn chưa thể xác định chính xác nguyên nhân dẫn đến tình trạng trứng trống. Với những trường hợp này, từ tuần thai thứ 8 đến 13, hiện tượng sảy thai thường được ghi nhận.
2.3. Mang thai trứng
Mang thai trứng do sự tăng sinh bất thường của lớp tế bào nuôi trong gai nhau, tạo thành những túi chứa đầy dịch, chúng không thông nhau mà dính vào nhau như chùm nho, cho hình ảnh giống với trứng ếch.
Chửa trứng không phải là một bào thai thực sự nhưng vẫn có các triệu chứng thai nghén. Nếu không phát hiện sớm, chị em bị mang thai trứng có thể phải đối mặt với nhiều biến chứng nghiêm trọng như chảy máu trong ổ bụng, ung thư nguyên bào nuôi,...
2.4. Que thử thai báo kết quả sai
Cơ chế báo kết quả của que thử thai là dựa vào sự thay đổi của nồng độ hormone HCG. Theo đó, que thử sẽ báo 2 vạch khi nồng độ HCG tăng cao. Tuy nhiên trong một số trường hợp khi que thử trục trặc, nước tiểu thử không đảm bảo độ tinh khiết,... kết quả đôi khi vẫn bị sai lệch. Khi đó nếu siêu âm, bác sĩ sẽ không quan sát thấy phôi thai bởi thực chất người phụ nữ chưa mang thai.
Đôi khi, que thử thai thường báo kết quả sai
2.5. Sảy thai
Triệu chứng cảnh báo sảy thai thường gặp là chảy máu âm đạo, đau bụng. Lúc này, nếu siêu âm, bác sĩ không phát hiện phôi thai trong thai. Người phụ nữ sau khi sảy thai cần được chăm sóc đặc biệt, hạn chế ảnh hưởng đến thể chất và tâm lý về sau.
2.6. Tính sai tuổi thai
Trong hầu hết trường hợp, quãng thời gian để trứng thụ tinh cũng như làm tổ thường kéo dài trong 7 đến 10 ngày, lâu hơn là 12 đến 14 ngày. Thực tế, không dễ để xác định chính xác ngày trứng bắt đầu được thụ tinh. Nếu tính toán sai trong bước này, tuổi thai có thể bị xác định sai.
Trường hợp siêu âm quá sớm, bác sĩ sẽ chưa nhận thấy sự tồn tại của phôi thai. Nếu muốn chắc chắn hơn, chị em cần tham khảo tư vấn của bác sĩ, đi siêu âm khi phôi thai đã đủ tuổi.
Không ít chị em thường tính sai tuổi thai
3. Hướng xử lý khi siêu âm có túi thai nhưng chưa thấy phôi thai
Thông qua thăm khám lâm sàng, xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh cần thiết, bác sĩ không khó để xác định nguyên nhân đến hiện tượng có túi thai nhưng chưa phát hiện phôi thai trong khi siêu âm. Phụ thuộc theo thể trạng sức khỏe của từng người, bác sĩ sẽ cân nhắc tư vấn chỉ định điều trị, tái khám phù hợp.
Trường hợp cơ thể biểu hiện dấu hiệu mang thai nhưng siêu âm không phát hiện thấy túi thai đồng thời kèm theo triệu chứng cảnh báo khác như đau ở vùng bụng dưới, chảy máu âm đạo, buồn nôn,... chị em cần phải làm thêm một số xét nghiệm chuyên sâu. Khi đó, bác sĩ mới có đầy đủ căn cứ để đưa ra chỉ định điều trị kịp thời (nếu xuất hiện biến chứng).
Trong suốt thai kỳ, chị em hãy duy trì lịch thăm khám, tuân theo chỉ định điều trị của bác sĩ (nếu có). Nếu phải dùng thuốc, thai phụ cần tuân thủ các chỉ dẫn về liều lượng, thời điểm sử dụng. Trong mọi trường hợp, chị em không nên tự ý dùng bất kỳ loại thuốc nào tại nhà nếu chưa được bác sĩ tư vấn cụ thể.
Ngoài ra, để chủ động phát hiện một số dị tật, bệnh lý di truyền ở thai nhi, chị em nên khám sàng lọc. Thông qua các xét nghiệm di truyền, phân tích gen, bác sĩ có thể chẩn đoán nhiều bệnh lý liên quan đến đột biến gen, NST. Từ đó, đưa ra tư vấn điều trị can thiệp, giảm nhẹ kịp thời, hạn chế tối đa nguy hiểm cho cả thai phụ và thai nhi.
Chị em nên đi khám thai định kỳ để phát hiện và xử lý sớm bất thường
Hi vọng thông qua chia sẻ trong bài viết trên, bạn có thể hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến hiện tượng siêu âm có túi thai nhưng chưa thấy phôi thai. Nếu phân vân chưa biết nên làm xét nghiệm di truyền, khám sàng lọc ở đâu, chị em hãy tìm đến với Hệ thống Y tế MEDLATEC. Đây là nơi quy tụ nhiều bác sĩ chuyên về di truyền học dày dặn kinh nghiệm, đặc biệt, Trung tâm Xét nghiệm MEDLATEC còn được cấp chứng CAP danh giá của Hội Bệnh học Hoa Kỳ.
Để đặt lịch khám, Quý khách hãy liên hệ ngay đến tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!