Các tin tức tại MEDlatec
Sốt bao nhiêu độ thì nên đi viện? Tự chữa tại nhà liệu có an toàn không?
- 10/09/2020 | "Góc hướng dẫn" Bệnh sốt xuất huyết nên phòng tránh như thế nào?
- 05/09/2020 | Sốt xuất huyết - căn bệnh nghiêm trọng bạn không nên coi thường
- 15/08/2020 | Để sốt xuất huyết ở trẻ không nguy hiểm, cha mẹ nhất định phải biết
1. Nhiệt độ cơ thể bao nhiêu thì được gọi là sốt?
Thông thường, nhiệt độ cơ thể chúng ta nếu đo ở miệng cao trên 37,5 độ C sẽ được coi là sốt (Đo ở hậu môn sẽ là 38 độ C). Tuy nhiên, cũng sẽ có các trường hợp khác, không phải sốt cũng sẽ làm thân nhiệt tăng cao như:
-
Người lớn hoạt động nặng, liên tục trong thời tiết nắng nóng.
-
Trẻ em vui chơi, đùa nghịch quá nhiều.
-
Do tác dụng phụ của tiêm chủng hoặc thuốc khác sinh nặng.
Vậy ta nên dựa vào đâu để nhận biết cơ thể chúng ta có đang bị sốt hay không?
Một số dấu hiệu nhận biết sốt:
-
Bỗng cảm thấy rét, sởn lạnh mặc dù có thể đang trong thời tiết nắng nóng.
-
Cảm giác thiếu nước cho cơ thể và luôn muốn uống thêm nhiều nước.
-
Cơ thể có triệu chứng mệt mỏi hoặc đau nhức các cơ.
-
Làn da có thể chuyển đỏ dần, nóng ran,...
-
Đôi lúc sẽ gặp cả những cơn co giật bất ngờ.
Bỗng cảm thấy rét, sởn lạnh mặc dù có thể đang trong thời tiết nắng nóng có thể là dấu hiệu nhận biết sốt
Vậy nếu chỉ xác định cơ thể tăng lên bao nhiêu độ thì cũng chưa thể xác định chính xác người đó có đang bị sốt hay không, mà phải dựa vào các dấu hiệu, các triệu chứng liên quan kèm theo.
2. Có thể tự hạ sốt cho mình tại nhà được không?
Sốt bao nhiêu độ thì cũng nên hạ sốt trước sau đó mới tìm hiểu nguyên nhân gây ra sốt để có phương hướng giải quyết phù hợp nhất.
Người bệnh có thể sử dụng các cách dân gian đã được kiểm chứng để hạ sốt, hay có thể đến các hiệu thuốc hỏi ý kiến các dược sĩ bán cho các liều thuốc hạ sốt. Một điều cần lưu ý nữa là người thân, người chăm sóc bệnh nhân cũng nên có hiểu biết một cách đúng đắn về tình trạng sốt của bệnh nhân để có thể chăm sóc người bệnh tốt nhất có thể.
Một số phương pháp hạ sốt dân gian phổ biến và rất hiệu quả như:
-
Dùng chanh tươi thái lát mỏng, sau đó chà xát vào các bộ phận cho bệnh nhân như khuỷu tay, trán, dọc xương sống cho người bệnh và đồng thời có thể để người bệnh ngậm một chút.
-
Thái lát mỏng khoai tây, sau đó ngâm cùng một chút dấm rồi đắp lên trán người bệnh.
-
Dùng rau má, lá nhọ nồi nghiền nát rồi đắp lên trán, dùng băng gạc quấn cố định lại.
-
Chườm khăn ấm cho người bệnh.
Khoai tây cũng có thể giúp hạ sốt
Một số loại thuốc hạ sốt phổ biến hiện nay như:
-
Thuốc dành cho người lớn: EFFERALGAN 500MG, PARACETAMOL,...
-
Thuốc dành cho trẻ em (Thường được sử dụng nhiều dưới dạng siro dễ uống): Siro Hạ Sốt Doliprane 2.4%, NUROFEN ĐỨC, PANADOL,...
Các thuốc này cần được tính theo cân nặng của trẻ và phải tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Ngoài ra, người thân chăm sóc bệnh nhân cũng nên làm những việc sau để giúp quá trình hạ sốt hiệu quả và nhanh hơn:
-
Thường xuyên theo dõi nhiệt độ cơ thể của bệnh nhân, khoảng 3 tiếng nên kiểm tra lại một lần bằng nhiệt kế.
-
Cho người bệnh uống nhiều nước, hoặc ăn uống các thức ăn loãng như cháo, canh, súp,...
-
Nên để bệnh nhân nằm ở nơi thoáng mát và hạn chế tập chung đông người cạnh người bệnh.
-
Tắm rửa hoặc lau người cho người bệnh bằng nước ấm, nóng.
3. Sốt bao nhiêu độ thì nên đi khám bệnh?
Tùy vào độ tuổi, các dấu hiệu nhận biết hay vấn đề bệnh nền của người bệnh để ta có thể xác định được mức độ sốt của bệnh nhân đó có nguy hiểm hay không và lúc nào cần đến việc đi tới bệnh viện.
Trẻ em nên được đưa đi khám khi sốt bao nhiêu độ?
Trẻ em sốt thường được quan tâm chăm sóc hơn cả, bởi cơ thể non nớt của trẻ có thể dễ dàng bị làm cho tổn thương từ những cơn sốt. Vậy trẻ sốt cao trên 38.5 độ và có thể có những triệu chứng liên quan dưới đây thì phụ huynh nên cho trẻ đi khám bệnh ngay:
-
Trẻ còn rất nhỏ (dưới 2 tháng tuổi).
-
Khó thở, buồn nôn, đau nhức người.
-
Trẻ xuất hiện các cơn co giật.
-
Phát ban trên da,...
Người lớn có cần đến các cơ sở khám bệnh khi sốt không?
Cơ thể người trưởng thành hầu như có sức đề kháng, hệ miễn dịch tốt hơn trẻ em rất nhiều. Tuy nhiên, tình trạng sốt cao cũng có thể gây ra những nguy hiểm đáng gờm nếu như người bệnh không kịp thời chữa trị. Vậy, ở người lớn thì sốt bao nhiêu độ sẽ nguy hiểm và cần đi khám ngay?
Sốt ở người trưởng thành cũng rất nguy hiểm
Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy việc cần đến sự hỗ trợ từ các y bác sĩ là rất cần thiết:
-
Người bệnh sốt cao trên 38.5 độ và đã sử dụng thuốc hạ sốt nhưng không đỡ.
-
Sốt cao kéo dài tới 48 giờ nhưng không có tiến triển.
-
Đang có vấn đề với một số bệnh nền về tim, phổi.
-
Đau rát họng không rõ nguyên nhân hoặc ho nhiều.
-
Có dấu hiệu phát ban và các vết bầm tím trên cơ thể,...
Một điều không thể bỏ qua đó chính là các bạn nên chọn cho mình một địa chỉ khám chữa bệnh uy tín, chất lượng và chuyên nghiệp để có thể xác định và điều trị một cách hiệu quả nhất tình hình sức khỏe của gia đình bạn. Bệnh viện MEDLATEC là một trong những bệnh viện uy tín hàng đầu Việt Nam hiện nay. Bệnh viện MEDLATEC đã được thành lập và phát triển qua 24 năm kinh nghiệm trong giới y khoa với đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp, tận tâm và cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật hiện đại. Khách hàng có thể liên hệ đặt lịch khám trước qua tổng đài 1900 56 56 56 nhằm tiết kiệm thời gian không phải chờ đợi quá lâu khi khám bệnh.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!