Các tin tức tại MEDlatec
Siêu âm ổ bụng tổng quát và những điều cần biết
1. Siêu âm là gì?
- Tính chất vật lý của siêu âm
Sóng siêu âm là sóng cơ học có tần số >20.000Hz, tai người không nghe được, có định hướng, dễ hội tụ và có bước sóng ngắn.
Chùm sóng siêu âm sử dụng trong chẩn đoán được tạo ra theo phương pháp áp điện. Một số vật liệu khi chịu tác động của một dòng điện biến thiên sẽ bị biến dạng cơ học và phát ra sóng siêu âm. Ngược lại, nếu sóng siêu âm tác động lên loại vật chất này sẽ sinh ra một dòng điện biến thiên có cùng tần sốvới tần số của sóng siêu âm tác động lên nó.Tính chất vật lý này được gọi là hiệu ứng áp điện thuận ngịch và đây cũng là nguyên lý cấu tạo chung của đầu dò siêu âm, đầu dò vừa phát sóng siêu âm vừa thu sóng phản hồi trở về. Các vật liệu này có tính chất là thạch anh, titanat bari, titanat zircibnats bari. Trong đó các hợp chất titabats có hệ số áp điện cao hơn hệ số của thạch anh 300 lần, chỉ cần một số hiệu thế 100V là đủ để gây hiện tượng rung và phát ra sóng siêu âm.
Sóng siêu âm được phát ra theo 2 cách: phát liên tục thường được dùng trong siêu âm Doppler liên tục và phát gián đoạn theo dạng hình sin với thời gian mỗi xung là 2 micro giây và mỗi giây có tới 500-1000 lần xung dược dùng trong siêu âm kiểu A, B, TM.
Chùm sóng siêu âm dùng trong chẩn đoán thường có tần số 1 MHz đến 10 MHz cường độ 5-10 milliwatt cho mỗi cm2.
Sự tạo hình siêu âm dựạ trên các tính chất vật lý của nó đó là: tính chất phản xạ, tán xạ và truyền qua của sóng siêu âm khi tương tác với môi trường vật chất, tính chất bị hấp thụ khi truyền qua các môi trường này.
- Sự dẫn truyền siêu âm
Trong môi trường thiên nhiên: trong không khí tốc độ truyền là 350m/s. Như vậy siêu âm truyền trong không khí rất kém, do đó để sóng siêu âm truyền được vào cơ thể phải có một môi trường dẫn truyền trung gian như dầu nước đặt giữa đầu dò của máy siêu âm với bề mặt da. Trong các môi trường khác siêu âm truyền tốt: parafin là 1400m/s, nước 1500 m/s và thép là 5000m/s
Trong môi trường sinh học: phần mềm và mỡ tốc độ truyền là 1400m/s, cơ là 1600m/s và xương từ 3600-4000m/s... Các bộ phận có nhiều khí như phổi, dạ dày, ruột siêu âm rất khó truyền qua vì vậy việc thăm khám siêu âm các bộ phận này là rất hạn chế (chính vì thế). Trong cơ thể tốc độ truyền âm trung bình của các tổ chức phần mềm là 1540m/s. Việc đo các khoảng cách trong siêu âm đều dựa vào thời gian đi và về của chùm sóng siêu âm.
Siêu âm ổ bụng là siêu âm những cơ quan nào?
Siêu âm ổ bụng giúp quan sát những cơ quan nội tạng bên trong ổ bụng: gan, mật, tụy, lách, thận, bàng quang, tử cung, tuyến tiền liệt… thông qua những hình ảnh thu được. Qua đó, phát hiện và chẩn đoán các bệnh lý liên quan đến các bộ phận này bao gồm:
- Bệnh lý về gan: gan to, viêm gan mạn tính, xơ gan, gan nhiễm mỡ, áp xe gan, u gan lành tính, u gan ác tính, chấn thương gan.
Hình ảnh khối giảm âm nhu mô gan
- Bệnh lý về đường mật: sỏi túi mật, sỏi ống mật chủ, u đường mật, viêm túi mật, polyp túi mật, dị dạng đường mật bẩm sinh, nang ống mật chủ.
- Bệnh lý về tuyến tụy: các loại u tụy, viêm tụy cấp và mạn tính, những bất thường tụy bẩm sinh.
- Bệnh lý lách: các loại u lách, lympho lách, áp xe lách, lách to, chấn thương lách.
- Bệnh lý ở hệ tiết niệu: nang thận, sỏi thận, viêm thận bể thận, ung thư thận, viêm bàng quang, sỏi bàng quang, ung thư bàng quang, sỏi niệu quản, chít hẹp niệu quản, u đường bài xuất…
- Bệnh lý về tiêu hóa: viêm ruột thừa, viêm ruột non, các khối u, lồng ruột, viêm bờm mỡ đại tràng, nhồi máu mạc treo, viêm túi thừa....
- Bệnh lý về sinh dục: u nang buồng trứng, ung thư buồng trứng, u xơ tử cung, tắc vòi trứng, phì đại tiền liệt tuyến, ung thư tiền liệt tuyến.
Hình ảnh phì đại tiền liệt tuyến ở bệnh nhân đi khám vì tiểu đêm nhiều lần.
- Bệnh lý sau phúc mạc: u, xơ hóa sau phúc mạc.
Ngoài ra, siêu âm bụng tổng quát còn giúp kiểm tra những vấn đề liên quan đến dịch ổ bụng, khoang màng phổi.
2. Những điều cần chú ý khi siêu âm ổ bụng
Siêu âm ổ bụng là dịch vụ mang tính phổ biến và không còn xa lạ gì với đại đa số người dân. Tuy nhiên để quá trình thăm khám diễn ra thuận tiện và đạt kết quả cao thì có một số điểm cần lưu ý sau.
Nhịn ăn trước khi siêu âm ổ bụng
Trước khi siêu âm ổ bụng, người bệnh cần nhịn ăn trong khoảng từ 6 - 8h. Do đó, nên thực hiện siêu âm vào buổi sáng khi chưa ăn gì, bởi sau một đêm ngủ dài thì thức ăn trước đó đã tiêu hóa hết, bụng đói mà bạn không cần mất thời gian nhịn trong ngày.
Một điểm cần lưu ý là để quá trình thăm khám vùng tiểu khung được thuận tiện thì trước khi siêu âm từ 30 - 60 phút, bạn nên uống nhiều nước, nhịn tiểu để làm căng bàng quang. Khi bàng quang căng, hình ảnh các cơ quan trong tiểu khung như túi tinh, các u vùng tiểu khung, tử cung, buồng trứng, tuyến tiền liệt rõ ràng hơn, dễ quan sát và phát hiện những hình ảnh bất thường.
Hình ảnh nang buồng trứng trái hiện hình rõ khi bàng quang căng nước tiểu
Để siêu âm ổ bụng đạt hiệu quả cao, phát hiện kịp thời những dấu hiệu bất thường dù là nhỏ nhất, bạn nên thực hiện ở địa chỉ uy tín, với bác sỹ giàu kinh nghiệm, có chuyên môn cao. Hệ thống máy siêu âm hiện đại, công nghệ cao sẽ cung cấp hình ảnh rõ ràng, dễ dàng phát hiện bệnh.
Như vậy kỹ thuật siêu âm ổ bụng thì nhanh chóng, an toàn với người bệnh, giúp phát hiện nhiều bệnh lý sớm. Do đó, nên thực hiện siêu âm ổ bụng định kỳ, 6 tháng - 1 năm/lần qua đó biết được tình trạng các cơ quan trong ổ bụng của mình như thế nào.
Trên đây là các thông tin cơ bản về siêu âm ổ bụng bạn cần biết, tuy nhiên giá cả có được hưởng bảo hiểm y tế hay không thì cũng là điều mà bạn có thể quan tâm
Để tìm hiểu kĩ hơn bạn có thể gọi đến tổng đài 1900565656 để được chúng tôi tư vấn tận tình
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!