Các tin tức tại MEDlatec
Song thị là gì, phương pháp chẩn đoán và điều trị
- 23/09/2022 | Viêm bờ mi mắt có nguy hiểm không và điều trị như thế nào?
- 26/09/2022 | Các giai đoạn của bệnh đau mắt hột và cách xử lý khi mắc bệnh
- 26/09/2022 | Liên tục bị chói mắt là dấu hiệu của bệnh lý gì?
1. Song thị là gì và nguyên nhân
Song thị có thể xảy ra ở một hoặc cả hai bên mắt, nguyên nhân rất phức tạp và đa dạng song cần xác định nguyên nhân chính xác mới có thể điều trị hiệu quả. Vậy tại sao song thị lại khiến người bệnh nhìn thấy 2 hình ảnh giống hệt nhau trong khi thực tế chỉ có 1?
Song thị khiến người bệnh khó chịu khi nhìn mọi vật
Bình thường, khi mắt nhìn vào 1 vật thì chúng ta sẽ nhìn thấy hình ảnh rõ nét của vật đó do ảnh của vật phản chiếu và hội tụ trên hoàng điểm của võng mạc. Tuy nhiên ở bệnh nhân song thị, do bị lệch trục ở một hoặc cả hai bên mắt nên ảnh vật không hội tụ chính xác ở hoàng điểm. Kết quả là người bệnh không nhìn rõ ảnh vật thực tế mà nhìn thấy 2 hình ảnh cạnh nhau hoặc xếp chồng lên nhau.
Song thị có thể là bẩm sinh song khá ít gặp, chủ yếu xuất hiện ở trẻ nhỏ và người trưởng thành do ảnh hưởng của bệnh lý thần kinh, bệnh về mắt hoặc chấn thương. Cụ thể một số nguyên nhân thường gặp bao gồm:
Song thị hai mắt chỉ xảy ra khi nhìn bằng cả hai mắt
Song thị hai mắt
Hiện tượng này xảy ra khi hai mắt cùng nhìn 1 vật và thấy 2 hình ảnh, tuy nhiên tình trạng này sẽ biến mất nếu che 1 bên mắt lại. Nguyên nhân chủ yếu gây ra là do bệnh lác hoặc lé mắt khiến hình ảnh mà hai mắt thu được không cùng vị trí và não bộ nhận tín hiệu với 2 hình ảnh khác nhau.
Lác mắt thực tế không hiếm gặp, tuy nhiên không phải tất cả những người bị lác mắt đều mắc tật song thị. Một số nguyên nhân gây lác mắt gồm:cử động quá mạnh và nhanh khiến hai mắt không cùng theo kịp, cơ mắt bị yếu hoặc tê liệt, bất thường ở dây thần kinh kiểm soát,...
Ngoài hai nguyên nhân chính trên, song thị ở 2 mắt còn do 1 số nguyên nhân khác như: bệnh tiểu đường, tổn thương dây thần kinh, bệnh nhược cơ, rối loạn chức năng tuyến giáp,...
Song thị 1 mắt
Song thị 1 mắt nhận biết bằng cách khi che một bên mắt lại, chỉ thấy bên mắt bị tật nhìn thấy 2 hình ảnh của cùng 1 vật. Nguyên nhân gây ra tình trạng này rất đa dạng như:
Hội chứng thị giác màn hình: do ánh sáng xanh từ màn hình điện tử có năng lượng lớn tiếp xúc với mắt trong thời gian quá dài, gây tổn thương tế bào võng mạc, dẫn đến rối loạn điều tiết mắt. Kết quả là người bệnh bị song thị, suy giảm thị lực hoặc mờ mắt,...
Nguyên nhân gây song thị một mắt có thể do chứng loạn thị
Loạn thị: Loạn thị cũng có thể gây ra song thị 1 bên mắt, khiến người bệnh nhìn đôi hoặc nhìn mờ.
Đục thủy tinh thể: thủy tinh thể cần trong suốt để truyền trọn vẹn tia sáng, tuy nhiên khi thủy tinh thủ bị đục mờ, kéo màng mây thì thị lực cũng bị ảnh hưởng. Song thị là một trong những triệu chứng có thể gặp khi đó.
Bất thường ở võng mạc: Võng mạc là nơi tiếp nhận ánh sáng hội tụ để phản ánh hình ảnh mắt thu được, do vậy bệnh lý ở võng mạc ảnh hưởng lớn đến thị lực. Người bệnh có thể bị song thị do ảnh hưởng của võng mạc cần điều trị tránh gây mù lòa vĩnh viễn.
Hình dạng giác mạc thay đổi: Khi lớp niêm mạc phía trước của mắt phát triển phình lớn, hình ảnh mắt thu được cũng bị thay đổi. Triệu chứng người bệnh xuất hiện là hiện tượng song thị, nhìn mờ, nhạy cảm với ánh sáng,...
Song thị tạm thời
Song thị có thể chỉ xảy ra trong thời gian ngắn trong các trường hợp nguyên nhân do opioid, nhiễm độc rượu hoặc ảnh hưởng của 1 số loại thuốc điều trị. Ngoài ra, chấn thương ở vùng đầu có thể gây ra song thị tạm thời và triệu chứng biến mất khi vùng não điều khiển mắt được hồi phục.
Song thị tạm thời thường do tổn thương vùng đầu não liên quan
2. Chẩn đoán song thị như thế nào?
Nếu bị song thị, bạn nên nghỉ ngơi, ngừng làm việc, nhắm mắt để giảm căng thẳng, mệt mỏi và bảo vệ sức khỏe. Nhưng sau đó thị lực vẫn không được hồi phục thì cần sớm đến cơ sở y tế để thăm khám, chẩn đoán nguyên nhân và điều trị.
Các bước chẩn đoán song thị bao gồm:
2.1. Kiểm tra tình trạng sức khỏe của người bệnh
Người bệnh cần cung cấp đầy đủ thông tin triệu chứng song thị cùng các triệu chứng đi kèm. Ngoài ra, bác sĩ cũng kiểm tra các yếu tố bệnh lý có thể gây song thị cùng với tiền sử gia đình. Nếu có bất thường, bác sĩ sẽ yêu cầu xét nghiệm để chẩn đoán chính xác nếu cần thiết.
2.2. Xét nghiệm chẩn đoán
Dựa trên kiểm tra sức khỏe và thị lực của người bệnh, bác sĩ sẽ tiến hành 1 số xét nghiệm để chẩn đoán nguyên nhân chính xác như: xét nghiệm máu kiểm tra nhiễm trùng, đường huyết, kiểm tra thị lực và phản xạ mắt, chuyển động của mắt, chụp CT hoặc MRI mắt để tìm kiếm tổn thương.
3. Phương pháp điều trị chứng song thị
Dựa trên nguyên nhân được chẩn đoán, phương pháp điều trị cũng sẽ khác nhau song đều có mục tiêu loại bỏ nguyên nhân và từ đó giảm chứng song thị. Khi bệnh được kiểm soát, người bệnh sẽ có lại thị lực bình thường và không còn tình trạng nhìn đôi.
Tuy nhiên sau đó, người bệnh không nên chủ quan mà vẫn cần thăm khám mắt định kỳ, loại bỏ hoàn toàn nguy cơ tái phát hoặc bệnh nặng có thể có.
Hi vọng qua bài viết này, bạn đọc đã nắm được song thị là gì và biện pháp để chẩn đoán chính xác nguyên nhân, tìm phương pháp điều trị thích hợp. Nếu có triệu chứng song thị, tốt nhất hãy đến các cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị.
Chuyên khoa Mắt, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là cơ sở y tế được nhiều bệnh nhân tin tưởng lựa chọn để khám và điều trị khi có vấn đề về mắt. Đội ngũ chuyên gia, bác sĩ nhiều năm trong nghề, tận tâm với bệnh nhân, liên tục được đào tạo nâng cao chuyên môn trong và ngoài nước, giúp bệnh nhân có thể tiếp cận với các phương pháp điều trị mới và tối ưu nhất.
Bên cạnh đó, bệnh viện còn áp dụng bảo lãnh viện phí của đa dạng các thẻ bảo hiểm như Bảo Việt, Manulife,..., giúp bệnh nhân tiết kiệm tối đa chi phí điều trị.
Tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng 24/7 khi có bất kỳ thắc mắc nào cần được hỗ trợ giải đáp.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!